Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2011

Câu hỏi 48 : Cách chữa các loại bệnh viêm gan A,B,C,D

Con chào thầy Ngọc.

Con đã học được rất nhiều cách chữa bệnh qua trang web của thầy, nhờ có bài thuốc của thầy con đã giúp con của con và con của các chị cùng công ty chữa khỏi bệnh đổ mồ hôi trộm.

Con cảm ơn thầy rất nhiều, hôm nay con viết thư này rất mong thầy chỉ cho con cách chữa bệnh viêm gan B, một loại bệnh mà ở Việt Nam tỉ lệ mắc bệnh rất cao và phần lớn những người mắc bệnh này rất khổ đặc biệt là khi đi thi tuyển vào các công ty nước ngoài dù kết quả thi có tôt nhưng nếu bị viêm gan B họ cũng sẽ không nhận vào. Con bị mắc bệnh này lâu năm rồi đã dùng nhiều loại thuốc nhưng không khỏi.

Con có đọc trên trang web của thầy có thấy nói về cách dùng 2 loại thuốc là Phan Tả Diệp và Ngũ Vị Tử kết hợp với tập kéo ép gối thở ra mềm bụng để chữa bệnh này. Con rất mừng, Thầy có thể chỉ cho con về liều lượng uống 2 loại thuốc trên được không thầy? mỗi ngày dùng liều lượng bao nhiêu? và dùng bao lâu thì thôi ah?

Ở chỗ con 2 loại thuốc trên không có thuốc viên, ở tiệm thuốc nhà thuốc họ chỉ bán theo gam.

Con cảm ơn thầy rất nhiều, con mong nhận được thư hồi âm của thầy sớm.

hoaithu.

Trả lời :

Xem cách chữa bằng thuốc trong bài này, nhưng cần kết hợp với tập khí công, áp dụng 2 bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần và bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần ngay sau mỗi bữa ăn 30 phút, sau bữa ăn nào cũng phải tập.

Nhưng lưu ý, có hai cách tập, tùy theo kết qủa của máy đo áp huyết :

Khi nào áp huyết cao thì tập bài Kéo Éo Gối trước, khi nào áp huyết thấp thì tập bài Nạp Khí Trung Tiêu trước.

Sau 3 tháng đi thử máu xem men gan xuống bình thường thì khỏi bệnh.

THUỐC TRỊ BỆNH GAN

Thuốc bổ Ngũ Vị Tử

Tên khoa học Schisandra ghinensis Baill., tiếng Anh là Chinese magnolia vine, tiếng Việt là Hạt Cơm Nắm.

Phân tích công dụng theo Tây y:

Có tác dụng trợ tim, an thần, kích thích hô hấp, điều hòa tuần hoàn huyết, giãn mạch ngoại biên, tăng độ thấm mao mạch sẽ làm giảm áp huyết, làm giảm clorid máu và độ kiềm dự trữ, tăng ít glycogen trong mô, nhưng làm giảm glycogen trong gan, giảm acid lactic trong mô, nhưng làm tăng trong gan, sẽ làm hạ đường trong máu.

Có tác dụng chống độc làm hại gan nhờ chất gomisin A và một lignan có tính kháng khuẩn làm ức chế tăng hoạt độ transaminase gan AST và ALT đẻ ức chế mô bệnh lý của gan trong trường hợp viêm gan.

Chất gomisin A trong ngũ vị tử bảo vệ màng tương của tế bào gan nhưng không làm ức chế sự chế tạo kháng thể, kích thích cytochrom P450 làm tăng tổng hợp protein trong gan, tăng hoạt động các tiểu thể gan để có khả năng giải độc cho cơ thể, chữa được loét bao tử, hen suyễn, dị ứng da và dị ứng loại bỏ những bộ phận cấy ghép.

Phân tích công dụng theo Đông y:

Ngũ Vị Tử có đủ năm vị, ngoài da có vị ngọt, chua, mặn, hạt có vị cay, đắng, mặn, nhưng chua và mặn nhiều hơn nên có tính thu liễm khí của phổi làm cho khỏi ho, thu liễm thận khí làm cho tinh kiên cố, làm ấm thận, sinh nước miếng chữa được bệnh khát khô họng, làm ấm phổi, tiêu tà nhiệt, chữa được suyễn, thông huyết mạch, bổ khí hòa trung tiêu, chữa tiêu chảy, nôn ói, đau bao tử, giải độc rượu, tiêu thực tích ứ đọng trong cơ thể, bổ tam tiêu.

Ở thượng tiêu làm bổ mạnh phổi, chữa được ho tức ngực, suyễn, cổ khô khát, mồ hôi trộm, sốt, tả lỵ lâu ngày.

Ở trung tiêu điều hòa bổ tỳ vị, ăn không tiêu, không hấp thụ, cơ thể suy nhược mệt mỏi.

Ở hạ tiêu làm bổ mạnh thận, chữa thận hư, liệt dương, di tinh, ù tai, đái dầm. Là một loại thuốc bổ mạnh, không nên uống nhiều làm tăng nhiệt gây táo bón.

Kinh nghiệm lâm sàng Trung Quốc, Ngũ Vị Tử dùng hồi phục sức khỏe bồi bổ sau cơn bệnh, và chữa bệnh lỵ, lậu, cảm lạnh, say sóng, viêm phế quản, hen suyễn.

Ngũ vị tử bột, dạng sống chữa ho, dạng sao chế chữa bổ, liều dùng 2-4g/ngày, mỗi ngày 3 lần, pha như trà, hoặc sắc nước uống, có công dụng chữa tỳ thận dương hư đi tiêu chảy, suy nhược cơ thể do thiếu khí, phổi yếu, thiếu máu, mất máu, hen suyễn của người già, hen phế quản, ngừa nhồi máu cơ tim, suy tim, tai biến mạch máu não, chóng mặt, ù tai, mất ngủ, hay quên.

Cấm kỵ :

Những người đang bị cảm sốt cao, phát ban, bị táo bón thực chứng, phân khô cứng thì không dùng được.

Thuốc tạo ấm cơ thể, chỉ tốt cho người bị tiêu chảy, người lạnh.

Có lợi cho những người lớn tuổi không có vấn đề táo bón tiêu chảy, dùng Ngũ Vị Tử dùng để bổ trí óc tăng cường và phục hồi trí nhớ, ngăn ngừa bệnh tim mạch, tiểu đường, uống liều 2-4g/ngày vào buổi tối.

Khi cơ thể tăng nhiệt, táo bón phải ngưng vì cơ thể đã dư thừa không cần bổ nữa.

Lọc máu và tẩy độc cơ thể bằng Trà PHAN TẢ DIỆP

Tên khoa học Cassia angustifolia Vahl. Tên tiếng Anh là Senna, tiếng Pháp là folioles de Séné.

Là một lá nhỏ mầu vàng nhạt, vân nâu, có chứa các chất anthranoid tự do, anthraglycosid, glucosenosid A,B, isorhamnetin, kaempferol, phytosterol, saponin, alcol myricic, pinitol, acid hữu cơ, polysaccharide..

Nó có tính khí hàn, vị ngọt đắng, không độc, vào kinh Đại trường dùng tả nhiệt, thông lợi đại tiểu tiện, giải nhiệt độc, thông thực tích đọng trệ trong ruột.

Có tác dụng kích thích tiêu hóa với liều dùng 1-2g/ngày

Có tác dụng nhuận trường với liều thấp 3-4g/ngày chữa táo bón, ăn không tiêu, tích trệ đầy bụng.

Có tác dụng gây xổ với liều 5-7g/ngày gây đau bụng tiêu chảy.

Dịch ngâm Phan Tả Diệp không ảnh hưởng đến bao tử và ruột non, chỉ làm tăng co bóp nhu động ruột già làm nát phân gây đau bụng tiêu chảy do chất gây xổ là sennosid A,B. Anthraglucosid được bài tiết qua nước tiểu và sữa, do đó người mẹ cho con bú mà dùng Phan Tả Diệp, con cũng bị tiêu chảy.

Có tác dụng kháng khuẩn Bacillus dysenteriae, streptococcus loại A, Enterococcus, bệnh nấm ngoài da.

Đối với những người bị bệnh gan như vàng da, xơ gan, áp xe gan, viêm gan Hepatitis A,B,C,E hay ung thư gan.. sẽ có dấu hiệu chán ăn và khi xét nghiệm chỉ số men gan SGOT và SGPT (serum glutamic oxaloacetic transaminase và serum glutamic pyruvic transaminase) tăng cao hơn bình thường gấp 2-5 lần làm tiêu hủy tế bào gan.

Dấu hiệu khỏi bệnh khi nào thử chỉ số men gan giảm. Tất cả các bệnh gan sau khi uống Phan Tả Diệp với liều cao 12g/lần, ngày uống 2 lần, bỏ Phan Tả Diệp vào 1 ly nước sôi ngâm 30 phút, hay nấu sôi cho thuốc thấm ra trở thành nâu hồng đậm, uống hết 1 lần một ly, vẫn ăn uống bình thường, khi đi cầu ra phân đen lỏng tiêu chảy, tiếp tục uống cho đến khi đi phân dễ dàng và phân không lỏng nát nữa mà trở lại phân dẻo, mầu vàng, thì ngưng. Khi đi thử men gan SOGT, SOPT giảm xuống bình thường thì khỏi bệnh.

Như vậy Phan Tả Diệp cũng còn có tác dụng lọc máu tẩy độc trong gan và tống độc xuống ruột gìa đẩy ra ngoài, các bệnh sốt do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng nhờ uống Phan Tả Diệp để tả nhiệt độc cũng làm lui cơn sốt.

Có tác dụng cầm máu với liều 1g/lần, ngày 3 lần sẽ làm tăng số lượng tiểu cầu, fibrinogen, rút ngắn thời gian đông máu.

Tây y có bán thuốc viên Phan Tả Diệp dưới tên Senna Laxatif.

Cấm kỵ:

Trường hợp táo bón do thắt cơ ruột viêm ruột gìa, đàn bà có thai, và những người thường có bệnh tiêu chảy không được dùng.

Chỉ dùng Phan Tả Diệp khi bụng đã ăn no mà không tiêu, khó đi cầu, nếu bụng trống rỗng mà uống Phan Tả Diệp sẽ vô ích, mà chỉ làm nhu động ruột co bóp khiến bị mót muốn đi cầu nhưng không có phân ra sẽ làm khó chịu.

Chúng ta, bình thường vào cuối tuần tối thứ sáu và tối thứ bảy, mỗi tối ngâm 4g Phan Tả Diệp vào 1 ly nước sôi trong 30 phút rồi uống như nước trà để nhuận trường xổ độc đi ra hết phân đen thối ứ đọng trong cơ thể khoảng 3-4 lần trong ngày, trước khi đi cầu, bụng hơi đau âm ỉ nhẹ chừng 1-2 phút làm buồn đi cầu, nó có tính chất lọc máu trong gan, tiêu hủy men gan làm hạ thấp chỉ số men gan SOGT, SOPT xuống bình thường tránh được bệnh về gan. Là một loại trà dùng để nhuận trường và xổ độc an toàn. Khi cơ thể hết độc, khi đi cầu, phân ra sền sệt mầu vàng, không bị tiêu chảy nữa thì ngưng.