Thứ Hai, 14 tháng 3, 2011

Câu hỏi 32 : Bệnh loét bao tử, suy nhược, mệt mỏi, khó thở, nhịp tim nhanh

KÍNH GỬI THẦY ĐỖ ĐỨC NGỌC

Cháu là L.Nh. năm nay cháu 18 tuổi. Cháu bị bệnh viêm loét dạ dày từ năm 14 tuổi, nên cơ thể suy nhược, mệt mỏi. Gần đây cháu hay lên cơn khó thở, đi khám tim mạch, hô hấp nhưng không bị gì nghiêm trọng, bs nói chỉ là tim đập nhanh ( 120 nhịp/phút) và kê đơn thuốc cho uống. Nhưng cháu không thấy đỡ ạ. Hơn nữa nhiều lúc cháu cảm thấy họng vướng 1 cục lớn, uống nuốt không bị sao. Cháu ko biết nguyên nhân khó thở là do đâu.

Trả lời :

Nguyên nhân do ăn những thức ăn hàn lạnh chua làm mất máu, mất hồng cầu, người lạnh, trong bao tử không đủ nhiệt 41 độ C để hầm nhừ lại thức ăn, lười thể dục chức năng bao tử không co bóp để chuyển hóa thức ăn nên thức ăn đọng lại ở bao tử lâu lên men làm loét bao tử và biến thành đàm đưa lên cuống họng vừa làm khó thờ, vừa khiến cơ thể suy nhược mệt mỏi vì cơ thể không chuyển hóa thức ăn thành máu nuôi dưỡng các tế bào.

Đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo :

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)

100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Dùng máy đo áp huyết đo ở 2 tay trước và sau khi ăn 30 phút, rồi so sánh với áp huyết tiêu chuẩn theo lứa tuổi ở trên sẽ thấy nguyên nhân thiếu máu, và thiếu khí. Theo lý thuyết đông y khí công, mạch đập nhanh hơn 80 là cơ thể nhiệt, trán nóng, mạch 120 là người đang bị sốt, nhưng ngược lại người lạnh, chân tay lạnh thì do cơ thể không đủ máu tuần hoàn nên tim phải đập nhanh để bơm máu chạy đi nuôi toàn thân, nếu cơ thể có đủ máu thì mạch tim sẽ đập chậm lại.

Điều chỉnh Tinh :

Cần uống thuốc bổ máu, ăn những thức ăn bổ máu như :

1-Sáng uống thuốc ống bổ máu B12 hay chích B12 hoặc uống B-Complex duy trì máu để cho chức năng thần kinh hoạt động.

2-Trước khi ăn cơm 30 phút, ngậm dưới lưỡi 20 viên Bổ Trung Ích Khí Hoàn (Bu Zhong Yi Qi wan) : Trị cơ thể suy nhược, khí hư huyết trắng, sa tử cung, trĩ, tỳ vị suy yếu hư hàn, thức ăn biến thành đàm.

3-Ăn những thức ăn bổ máu như thịt bò bít tết, rau dền củ dền đỏ, cà rốt, gừng, vỏ quế, táo tầu đỏ, ô mai khô mặn, Thịt bò xào với lá tỏi và mộc nhĩ, cháo long nhãn hạt sen, gan heo xào trứng gà và bó xôi, gan heo nấu với đậu nành, gan heo nấu nấm mèo đen, cháo gan...

5-Kiêng ăn những chất chua làm mất máu, phá máu, chất hàn lạnh như đậu xanh, khổ qua (mướp đắng), dưa chua, yaourt, đậu xanh, kem, nước đá...khiến cho tuần hoàn huyết chậm.

Điều chỉnh Khí :

1-Tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 100 lần trước bữa ăn, để kích thích chức năng tiêu hóa làm mau đói thèm ăn, rồi sau bữa ăn 30 phút tập lại bài này và bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần, giúp chuyển hóa thức ăn để thức ăn không bị chứa lâu trong bao tử nên không sợ bị loét bao tử, giúp làm tăng áp huyết và thân nhiệt làm tan đàm.

Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng :
http://www.youtube.com/watch?v=LYsdFolNWRM

Nạp khí trung tiêu :
http://www.youtube.com/watch?v=Bo2vj22WDug

2-Tập toàn bài thể dục khí công trong lớp dưới đây để tăng cường khí huyết, thông khí huyết, chỉnh nhịp tim, làm dễ thở, chống mệt mỏi, giúp cơ thể khỏe mạnh phòng chống bệnh tật.

Thần

Trước khi đi ngủ 30 phút nằm tập thở ở Đan Điền Thần để tăng tính hấp thụ và chuyển hóa thức ăn, tăng áp huyết, hồng cầu, thân nhiệt, giúp an thần ngủ ngon.

Thở Đan Điền Thần :
http://www.youtube.com/watch?v=PQshiUzamdI

Thân

doducngoc