Thứ Năm, 2 tháng 9, 2010

KN030 - Đau cườm tay, tây y hẹn ngày mổ. Theo khí công, chữa gốc, bệnh ở ngọn tự khỏi. Theo tây y chữa ngọn, không chữa gốc bệnh đau cườm tay vẫn còn sau khi mổ.

Một nữ bệnh nhâ 60 tuổi khai đau cổ tay phải, đã chụp hình, bác sĩ hẹn mổ.

A-Khám Bệnh :

Đo áp huyết tay trái 110/80mmHg mạch 62, tay phải 105/79mmHg mạch 63. Đo đường trong máu 6.5mmol/l. Chân lưng yếu, cánh tay và cổ tay đau, không có lực để nâng tay hay nắm bàn tay.

B-Định Bệnh :

So với tiêu chuẩn áp huyết của khí công :

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)

100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Ở tuổi 60 áp huyết thấp chỉ đủ nuôi một cơ thể thiếu niên, giống như một cây cao to, tưới không đủ nước, không nuôi được đến những cành cây, nên cành cây khô héo sẽ dòn dễ gẫy, giống như ở cườm tay, khí huyết không đi đến cổ tay và ra đầu ngón tay. Bệnh nhân cho biết đau cườm tay và tê lạnh 5 đầu ngón tay. Như vậy gốc bệnh là do áp huyết thấp, cơ thể không đủ máu và đủ khí lực đẩy máu tuần hoàn, đó là nguyên nhân gốc bệnh làm đau tay chân và các khớp chân tay.

C-Điều chỉnh Tinh-Khí-Thần :

Tinh :

Cơ thể thiếu máu, cần phải uống thuốc bổ máu Acti-B12 của tây y hay sirop bổ máu đông y Đương Quy Tửu. Thuốc uống đều mỗi ngày cho đến khi áp huyết lên đủ tiêu chuẩn 130, nếu áp huyết thiếu lâu dài là nguyên nhân sinh ra nhiều bệnh như mất trí nhớ, rụng tóc, buồn ngủ, đau nhức đầu cổ gáy vai lưng chân tay, và ung thư nội tạng.

Khí :

Tập 4 bài tập tại chỗ :

1-Tập bài Nắm Mở bàn tay theo hơi thở vào-ra 10 lần mỗi bên tay.

2-Tập bài Quay Vặn Khớp Vai 10 lần, thông khí huyết ở vai và cườm tay.

3-Vỗ Tay 4 Nhịp 10 phút, cho tâm phế mạnh, tăng lực đẩy khí huyết tuần hoàn ra các đầu ngón tay.

4-Cúi Ngửa 4 Nhịp 20 lần để đưa máu lên nuôi não.

Tập xong kiểm chứng lại :

Bảo bệnh nhân cử động xoay, lắc cườm tay bằng mọi cách để tìm ra đưọc điểm đau, sẽ châm bằng kim thử tiểu đường để nặn máu, nhưng bệnh nhân cử động cườm tay mà tìm không ra điểm đau nào.

Bệnh nhân hỏi : Như vậy tôi có cần phải đi mổ nữa không ?

Tôi hỏi lại : Mục đích mổ cườm tay để làm gì ?

-Vì đau cườm tay, bác sĩ chụp hình thấy những ống gân máu bị kẹt.

-Trong lúc bà tập khí công cho tới bây giờ bà có cảm giác đau không ?

-Không.

-Điều đó chứng tỏ khí huyết không đủ thông ra cổ tay, nên gân cơ cổ tay không được máu đến nuôi dưỡng, khi bà tập khí công máu đã ra đến ngón tay, nên bà hết đau. Đó là bà đang chữa gốc bệnh. Còn nều bà mổ, mà bà không tập, thì cái đau vẫn còn nguyên.

Trường hợp cần thiết phải mổ khi cổ tay bàn tay và các ngón tay co cứng vì áp huyết cao, các ống gân máu bị tắc nghẽn không thông qua được những nơi tắc nghẹt, cảm giác đau căng tức.Trường hợp này khí công cũng chữa vào gốc làm hạ áp huyết, tức là làm hạ áp lực khí ở cổ tay, và châm những điểm đau cố định giải bế tắc máu tuần hoàn, sau đó chỉnh lại cách ăn uống và tập khí công thì cũng không cần phải chữa ngọn.

Thần

Trước khi đi ngủ 30 phút, nằm tập thở thiền ở Đan Điền Thần, giúp tăng khí huyết, tăng thân nhiệt và tăng hồng cầu, giúp an thần, ngủ ngon.