Thứ Tư, 25 tháng 8, 2010

247 - Hỏi cách thở Mệnh Môn đúng hay sai, đầu choáng váng ê ẩm, từ bụng đến họng lưỡi nóng như lửa, tự dưng són đái, áp huyết thấp hơn sau khi ăn.

Kinh Thầy.

a-Con có vài thắc mắc xin Thầy giúp, mấy hôm nay con xem video Thầy dạy nên con cũng bắt chước tập để tay dưới rốn đưa 2 chân lên (Nạp Khí Trung Tiêu), và tập thở Mệnh Môn, Kéo Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng, nhưng không lâu tập xong con ra mồ hôi, khi thở Mệnh Môn thì chỉ 1 - 2 phút thì con đã ngủ, chỉ thấy nóng đến giữa lưng.

b-Riêng hôm nay khi đặt tay phía dưới rốn và ý ở Mệnh Môn thi toàn thân nóng và giống như có điện trong người rất mạnh con có cảm giác như muốn đứt mạch máu, thật ra lúc đó vì con cảm nhận được giòng điện chỉ đi đến ngang mũi mà không cách nào lên được tới định đầu, mấy hôm đầu thì con không tập được vị đầu óc không tập trung, thêm vào đó lúc nhắm mắt được 1 chút thì con choáng váng, như vậy có phải còn tập sai hay không? xin Thầy chỉ dạy thêm cho con.

c-Thêm 1 điều nữa con xin Thầy giúp con vì dạo này con bị khủng hoảng vì sợ bị tiểu đường vì thời gian gần đây trong người con thấy mau mệt, trên đỉnh đầu lúc nào cũng thấy ê ẩm, trong người thấy nóng nhất là từ bụng đến cổ họng, lưỡi và cổ cảm thấy nóng và rát, con ăn vào từ xương ức và Trung Quản thấy đau.

d-Có khi đang đứng tự dưng nước tiểu chảy ra không cầm được, bác sĩ nói con bị viêm đường tiểu và cho trụ sinh, con thấy kỳ quá vì con đau bụng bao từ mà bác sĩ không cho thuốc, con đi tiểu không đau gì cả, nước tiểu trắng.

e-Con đo huyết áp trước khi ăn 112/72 mạch 66 tay trải, tay phải 112/70 mach 65 sau khi ăn tay trái 106/67mach 80, tay phải 100/64 mach 76, bụng con nóng làm như lửa đốt, xin Thầy giúp con cách chữa, con tạ ơn thầy.

Con đợi email trả lời của thầy. Cầu chúc Thầy luôn mạnh khỏe để tiếp tục chỉ dạy chúng con.

A-Nguyên nhân :

a-Tập sai thứ tự, trước khi tập để chữa bệnh, cần phải đo áp huyết xem âm dương khí huyết là hư hay thực, hàn hay nhiệt, rồi mới chọn bài tập, giống như chọn vị thuốc đúng mà cơ thể cần để điều chỉnh lại cho âm dương khí huyết được quân bình.

Kết qủa đo áp huyết, số đầu là khí thuộc khí hư, còn huyết thiếu là âm hư, mạnh thuộc hàn, người cảm thấy nóng, nhưng cần phải đo nhiệt kế ở lưỡi, ở nách, thấy bình thường không bị nhiệt, thì đông y có câu : âm hư nội nhiệt, dương hư ngoại hàn.

Áp huyết sau khi ăn bị thấp do ăn thức ăn không có chất bổ máu, ăn nhiều chất hàn, vì tưởng mình bị nhiệt. Có một y án của các bậc tiền bối viết :

Một bệnh nhân ho thổ huyết, cơ thể nóng hừng hực, mời thầy thuốc thứ nhất đến nhà, bắt mạch cho thuốc. Thầy chẩn đoán bệnh thuộc nhiệt, thầy cho uống thuốc mát, uống xong, bệnh nhân thổ huyết nhiều hơn. Thầy thuốc mời thêm thầy thuốc thứ hai, cũng chẩn đoán cơ thể nhiệt, hỏi thầy thứ nhất, ông cho thuốc mát liều lượng bao nhiêu, rồi thầy thứ hai bảo đúng là phải cho vị này, nhưng liều lượng chưa đủ, phải tăng thêm, bệnh nhân uống xong, ho thổ huyết nhiều hơn nữa. Hai thầy lại mời thêm thầy thứ ba cùng hội chẩn và tăng liều thuốc mát, bệnh nhân uống xong ho ra máu nhiều hơn hai lần trước, cơ thể suy nhược mất sức trầm trọng, ba thầy bó tay hết cách chữa. Một ông nhà bên cạnh đang học nghề y, theo dõi bệnh tình, mới khám phá ra 3 thầy chữa sai, ông sang nhà bệnh nhân đề nghị với 3 thầy thuốc, cách chữa là phải tăng nhiệt chứ không tăng hàn, vì đây là bệnh hư hàn giả nhiệt, thầy thuốc thứ tư dùng quế tâm mài với nước cho uống, bệnh nhân hết ho thổ huyết, lại còn khen thuốc mát qúa, cơ thể thấy khỏe rồi.

Bệnh hư hàn giả nhiệt, hư nhiệt giả hàn, ngày xưa các thầy thuốc không kinh nghiệm rất khó định bệnh, nhưng ngày nay nhờ máy đo áp huyết thấy rõ, mạch dưới 70 là mạch trì, theo đông y bắt mạch là hàn, tại sao bệnh nhân lại cảm thấy nóng như lửa đốt. Đó là hư hàn giả nhiệt, tại sao lại giả nhiệt, vì cực âm sinh dương. Chúng ta có thể thử nghiệm, bước vào một phòng đông lạnh, cơ thể muốn chống lạnh phải tăng thân nhiệt khiến người nóng dần mới chịu nổi cái lạnh, nếu tiếp tục ở trong phòng đông lạnh nữa thì lại cực dương sinh âm, cơ thể lạnh dần, máu đông lại thì chết. Vì thế muốn định bệnh phải theo nguyên lý âm dương mới biết tình trạng bệnh rõ ràng.

b-Tập thở Mệnh Môn dùng để chuyển âm ra dương, cơ thể không đủ âm lấy gì mà chuyển, để dương khí chạy một mình đã là sai, một lỗi lầm nữa, ý chỉ tập trung ở Mệnh Môn làm sao biết dòng điện chỉ ở ngang mũi, đó là ý đã chuyển lên mũi. Tập trụ ý ở Mệnh Môn giống như đang sạc bình điện, mà vừa sạc vừa nối dây ra để xài điện thì bình điện làm sao mà đầy.

c-Tại sao sợ có bệnh tiểu đường mà không đo thử đường cho chắc chắn có đường hay không, mà sợ hão huyền. Cơ thể thiếu đường làm áp huyết tụt, đường trong gan thiếu nên mau mệt, gan thiếu máu thiếu đường, gọi là âm hư nội nhiệt, chức năng gan hư không giúp gì cho chức năng tỳ vị hấp thụ và chuyển hóa thức ăn, thay vì phải ăn chất tăng máu, tăng nhiệt giúp bao tử làm việc, lại ăn những chất mát hàn lạnh làm bao tử không đủ nhiệt lượng làm việc nên thức ăn ứ đọng chặn nghẹn từ xương ức đến Trung Quản, vì thức ăn chứa trong bao tử không chuyển hóa bị lên men tại chỗ tăng nồng độ trong bao tử hóa nhiệt, nên bụng nóng như lửa đốt. Vậy bài thuốc Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần tập sau bữa ăn sao không đem ra áp dụng.

B- Cách điều chỉnh Tinh-Khí-Thần :

Tinh :

a-Không ăn chua, hàn lạnh làm mất máu là mất âm khiến âm hư nội nhiệt. Không ăn thức ăn hàn lạnh làm mạch chạy chậm. Ăn những chất tạo máu như củ dền, rau dền, lẩu đồ biển, hải sâm, phở, bún bò huế, cari..

b-Đề nghị bác sĩ chích thuốc bổ máu B12 và vào nước biển đề tăng âm, hay uống thuốc bổ máu sirop Đương Quy Tửu. Đo áp huyết và đo đường thường xuyên, khi áp huyết lên đủ tiêu chuẩn thì ngưng, chứ không phải dùng suốt đời. Cơ thể cần quân bình âm dương chứ không để tình trạng lại khiến cho cực âm sinh dương, hay cực dương sinh âm là hai thái cực mất quân bình âm dương gây nên bệnh tật.

Khí :

a-Tập toàn bài khí công theo DVD hướng dẫn.

b-Tập Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 200 lần làm tăng áp huyết, tăng âm, tăng hồng cầu, thân nhiệt, rồi tập tiếp bài Cúi Ngửa 4 Nhịp 20 lần giúp đưa máu lên đầu nuôi não để làm mạnh chức năng thần kinh hưng phấn.

c-Tập bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần rồi tập tiếp bài Kép Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần, giúp thông khí huyết toàn thân, tống thức ăn cũ còn ứ đọng trong bao tử ra ngoài, tăng tính hấp thụ và chuyển hóa thức ăn thành chất bổ máu nuôi cơ thể.

Thần :

Trước khi đi ngủ 30 phút, nằm tập thở từ ở Đan Điền Thần xuống Đan Điền Tinh, giúp tâm-thận giao hòa, điều chỉnh âm dương.

Thân

doducngoc

Tài liệu đính kèm :

Những bệnh có thể uống được thuốc bổ máu Đương Quy Tửu (Tankwe gin)

Những bài tập động công trong lớp :

http://ca.video.yahoo.com/watch/4688300/12529458

Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực

http://video.yahoo.com/watch/7399253/19354500

Cúi Ngửa 4 Nhịp

http://video.yahoo.com/watch/7399166/19354270

Nạp Khí Trung Tiêu/Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng :

http://video.yahoo.com/watch/5178353/13693273

Bài tập Tĩnh Công (Nạp Khí Trung Tiêu, Đan Điền Tinh, Đan Điền Thần)

http://video.yahoo.com/watch/2357827/7375210

Bài 121: Vị trí, công dụng, cách tập thở các loại Đan Điền