Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2010

019 - Cách chữa 5 loại bệnh tiểu đường

Thưa Thầy!

Cô của con bị bênh tiểu đường 7-8 năm nay. Nguyên nhân là do lúc trước Cô ăn đường rất nhiều như là Kẹo Cà, Chè. Dạo này Cô của con có triệu chứng là hai đầu gối đau nhức dữ dội. Ngồi
xuống là đứng dậy không được, phải níu phải vịn vào 1 cái gì đó mới đứng dậy được. Cô con đang uống thuốc Tây loại gì đó con không biết tên!

Còn nhờ Thầy chỉ dạy cho con cách chữa bệnh này. Con có đọc va xem qua 1 số bài viết và video nhưng con không có khả năng tổng hợp và phải nên làm gì trong trường hợp này. Cô của con nên ăn những gì? không nên ăn những gì? tập thể dục khí công thì tập những động tác nào? và nên sử dụng loại thuốc Đông Tây Y nào?

Mong Thầy phúc đáp cho con. Con cám ơn Thầy.


1-Bệnh tiểu đường không phải chỉ do ăn nhiều đường ở hiện tại hay qúa khứ. Theo tây y có 2 loại.

Loại 1 do insulin, loại 2 không do insulin.

Cách lý luận theo đông y, chất ngọt vào tỳ, và trong tỳ có chức năng điều hòa chất đường là sản xuất ra insulin tương xứng để hóa giải.

Chúng ta đặt câu hỏi, giả sử chức năng sản xuất insulin mỗi ngày chỉ hóa giải được 50g đường, nếu ăn nhiều hơn, số đường còn dư, tỳ không nạp đường, lúc đó đường sẽ ở trong máu, nên khi thử máu thấy độ đường cao, nếu cơ thể vận động nhiều, các cơ bắp cần đường nhiều hơn, chức năng tỳ cảm thấy đói thèm ăn nhiều hơn và sẽ sản xuất thêm insulin để hóa giải làm cân bằng chất ngọt. Chúng ta thấy những người lao động nặng như phu khuân vác, người đạp xích lô, cơ bắp cần đường nhiều hơn nên mặc dù họ ăn đường nhiều hơn người khác mà vẫn không bị bệnh tiểu đường.

Vậy chỉ có 3 lý do làm đường trong máu cao :

a-Ăn nhiều đường so với chức năng tỳ sản xuất insulin.

b-Chức năng tỳ hư không sản xuất đủ insulin.

c-Lười vận động thể dục thể thao b, nên cơ bắp không tiêu thụ đường

Hai yếu tố a và c tự bệnh nhân có thể điều chỉnh được, còn yếu tố b là bệnh tỳ hư, phải bổ mẹ ở kinh tiểu trường và tam tiêu.

Loại 2 không do insulin, tức là không phải do tỳ, vì tỳ vẫn sản xuất insulin bình thường, mà đường dư vẫn có trong máu. Nhưng theo ngũ hành tạng phủ, do nguyên nhân khác ở các tạng khác, có 5 loại tiểu đường, loại do tỳ, do phế, do thận, do gan, do tâm... đều có ảnh hưởng đến độ đường trong máu.

Lấy một thí dụ cho dễ hiểu, như trong 1 tô canh, nếu chúng ta nếm thấy ngọt qúa theo tỷ lệ 10% đường trong dung dịch, chúng ta muốn chữa cho bớt ngọt, chúng ta phải làm gì cho bớt ngọt. Nếu vắt thêm chanh thì sai, vì nó chỉ đánh lừa vị giác, nên thử dung dịch đường vẫn là 10%, chỉ có thêm nước thì dung dịch sẽ loãng ra thành 5%, tô canh sẽ không bị ngọt nữa, ngược lại nấu cho cạn thêm thì dung dịch đậm đặc độ đường sẽ tăng cao thành 15% chẳng hạn...

Trong cơ thể ở đây cũng vậy, việc đun cạn thêm tô canh là tăng hỏa của tim, hoặc thận không có đủ nước làm loãng đường trong máu. Chỉ hai yếu tố này là tâm hỏa thực, thận thủy hư, chúng ta biết đó là nguyên nhân không hóa giải được chất đường trong máu không phải chỉ do insulin của tỳ, mà do tâm hỏa dư thuộc thực chứng, hoặc do thận thủy thiếu thuộc hư chứng. Nếu tìm thêm nguyên nhân sẽ có tiểu đường loại 3, 4, 5 nữa, thì theo lý luận ngũ hành tạng phủ, phồi là phế kim hư không sinh ra thận thủy nên không đủ nước làm loãng đường trong máu, nên tây y khuyên uống nhiều nước làm loãng máu và lọc máu, có nhiều nước sẽ hóa giải được nhiệt của tâm hỏa, giúp tỳ vị không bị nhiệt biến thức ăn lên men thành đường, chức năng gan theo đông y có hai nhiệm vụ chuyển hóa ngũ hành, một là nuôi con là tâm hỏa, nhưng nếu tâm hỏa thực vì đã dư thừa, nó sẽ truyền kinh theo vòng khắc làm thổ bớt hỏa thành hàn, lúc đó tâm hỏa thực phải cứu con là tỳ vị khỏi bị hàn phải đưa tâm hỏa nuôi con, nên tâm hỏa sẽ bớt hỏa trở lại bình thường, giống như bớt lửa để nồi canh không bị cạn nước làm tăng độ ngọt.

Tóm lại theo khí công, hai yếu tố chính là âm-dương hay khí huyết điều chỉnh hàn-nhiệt không đều bởi thiếu sinh hóa (vận động) và chuyển hóa làm trung hòa cân bằng các chất cần thiết trong cơ thể được hòa hợp.

2-Cách chữa :

Chúng ta sẽ điều chỉnh hai nguyên nhân này bằng ăn uống và tập luyện khí công :

a-Ăn : Không ăn những chất khô, nóng, cay làm tăng hỏa. Không ăn những chất qúa hàn lạnh làm thận không chuyển hóa.

Mua ở tiệm thuốc bắc 50g Hạnh Nhân Nam + 50g Hạnh Nhân Bắc, dùng máy xay cà phê xay nhuyễn, nấu với 2 chén nước, cạn còn 1 chén sệt như nước sữa, uống hết trong ngày, uống trong 1 tuần rồi đo đường lại sẽ thấy xuống, bất cứ do loại nào trong 5 loại 1,2,3,4,5 (tâm, can, tỳ, phế, thận)

b-Tập khí công :

Khí : Áp huyết thấp phải làm cho áp huyết tăng lên, áp huyết cao phải làm cho hạ, đúng ở mức 120-130/80-90mmHg mạch 70-80.

Áp huyết thấp tập bài Đứng hát kéo gối lên ngực
http://video.yahoo.com/watch/6648789/17269834

Áp huyết cao tập Bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng: http://video.yahoo.com/watch/4588205/12281756

Vỗ tay 4 Nhịp 200 lần, tăng cường Phế khí, Kéo Ép Gối Thỏ Ra Làm Mền Bụng 200 lần, Cúi Ngửa 4 Nhịp, Vặn Mình 4 Nhịp 20 lần, giúp tạng phủ tâm, can, tỳ, vị, thận chuyển hóa. làm hạ áp huyết, hạ thân nhiệt, mạnh gan thận.

Nếu tập tất cả các bài thể dục khí công y đạo đều đặn mỗi ngày trong 2-3 năm, tất cả các bệnh của ngũ tạng lục phủ đều khỏe mạnh, sinh hóa và chuyển hóa tốt, giúp cơ thể không bị bệnh tật. Xin xem trong link này :

http://groups.google.com/group/forumkhicongydao/web/danh-sch-cc-videos-bi-ging?hl=vi

Thân

doducngoc