Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011

Câu hỏi 118 : Hẫng nhịp tim, hở van tim, ngoại tâm thu, tim đập mất nhịp, rối loạn áp huyết.

Kính chào thầy!

Con là nam giới, ở hà nội, 35 tuổi, thể trạng gầy yếu.

Hiện nay bệnh của con con Thầy có nhiều bệnh, người lúc nào cũng mất thăng bằng, ăn uống kém.

Con kể quá trình bệnh của con:

- Năm 2008 đi khám tim mạch, bác sỹ kết luận là tim bị hở van tim 1/4, ngọai tâm thu: tim đập vài nhịp lại mất 1 nhịp, hẫng nhịp, người hẫng hụt.

Bác sỹ cho uống thuốc betaloc, atenolol, propranolol nhưng không hết ngọai tâm thu, chỉ định đốt bằng can thiệp, nhưng con chưa thực hiện.

Đi bắt mạch thầy thuốc nói rối loạn thần kinh thực vật, thận âm hư, cho uống gần trăm thang thuốc không khỏi, nhưng bệnh đỡ.

- Tiền sử bị viêm lóet dạ dầy, viêm lóet hành tá tràng, viêm xoang và bị lệ thuộc vào thuốc nhỏ mũi co mạch.

- Hồi trẻ và đến hiện tại hay thủ dâm nên quan hệ vợ chồng bị xuất tinh sớm.

- Hiện nay sức khỏe của con cảm Thầy rất tồi tệ: từ tháng 4/2010 đến nay thường xuyên phải thức đêm trông con nhỏ.

+ Ngày 27/4/2011: 3h sáng: tự nhiên huyết áp tăng 150/95, nhịp tim 120, không uống thuốc hạ huyết áp, sau đó khoảng 1h tự hạ xuống 120/70, nhịp tim 75.

+ Ngày 28/4/2011:Trước bữa ăn trưa:

Huyết áp tay trái: 128/80 nhịp mạch 80.

Huyết áp tay phải: 122/61 nhịp mạch 72.

Sau ăn trưa:

Huyết áp tay trái: 119/68 nhịp mạch 86

Huyết áp tay phải: 114/66 nhịp mạch 84.

Trước bữa ăn tối:

Huyết áp tay trái: 116/70 nhịp mạch 71

Huyết áp tay phải: 123/62 nhịp mạch 65.

Sau ăn tối:

Huyết áp tay trái: 116/56 nhịp mạch 70

Huyết áp tay phải: 112/56 nhịp mạch 65.

+ Ngày 29/4/2011:

Trước bữa ăn trưa:

Huyết áp tay trái: 124/73 nhịp mạch 70

Huyết áp tay phải: 122/72 nhịp mạch 66.

Sau ăn trưa:

Huyết áp tay trái: 116/63 nhịp mạch 86

Huyết áp tay phải: 106/65 nhịp mạch 90.

+ Ngày 30/4/2011: lúc 4h sáng: huyết áp đột ngột tăng 153/103 nhịp tim 104, đo lần2: 152/93 nhịp tim 105. Uống thuốc hạ huyết áp propranolol thì hạ xuống 130/80 nhịp tim 83, sau đó con đi ngủ, sáng dậy đầu đau, người hiện tại lúc nào cũng bồng bềnh như say sóng. Khi huyết áp và nhịp tim tăng thì nóng bừng, hay lòng bàn tay và chân ra mồ hôi, hồi hộp, hoảng sợ, lạnh run, chân tay mỏi rã ròi gần như không có một chút lực nào cả.

Sau đó:

Trước bữa ăn trưa:

Huyết áp tay trái: 109/52 nhịp mạch 75

Huyết áp tay phải: 102/82 nhịp mạch 73.

Sau ăn trưa:

Huyết áp tay trái: 107/54 nhịp mạch 76

Huyết áp tay phải: 99/65 nhịp mạch 77.

Hiện tại con Thầy hay đau nhói vùng tim,người luôn hồi hộp, hoảng sợ, khi đứng dậy thì hụt hẫng và bồng bềnh do có nhịp ngọai tâm thu ở tim, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu do viêm xoang, đau và nóng rát thượng vị do dạ dầy và hành tá tràng, viêm đại tràng.

Con kính mong được thầy sớm chỉ con cách chữa bệnh, con cảm kích và ơn thầy.

Trả lời :

So sánh áp huyết, lúc cao, lúc thấp ở số đầu tâm thu, số thứ ba chỉ nhịp tim mạch lúc bình thường lúc tăng nhiệt, còn số thứ hai tâm trương chỉ sự hoạt động của van tim đóng mở không đồng bộ ở hai bên trái phải qúa chênh lệch nhau, và chênh lệch tăng giảm theo giờ, làm hẫng nhịp tim. Nguyên do ăn uống không điều độ, không kiêng cữ chất béo làm cholesterol kết tủa ứ lại trong ống động mạch tĩnh mạch tim làm nghẹt van tim tạo ra sự hở van tim, nên khi đo áp huyết, máy bơm nhồi 2-3 lần mới cho ra kết qủa mỗi lúc mỗi khác, mà trong thư cháu không đề cập đến.

Tất cả nguyên nhân gây ra bệnh này do ăn uống nhiều chất béo và nhiều chất chua không tạo máu, nhưng bệnh càng nặng hơn là do ỷ lại vào thuốc mà lười không chịu tập luyện thể dục thể thao để chuyển hóa.

Phương pháp chữa bệnh theo khí công y đạo là tự tập luyện động công và tĩnh công giúp cơ thể tự điều khí và huyết trở lại hoạt động bình thường thì những dấu hiệu bệnh sẽ hết, còn cơ thể ốm yếu áp huyết thấp thì uống thuốc bổ máu B12, hay ăn uống những chất bổ máu hướng dẫn trong bài 387. Đông y không dùng riêng từng loại thuốc như tây y để chữa vào từng bệnh, sẽ làm rối loạn chức năng tự điều chỉnh của cơ thể, trường hợp này nên ngưng tất cả các loại thuốc, cần điều chỉnh cách ăn uống, thay đổi món ăn cũng tương đương với thuốc, miễn sao trước khi ăn và sau khi ăn áp huyết thay đổi nằm trong khoảng tối thiểu, tối đa trong hạn tuổi thì tốt.

Đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo :

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)

100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Tập khí công tự chữa bệnh :

1-Mỗi ngày, sáng và tối tập toàn bài tập thể dục khí công trong lớp Toronto.

2-Sau mỗi bữa ăn 30 phút, tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần rồi tập tiếp bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần

3-Tối trước khi đi ngủ 30 phút, nằm tập thở thiền ở Đan Điền Thần

Các bài tập này tập đều đặn mỗi ngày trong ba tháng, sức khỏe được cải thiện, ăn ngủ ngon, cơ thể khỏe mạnh hết bệnh tật..

Thân

doducngoc