Thứ Tư, 15 tháng 9, 2010

266 - Hỏi cách chữa bệnh Parkinson

Kính chào thầy,

Mẹ cháu năm nay 70 tuổi, bị các bệnh tiểu đường và cao huyết áp đã 10 năm nay. Đường huyết vẫn ổn do được dùng thuốc tiểu đường và kết hợp ăn kiêng với chế độ ăn cho người tiểu đường. Tuy nhiên từ cuối năm 2009, đường huyết có lên cao, sau đó cũng đã được điều chỉnh thuốc và hiện nay đường đã ổn định.

Tháng 6/2009 do bị run tay, BS BV Chợ Rẫy và Lão khoa TW (ở VN) chẩn đoán bị Parkinson và cho uống thuốc Maldopa và Mydocam, tuy nhiên không đáp ứng tốt với thuốc bệnh run không đỡ và ngày càng nặng. Đến tháng 5/2010, việc đi lại rất khó khăn, khi đi 2 chân cứ ríu vào nhau, người cứ lao ra đằng trước do đó rất dễ bị ngã, gia đình phải cử người dìu đi mới đi lại được.

Hôm nay cháu lên mạng tìm kiếm thông tin liên quan đến bệnh của mẹ cháu, có thấy bài viết của thầy về bệnh Parkinson và các biến chứng gây nên khó khăn trong đi lại. Cháu viết email này kính mong thầy giúp đỡ gia đình có bài thuốc hoặc khám cho mẹ cháu với.

Xin chân thành cảm ơn thầy.

A-Cách Khám Bệnh :

Theo cách khám bệnh của môn Khí Công Y Đạo là môn học chữa bệnh mới nhất trên thế giới, dùng máy đo áp huyết đo ở 2 tay trước và sau khi ăn 30 phút, sẽ tìm ra được nguyên nhân của mọi bệnh. Cách chữa là chữa vào gốc bệnh gây ra nguyên nhân ấy, chứ không chữa ngọn là biến chứng tạo ra những dấu hiệu bệnh. Còn lý thuyết đông y cổ đại, suy luận từ các dấu hiệu bệnh để quy về kinh mạch, ngũ hành tạng phủ, cũng để tìm gốc bệnh, cách này phải học mất 10 năm mới có kinh nghiệm lý luận bệnh.

Cuối cùng nguyên nhân gây bệnh điều do khí hay huyết hư hay thực, hàn hay nhiệt đã gây ra biến chứng thành bệnh mà bệnh nhân đang có. Ngày nay chúng ta biết được một cách dễ dàng bằng cách khám bệnh bằng máy đo áp huyết, và theo tiêu chuẩn áp huyết của khí công dưới đây sẽ biết được áp huyết cao hơn tiêu chuẩn là bệnh thực chứng do khí huyết dư thừa, bệnh thuộc hư chứng do khí huyết thiếu do kết qủa số đo thứ nhất gọi là tâm thu, còn hàn hay nhiệt do kết qủa của nhịp mạch tim đập dưới 70 cơ thể lạnh, trên 80 cơ thể nhiệt, bệnh nặng nguy hiểm hay khó chữa thì có dấu hiệu hàn giả nhiệt, nhiệt giả hàn, như mạch 120 theo đông y là nhiệt, nhưng người lạnh chân tay lạnh, hoặc dưới 60 là hàn, nhưng chân tay, và người nóng, nếu không biết định bệnh và chữa đúng cách sẽ làm chết người trong trường hợp hàn giả nhiệt, nhiệt gỉa hàn hay hư giả thực, thực giả hư như thiếu máu mà áp huyết cao, dư máu mà áp huyết thấp...:

Dưới đây là tiêu chuẩn áp huyết của khí công :

90-95 (1 tuổi đến 5 tuổi) mạch nhanh không chính xác.

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.(6 tuổi-12 tuổi)

100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi-17 tuổi)

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Do đó bệnh Parkinson cũng không ngoại lệ, cần phải đo áp huyết ở hai tay xem tay nào hư, tay nào thực. Để ý xem tay áp huyết cao bị run hay áp huyết thấp bị run. Nếu do tay áp huyết cao bị run là do bệnh cao áp huyết,. Nếu tay run ở bên áp huyết thấp là do thiếu khí huyết của người già nên bị run.

Ở hai chân cũng vậy, theo tiêu chuẩn áp huyết đo ở cổ chân trong trên mắt cá, đúng tiêu chuẩn so với tuổi thì áp huyết huyết ở chân hơn ở tay 10mmHg. Khi đo sẽ thấy kết qủa xem chân bị run là áp huyết cao hay thấp.

Từ đó chữa vào nguyên nhân gốc bệnh, áp huyết thấp thì cần bổ thêm máu để làm tăng áp huyết, áp huyết cao cz62n phải châm nặn máu ở 10 đầu ngón tay ngón chân rồi nặn máy cho khí huyết lưu thông.

Trường hợp của mẹ cháu có dấu hiệu : ríu chân, hay ngả người về phía trước, hai chân cứng cứ bám chặt xuống đất.

B-Định Bệnh :

Tất cả những dấu hiệu trên là do áp huyết cao, thần kinh bộ đầu bị chạm mát không điều khiển liên lạc được với chân, cần phải làm hạ áp huyết ở đầu, ở hai tay và ở hai chân.

C-Cách điều chỉnh Tinh-Khí-Thần :

Tinh :

1-Hai loại thuốc trên chữa bệnh Parkinson do áp huyết cao, tổn thương dây thần kinh dưới đồi, nó sẽ làm cho áp huyết thấp, lạm dụng nó sẽ có những phản ứng phụ như các báo cáo của tây y được ghi nhận như :

Một số người sử dụng thuốc đã báo cáo các phản ứng sau đây: cơ bắp yếu, nhức đầu, hạ huyết áp động mạch, buồn nôn, nôn mửa, khó tiêu da. phản ứng dị ứng: da phát ban, nổi mề đay, phù, sốc phản vệ. Các tác dụng phụ và các phản ứng liệt kê ở trên có thể không bao gồm tất cả các hiệu ứng được báo cáo bởi thuốc của nhà sản xuất này

Nếu mẹ cháu đã có những dấu hiệu phản ứng phụ như vậy cần phải trao đổi với bác sĩ để ngưng .

Như vậy theo cách chữa của tây y là chữa ngọn, chứ chưa chữa vào gốc bệnh là cần làm sao cho khí huyết lưu thông đầy đủ, không bị cao hay thấp áp huyết, và chỉnh thần kinh bộ đầu liên lạc xuống chân để điều chỉnh khí huyết đi xuống chân được đúng đủ.

2-Nếu cao áp huyết thì không được ăn những chất làm tăng áp huyết như cay, nóng, ngọt. Chất cay như cà ri, gừng, ớt, hành, tiêu,...chất nóng như cà phê, nhãn, xoài, sầu riêng, coca....chất ngọt như chè, đường, mật ong...

3-Cần ăn những chất dễ tiêu, áp huyết rối loạn khi cao khi thấp, nên ăn súp đậu trắng với tỏi. Nấu 100g đậu thận trắng (có chấm đen ở giữa, thường dùng để nấu chè) và 100g tép tỏi còn vỏ, nấu chung với 2 lít nước, cạn còn 1 lít, nấu xong vớt vỏ tỏi bỏ đi, tất cả bỏ vào máy xay sinh tố xay thành bột lỏng, chia làm 2 lần ăn trong ngày, mỗi tuần dùng 3 lần, đo áp huyết thấy ổn định đúng tiêu chuẩn thì ngưng.

Khí :

1-Day huyệt Hà Đồ Lạc Thư để thông khí huyết lên nuôi não và làm thông máu não.

2-Nếu áp huyết còn cao, việc đầu tiên phải giải tỏa áp lực sọ não phòng ngừa xuất huyết não, bằng cách châm nặn máu huyệt Chí Âm ở hai bên chân để thông máu não, và châm đủ 5 ngón chân ở Tĩnh huyệt (góc móng chân) và Thập tuyên (đầu ngón chân) vừa làm hạ áp huyết vừa thông 6 đường kinh chân cho bệnh nhân có cảm giác đi đứng mới dễ dàng.

3-Đưa máu xuống chân làm mạnh chân bằng cách nắn bóp đường kinh tỳ gan thận dọc xương ống chân trong, từ sát đầu gối xuống mắt cá chân trong, trong khi nắn bóp để ý khi khí huyết xuống chân thì các đầu ngón chân nhúc nhích và bàn chân từ từ ngửa lên, để khi đi, khỏi bị vấp té hay bàn chân bị lết, làm cả hai bên chân, có kết qủa giống nhau.

4-Đưa khí xuống chân làm mạnh chân bằng cách nắn bóp đường kinh vị từ đầu gối sát xương ống quyển, tên kinh Vị nhưng có 3 chức năng ờ 3 đoạn, đoạn sát đầu gối làm mạnh bao tử, đoạn giữa làm mạnh đại trường, đoạn dưới mạnh tiểu trường, 3 cơ quan này làm tăng khí lực xuống chân, các ngón chân cũng nhúc nhích và bàn chân ngửa lên.

5-Thông thần kinh não bằng cách nắn bóp xương ống chân trong và ngoài thêm một lần nữa ở một chân, để kích thích thần kinh bộ não, xem thần kinh não còn bị tắc liệt hay không, nếu thần kinh não được thông, có nghĩa chúng ta gửi một tín hiệu giao cảm lên não, chức năng não còn tốt sẽ nhân được, rồi tạo phản ứng phản xạ làm ngón chân và bàn chân bên kia nhúc nhích. Làm ngược lại, nắn bóp chân bên đây mà chân bên kia nhúc nhích giống nhau, là thần kinh não còn tốt.

6-Kích thích mạnh thần kinh phản xạ giúp chân cử động bằng cách dùng hai ngón tay bóp xoay ngón chân út mạnh, tạo liều thuốc phản xạ mạnh, khiến bệnh nhân đau kêu a lên và giựt chân co lên không cho làm để tránh đau. Bóp xoay ngón chân bên đây, thì bệnh nhân co giựt đầu gối lên, bóp xoau ngón chân bên kia bệnh nhân cũng co giựt đầu gối lên. Như vậy là hai chân bệnh nhân đã có lực, có thể đi được.

7-Nằm tập Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 50-100 lần, làm hạ đường và hạ áp huyết, giúp thông khí huyết toàn thân, thông khí huyết xuống chân và làm mềm đầu gối. Tập sau mỗi bữa ăn 30 phút để kích thích tiêu hóa, và tập trước khi tập đi.

8-Tập đứng co một chân, mỗi chân đứng lâu 1 phút để làm mạnh chân. Tập nhiều lần.

9-Tập đi bằng cách cho dùng Marchette, hai tay vịn vào marchette, mình hô ra lệnh : Nhấc chân, bước ! Nhớ rằng bệnh nhân sẽ không bước được khi hai chân chạm đất, giống như chạm điện thần kinh, cần phải tách rời hai chân ra bằng cách kêu nhấc chân lên cao rồi mới bước, rồi cứ tiếp tục bảo bệnh nhân đếm bước 1,2,3,4,5,6... cứ thế tập đi hoài, từ từ nói bệnh nhân mỗi bước đi dài ra, để hai chân không bao giờ trùng trên một đường thẳng thì sẽ thành công.

10-Khi chân đã vững mạnh, không cần đến Marchette, chỉ cần đứng dậm chân bước tại chỗ như những người lính, vừa dậm chân vừa hát one, two, three...giúp thần kinh tỉnh táo, chân vững mạnh, đầu gối mềm, sẽ đi đứng nhẹ nhàng.

Bấm huyệt mỗi ngày 2-3 lần, tập luyện nhiều lần...

Thần :

Trước khi đi ngủ 30 phút, nằm tập thở ở Đan Điền Tinh.

Thân

doducngoc