Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

Câu hỏi 79 : Một trường hợp bị 2 bệnh ung thư .

Mẹ HL năm nay 71 tuổi, mẹ bị hai ung thư cùng một lúc, một là phổi, hai là ung thư bụng (gastric cancer), bác sĩ nói mẹ chỉ còn sống khoảng chừng 1 tuần, nhưng HL không có tuyệt vọng, vẫn tiếp tục nấu thuốc bắc và mua thuốc bắc cho mẹ HL uống đến bây giờ đã được 3 tuần, nhưng HL rất là lo, thấy mẹ có ngày khỏe, ngày yếu, không biết phải làm sao.

Sáng nay thấy mẹ đi tiểu hơi hẫng làm HL lo cho liver của mẹ lọc không thông, không biết cách đoán của HL có đúng không ?

Còn đại tiện của mẹ thì có ngày màu vàng, có ngày mầu đen, cũng có ngày mầu nâu, HL cũng biết bụng của mẹ bị lở loét, bị mất máu cho nên phân đổi mầu.

Đo áp huyết khi đói, tay trái 99/51mmHg mạch 81, tay phải 104/53mmHg mạch 82

Bây giờ HL bó tay rồi, nhờ thầy giúp giùm mẹ HL, HL biết cơ hội rất mong manh, nếu thầy có ở trong US thì thầy cứ gọi HL hay là email giùm lại cho HL, HL cám ơn thầy nhiều.

Thân

HL

Trả lời :

Thư này đến qúa trễ, nhưng nó cũng là bài học cho mọi người biết đến nguyên nhân của bệnh để phòng ngừa hậu qủa tương tự trở nên khó chữa. Hy vọng mẹ HL còn có dịp áp dụng được bài này.

Theo ngũ hành và biến chứng truyền kinh, bao tử bị bệnh trước, có hai loại bệnh là hư chứng hay thực chứng, đều do ảnh hưởng của mẹ nó là bệnh của tim mạch.

Nếu bệnh tim mạch, có áp huyết cao, cơ thể tăng nhiệt, nhiệt ở tâm truyền cho bao tử nên bao tử cũng bị nhiệt gây loét bao tử, lại bị nóng thêm do ăn uống nhiều chất cay nóng, không tiêu, sinh ợ hơi, thời gian chữa lâu không khỏi, khiến chức năng bao tử suy yếu trở thành bệnh hư mãn tính, lại trở thành hàn ăn không tiêu, chức năng bao tử hư không nuôi phổi.mà lại còn truyền bệnh cho con là phổi.bị bệnh, tế bào phổi không được nuôi dưỡng.

Bệnh truyền theo mẹ con từ bao tử sang phổi xẩy ra ở hai giai đọạn :

a-Giai đoạn bao tử thấp nhiệt làm phổi thiếu khí hụt hơi, không trao đổi oxy đủ, lúc đó tâm hỏa vượng khắc phế kim, làm phổi bị nóng, bệnh nhân có lúc cảm thấy nóng ngực, khó thở như suyễn, như vậy trong phổi bị khí thấp của bao tử và khí nhiệt của tâm truyền sang, khí của phổi không còn là khí táo (khô ráo) mà tích lũy khí thấp nhiệt (ẩm, nóng), nên mỗi khi ho, tạo thêm vết nứt chảy máu, nên ho ra đàm thấp nhiệt có lẫn sợi máu dính bên ngoài.

b-Giai đoạn hai khi bao tử để lâu không chữa khỏi trở thành mãn tính hư hàn, lại truyền hư hàn sang cho con là phế, khiến phế hư hàn.. Ở giai đoạn này càng nguy hiểm hơn nếu bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị bệnh cao áp huyết, áp huyết xuống thấp mà vẫn tiếp tục uống theo lời dặn của tây y, áp huyết tụt xuống thấp khiến cơ thể mất năng lượng, mất sức đề kháng chống bệnh tật, tim thu nhỏ lại và mạch tim đập nhanh. Cần phải kiểm chứng bằng máy đo áp huyết, số tâm thu thấp là thiếu khí, số tâm trương thấp dưói 70 là van tim bị hẹp, mạch trên 90 là nhiệt, dưới 65 là hàn. Bệnh nan y thay vì mạch trên 90 là cơ thể nhiệt nhưng ngược lại trên thực tế cơ thể và chân tay lạnh, đông y gọi là hàn, nhưng máy báo là nhiệt, cho nên mới gọi là bệnh nhiệt giả hàn để gạt những thầy thuốc dở. Những bệnh như nhiệt giả hàn, hàn giả nhiệt, hư giả thực, thực giả hư là loại bệnh nan y. Nếu chữa sai lầm bệnh càng nặng thêm, nên đông y gọi là hư càng thêm hư hay thực càng thêm thực, muốn tránh khỏi chữa sai lầm, dù chữa theo đông y hay tây y, hay khí công, hay chữa bằng cách điều chỉnh ăn uống, cũng phải nhờ đến máy đo áp huyết để kiểm soát khí huyết ở hai tay, kiểm chứng sự tiến triển của bệnh tốt hay xấu mỗi ngày khi so sánh với bảng áp huyết tiêu chuẩn của khí công..

Dưới đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết cho mỗi lứa tuổi khác nhau của khí công :

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 1 tuổi-12 tuổi)

100-105/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Những bệnh nan y, không biết cách chữa đúng gốc ở từng mỗi giai đoạn sẽ khiến bệnh nặng thêm.

Với số đo áp huyết khi đói, tay trái 99/51mmHg mạch 81, tay phải 104/53mmHg mạch 82, đem so với tiêu chuẩn của người không bệnh tật với nhịp tim trung bình 75, thì áp huyết thực của tay trái khi đói sẽ trừ đi (81-75=6) áp huyết sẽ là 93/51mmHg mạch 75. Áp huyết tay phải 104-(82-75)/53mmHg mạch 75, áp huyết thực sẽ là 97/53mmHg mạch 75.

Theo kết qủa của số đo áp huyết, bệnh nhân bị bệnh van tim hẹp, tâm trương chỉ có 51 và 53 là dưới tiêu chuẩn phải ở mức 80-90 nên không tiếp đủ oxy để duy trì công thức máu nuôi dưỡng các tế bào.

Đông y kết luận nguyên nhân bệnh này do ăn uống sai lầm có nhiều chất làm phá mất máu, và không vận động khiến chức năng hấp thụ và chuyển hóa thức ăn không hoạt động làm trở ngại tiêu hóa nên bị ứ đọng thức ăn trong bao tử lâu ngày sẽ bị lên men gây loét bao tử.

Đối với đông y, thức ăn thì cung cấp cho cơ thể máu, còn vận động, thể dục thể thao cung cấp cho cơ thể khí lực, khi khí huyết đầy đủ, hoạt động đồng bộ thì công thức máu được duy trì âm dương, thân nhiệt và áp huyết đúng tiêu chuẩn lúc đó tế bào mới được nuôi dưỡng để hoạt động theo đúng chức năng của nó.

Có người hỏi tại sao ăn chua làm phá máu mất máu, mất hồng cầu, trong khi các nhà dinh dưỡng và tây y khuyến khích ăn cam, chanh, những chất có vitamine C đều tốt. Nhưng đó chỉ là một khía cạnh của âm và dương. Còn muốn cho âm dương trong cơ thể luôn giữ được quân bình không bệnh tật thì âm dương cũng phải quân bình, tùy theo tình trạng bệnh của cơ thể thìéu âm hay dương để bổ sung.

Người có áp huyết thấp, đang thiếu máu thì cần ăn uống thuốc men chuyên về bổ máu mà không thể dùng những chất phá máu. Tại sao các chất chua lại phá máu. Theo phản ứng hóa học, các chất chua chứa Hydro, thí dụ như ClH acide chlorhydric… trong khi công thức máu cần Oxy và chất sắt mới tạo ra máu, và càng nhiều oxy thì càng có nhiều hồng cầu, nếu ăn chất chua thì công thức máu Fe2O3 sẽ bị acide trung hòa lấy mất đi oxy, thì máu đỏ trở thành máu đen Fe2O2, ăn nhiều chất chua nữa thì lại mất oxy, trong máu chỉ còn lại chất sắt Fe2, mầu da lại hiện ra chất sắt trở thành mầu xám xanh không còn hồng hào nữa.

Vì ngành dinh dưỡng chưa biết phân biệt âm dương, khí huyết, hàn nhiệt của một chất như đông y đã có kinh nghiệm hàng ngàn năm, đã phân loại một chất rõ ràng về khí huyết, hư thực, hàn nhiệt…

Thí dụ như gừng được phân chất cho các thầy thuốc nhờ vào kinh nghiệm đó để chọn lựa nó chữa vào bệnh nào thì có lợi, bệnh nào có hại sẽ không được dùng. Như gừng có vị cay ngọt, thì cay vào phế, để chữa phổi hàn lạnh, ngọt vào tỳ. để chữa bao tử, khí của gừng làm tăng nhiệt khí, sẽ làm ấm bao tử, có tính thu liễm giữ lại, nên cầm mồ hôi, cầm tiêu chảy, thu giữ thức ăn chuyển thành máu, làm tăng áp huyết…Có phần chống chỉ định là những ai có bệnh cao áp huyết, táo bón, sốt nhiệt không dùng được vì nó làm tăng áp huyết, tăng nhiệt và táo bón thêm..

Ngược lại chanh thì vị chua, hàn, khí thì hạ, tính thì xuất…chua vào gan làm mát máu, hạ áp huyết xuất mồ hôi giải nhiệt, chữa táo bón…Chống chỉ định là những ai áp huyết thấp, tiêu chảy, thiếu máu, người hàn lạnh không dùng được vì nó lám hạ áp huyết, làm cơ thể lạnh, và làm tiêu chảy thêm…Nếu những người bị dư máu, dư mỡ, cao cholesterol. cao áp huyết, táo bón, cơ thể nhiệt…cứ mỗi ngày sau mỗi bữa ăn uống nước chanh, thì những bệnh trên sẽ biến mất đâu cần phải uống thuốc chữa cholesterol và chữa bệnh cao áp huyết nữa.. Nhưng vì ngành dinh dưỡng không đi chuyên sâu về khả năng chữa bệnh của những thức ăn uống theo quan niệm khí huyết, âm dương, hàn nhiệt, mà lại chú trọng đến những yếu như chất đường, glucid, chất đạm protid, chất béo lipiđ mà theo đông y vẫn có thể nghiên cứu thêm 3 chất này xem chất đường, đạm, béo nào tạo ra hàn, ra nhiệt, tạo ra khí thăng, giáng, xuất, liễm, tạo ra khí phong, hàn, thấp, táo, nhiệt…thì mới có thể trở thành thuốc để dùng được..Do đó ngành phân chất dinh dưỡng của tây y khác với đông y, nên chỉ được gọi là chất bổ sung, không được xem như là vị thuốc để chữa bệnh.

Khi chữa bệnh bằng thức ăn uống hay thuốc men nếu phù hợp với cơ thể thì theo đông y cũng mới chỉ điều chỉnh về Tinh thuộc âm huyết. Còn muốn duy trì cho huyết được ổn định, thì cần phải tập luyện khí, giúp cơ thể tăng cường nhiều oxy bằng cách tập luyện khí công để âm-dương khí huyết được quân bình thì cơ thể sẽ không bị bệnh tật

.

Trường Đại Học Hopkin bên Hoa Kỳ chuyên nghiên cứu về những phương pháp chữa bệnh tiên tiến nhất trên thế giới mong tìm cách nào tốt nhất để có thể chữa được những bệnh nan y như ung thư, mới đây cũng đã có chiều hướng nghĩ đến oxy liệu pháp để duy trì cho bệnh nhân không bị mất máu sau khi truyền máu, nhưng chưa biết đến cách tập luyện khí công để bổ sung khí oxy cho cơ thể.

Môn học chữa bệnh của Khí Công Y Đạo vì thế được xem là môn y học bổ sung cho những thiếu sót của tây y giúp cho bệnh nhân hiểu biết để áp dụng cách chữa của môn đông y khí công chữa bệnh, giúp cho bệnh của mình được mau khỏi hơn.

Đề nghị những bệnh nhân và người thân trong gia đình đang săn sóc bệnh nhân ung thư nên mua một máy đo áp huyết, đông y gọi là máy đo khí và huyết trong cơ thể con người, để biết cáh điều chỉnh phần âm huyết bằng những thức ăn được hướng dẫn trong bài 387, và cách tập luyện khí công bằng hai bài tập căn bản Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần và Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mền Bụng 200 lần sau mỗi bữa ăn 30 phút, làm tăng khí, tăng áp huyết, tăng tính hấp thụ và chuyển hóa thức ăn thành máu, và giữ được công thức máu không bị phá vỡ.

Ăn uống tẩm bổ với tập luyện khí công đều đặn, và đo áp huyết theo dõi kết qủa để điều chỉnh ăn uống và tập luyện xem đúng hay sai so với tiêu chuẩn áp huyết của khí công, bao giờ áp huyết lên đủ tiêu chuẩn, da thịt hồng hồng, tươi trẻ lại thì khỏi bệnh mà không sợ biến chứng thành di căn.

Những bệnh nhân ung thư nếu được tây y chữa đã tuyên bố khỏi bệnh, rồi 1-2 năm sau tái phát gọi là di căn thì do không kiểm soát khí huyết mỗi ngày để đưa áp huyết lên cho đủ tiêu chuẩn, chứ không nên ỷ lại tin lời bác sĩ, cứ ăn uống thoải mái vô tình lại làm mất âm huyết, và không tập luyện khí công lại làm mất dương khí oxy, đã tự mình phá vỡ công thức máu, theo đạo Phật đó là vô minh tạo ra nghiệp, dổ thừa là chết vì nghiệp, mà thật ra con người có thể tự cải nghiệp xấu thành tốt được.

Về yếu tố luyện Thần cũng quan trọng trong việc chữa bệnh. Theo đông y thì Thần với khí hòa hợp mới chuyển thức ăn là Tinh hoá khí là năng lượng nuôi dưỡng cơ thể, rồi khí lại dưỡng thần để củng cố làm mạnh hệ thần kinh, giúp cho các tế bào chức năng hoạt động có kiểm soát đồng bộ để cơ thể phát triển sinh tế bào mới, làm trẻ hóa tế bào và loại bỏ tế bào.bệnh. Bài tập dưỡng thần là bài tập thở 30 phút trước khi đi ngủ, ý và hai tay đặt tại Đan Điền Thần làm tăng áp huyết, hồng cầu, oxy, thân nhiệt, để tăng tính hấp thụ và chuyển hóa thức ăn, giúp an thần ngủ ngon..

Nhiều bệnh nhân ung thư của tôi đã nhờ phương pháp kiểm soát khí huyết bằng máy đo áp huyết để kịp thời điều chỉnh ăn uống và tập luyện khí công đều đặn nên vẫn sống vui sống khỏe, đi làm viện thiện, trở thành thầy thuốc, nên không có một tế bào nào bị biến hoại để trở thành tế bào ung thư được, còn những bạn bè của họ bị ung thư sau khi trị liệu theo tây y cũng chỉ sống được vài năm là từ giã cõi đời đem theo chủng tử ung thư sang thế giới khác để học hỏi kinh nghiệm tiến hóa lại từ đầu ở đời sau...

Thân

doducngoc