Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2011

377 - Làm sao để biết được chức năng tụy tạng không hấp thụ và chuyển hóa đường ?

Một nữ bệnh nhân đang dùng thuốc chữa bệnh tiểu đường mà lượng đường trong máu vẫn còn cao, người mệt mỏi, mất sức, ăn uống không tiêu, hay bị táo bón và tiêu chảy.

A-Cách khám bệnh bằng cách đo tiểu đường cùng một lúc trên 3 huyệt chức năng trước khi ăn:

1-Dùng kim thử đường châm ở ngón tay để thử đường trong máu như các y tá thường làm, trước khi ăn, kết qủa 9.2mmol/l.

2-Dùng kim chân ở huyệt Đại Đô bên chân trái thuộc chức năng hấp thụ và chuyển hóa đường của tụy tạng, kết quả 5.2mmol/l.

3-Dùng kim châm ở huyệt Đại Đôn bên chân phải thuộc chức năng lưu trữ đường trong gan, kết quả 6.6mol/l.

Kết luận : Chức năng hấp thụ và chuyển hóa đường của tụy tạng không làm việc, lười, vì ỷ lại đã có thuốc thay thế chức năng của lá mía, khiến lá mía không còn tự điều chỉnh hữu hiệu như bình thường.

B-Cách điều chỉnh lại chức năng tụy tạng bằng bài tập khí công :

Áp dụng bài tập Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng, tùy lượng đường cao hay thấp, tập từ 50 lần đến 200 lần.

Trường hợp bệnh nhân này sau khi tập 50 lần. Đo lại lượng đường ở 3 vị trí trên ngay sau khi tập, kết qủa :

1-Đường trong máu xuống 6.2mmol/l.

2-Đường trong tụy tạng lên 6.6mmol/l.

3-Đường trong gan giữ nguyên 6.6mmol/l

Kết luận :

Bệnh tiểu đường là do ăn uống mà lười không luyện tập nên chức năng tụy tạng không hấp thụ và chuyển hóa đường cất vào kho chứa trong gan. Trong khi đó cơ thể cần đường để nuôi cơ bắp, cơ tim, nuôi thịt. Nhưng hệ thống thần kinh của gan tỳ mất chức năng kiểm soát đưa đường nuôi cơ bắp và cơ tim, nên bắp thịt nhẽo, tim suy, làm mệt tim, do thiếu đường để duy trì đủ nồng độ máu trong gan để điều hòa men gan nên chức năng gan hư không nuôi mắt làm mắt mờ, chùng giãn gân.

Muốn cho lượng đường trong cơ thể được điều hòa, cần phải làm mạnh chức năng hấp thụ và chuyển hóa đường của cả 5 tạng tụy tạng (tỳ), gan, thận, tim. phổi, bằng bài tập Kéo Éo Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 50-200 lần.

Đã có một nữ bệnh nhân người ngoại quốc đến phòng mạch chữa bệnh tiểu đường cao, trước khi chữa, bà nói tới giờ tôi cần phải chích insulin, bà lấy ra một ống chích có chứa thuốc cho tôi xem. Tôi nói, khoan đã, để tôi đo đường trước khi chích, kết qủa là 18.8mmol/l.

Bà nói : Đấy ! Lượng đường của tôi cao lắm, nên tôi phải chích ngay.

Tôi bảo bà, trước khí chích, bà thử tập bài Kéo Ép Gối Thở ra Làm Mềm Bụng 200 lần xem kết qủa ra sao rồi chích sau cũng chưa muộn.

Bà tập xong 200 lần, tôi đo đường lại, lượng đường xuống còn 8.0mmol/l. Bà ngạc nhiên hỏi : như vậy tôi có phải chích nữa không.

Tôi trả lời , theo nguyên tắc, nếu sau khi ăn đường xuống 8.0 mmol/l thì tốt, còn chưa ăn đường 8.0 mmol/l thì mới chích. Bà trả lời tôi đã ăn được 2 giờ.

Về nhà bà tập luyện 4 lần trong ngày, lúc nào đường cũng ở mức tiêu chuẩn.

Như vậy bệnh tiểu đường là bệnh chỉ xẩy ra với những người lười vận động, còn những người lao động như phu xe, khuân vác làm việc đổ mồ hôi thì không bị dư đường dư mỡ và áp huyết cao, mập phì. Nên muốn tránh được những căn bệnh nan y này cần phải tập luyện cho cơ thể đốt cháy năng lượng dư thừa sẽ không bị áp huyết, tiểu đường, cao máu và bệnh bép phì.

Thân

doducngoc

Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng

http://video.yahoo.com/watch/7399268/19354562