Thứ Hai, 11 tháng 7, 2011

Câu hỏi 188 : Muốn làm thầy thuốc gỉỏi phải biết phân tích tìm nguyên nhân bệnh theo Tinh-Khí-Thần hòa hợp.

Thầy ơi!

Con cám ơn thầy nhiều lắm vì sau khi uống bổ hư thang, mạch của con chậm lại xong có điều này con thấy hơi khó hiểu khi dùng thuốc:

Khi dùng thuốc. mạch và huyết áp 2 tay lọt vào tiêu chuẩn" tay trái: 115/70/68. tay phải 120/70/70.

Trước khi ăn huyết áp tay phải luôn cao hơn tay trái nhưng ở trong tiêu chuẩn.

1-Sau khi ăn thì tay phải thấp xuống bằng tay trái với chỉ số 115-120/65-70/65-70. Vậy mà con vẫn cứ thấy chân tay lạnh trong khi người khác sờ vào thì thấy nóng.

2-Mắt con không cận hay loạn nhưng nhìn mờ như có màng ở mắt vậy. Con vẫn chưa hiểu tại sao lại xảy ra hiện tượng này vì huyết áp không cao và cũng không thấp. Đầu con thứ cứ ê ê và gãi rất đau. Con biết đó là máu lên não kém và gãi đầu thì hết, nhưng cứ sáng dậy thì bị như thế.

Mấy hôm nay có giảm rồi nhưng con vẫn chưa hiểu. Con vẫn tập các bài kéo gối, vỗ tay và dịch cân kinh cũng như vặn mình và các bài cào đầu, vỗ tâm thận.

Vậy con xin thầy cho con hiểu con cần làm gì thêm để khắc phục tình trạng đó. Nhưng có một điều là nó làm con hơi mất tập trung làm việc thôi chứ trí nhớ thì không giảm. Vậy con xin thầy giúp

3-Và thầy ơi, có một trường hợp này nữa là: một người bị cong vẹo cột sống rất lớn. Vẹo vùng lưng hông sang bên trái cả 2-2,5cm so với đường thẳng cột sống.

4-Các khớp ngón chân thì sưng to nhưng không đau và huyết áp thì rất thấp :100/60/65, tuổi của cô năm nay đã 55 rồi.

5-Và một người khác con gặp bị giãn tĩnh mạch chân sâu. Con chưa hiểu căn nguyên nó là gì vậy xin thầy chỉ giúp cách lý luận để hiểu và giúp họ, kể cả giãn nông hay sâu!

Con cám ơn thầy!

học trò

Thanhcao

Dạ thưa thầy con xin bổ xung thêm

Người con đo nhiệt độ thấp thầy ạ!

Cao nhất là 36,2-36,5 độ. Chân tay lạnh con đo được có 34,5-35 độ. Khi nào mà đau đầu là con đo được 35,5-36 độ. Vậy con vẫn chưa hiểu, mạch và huyết áp bình thường mà các vị trí nhiệt độ không lên được 37 độ.

Mà khi con ăn đồ tăng huyết áp như xoài hay đồ cay nóng một chút thì lại đi tiểu rắt và nóng, mặt nổi đầy mụn! Mà con không ăn đồ lạnh và chua nên không bị phân sống nhưng hơi ăn một chút là sống phân. Như sáng nay, do tối qua con ăn một trái bòng bong mà đi phân nát tan, thức ăn không tiêu hóa được.

6-Vậy con cũng xin thầy chỉ cho. Trong lúc con uống bổ hư thang lúc thì bón, lúc bình thường, lúc không thành khuôn.

7-Con xin thày chỉ con nên làm gì, vả lại con ngủ đủ mà hai mắt cứ thâm quầng!

XIn thày chỉ cho con

Học trò: Thanhcao

Trả lời :

Phân tích ngyên nhân Tinh-Khí-Thần theo từng bệnh :

1-Sau khi ăn, áp huyết hai tay bằng nhau, mạch tim 65-70 mà chân tay vẫn lạnh, đo nhiệt độ thì thấp dưới 37 độ, nhưng người khác sờ vào thì nóng :

Chúng ta phải xác nhận đo bằng máy đo áp huyết với nhiệt kế, so với cảm giác sờ bằng tay, phương pháp nào chính xác ? Dĩ nhiên là máy đo chính xác hơn. Cho nên một bệnh nhân có nhiệt độ bình thường 37 độ, đi đếm khám bệnh của thầy đông y, nếu thầy đó người nóng nhiệt, thì bệnh nhân sẽ bị chẩn bệnh sai, thầy sẽ cho là bệnh nhân có chứng hàn. Ngược lại gặp thầy đông y người hàn lạnh, thì bệnh nhân này sẽ bị chẩn đoán sai lầm là có chứng nhiệt. Đó là lý do cho thuốc sai lầm không đúng bệnh nên bệnh không khỏi. Do đó cần phải dùng máy đo chính xác hơn bắt mạch.

Theo khí công, áp huyết và mạch đúng tiêu chuẩn thì thuộc Tinh, còn chân tay lạnh thì khí không đủ dẫn máu ra tay do không tập bài Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần, mỗi ngày 3 lần. Như vậy là huyết đủ khí thiếu ở tay chân.

2-Mắt mờ, đầu ê : Do khí huyết không lên đầu nuôi mắt và nuôi não cũng do thiếu tập bài Cúi Ngửa 4 Nhịp 20 lần để cung cấp máu lên đầu nuôi não, nuôi mắt. 7 bài đầu khí công chỉ kích thích thông khí huyết trên đầu mà không cho khí huyết dốc lên đầu để cung cấp máu lên đầu.

3-Cong vẹo cột sống do thiếu máu nên các đốt sống teo khô, và 1 bên thận to, 1 bên thận nhỏ, đẩy cột cốt bị vẹo một bên, thận to có thể có sạn thận hoặc thận to do chức năng không chuyển hóa nước bị ứ trong thận. Như vậy vừa thiếu khí, thiếu máu.

Cách chữa cần bổ máu, lọc sạn thận bằng lá cỏ đồng tiền, tên thuốc là Thạch Lâm Thông giúp đi tiểu nhiều và thông sạn nếu có sạn, và lấy được nước ứ trong thận. Tập khí công kéo thẳng cột sống bằng trọng lượng cơ thể, bằng cách tập đu xà ngang như đu dây, sức nặng của thân người sẽ kéo dãn thẳng cột sống, bài Cúi Ngửa 2, 4 Nhịp, Vặn Mình 2, 4 Nhịp 20 lần, tập mỗi ngày 3 lần trong 1 năm, thì cột sống được phục hồi. Khí Công Y Đạo không thể có kết qủa thần kỳ với những người lười tập hay tập sơ sài vài ngày vài tháng mà muốn có kết qủa ngay.

4-Ngón chân sưng không đau, áp huyết thấp, như vậy xét theo khí và huyết thì thiếu máu và thiếu khí thông toàn thân, thiếu máu thì bổ máu cho đủ tiêu chuẩn, lúc đó mới châm vào đầu các ngón chân và đường kinh nặn máu cho thông, tập bài dậm chân cho thông khí huyết xuống chân, bệnh nhân phải tự tập, chứ thầy thuốc châm cứu hay tập khí công chỉ là chữa ngọn.

5-Giãn tĩnh mạch là lười tập mà uống nước nhiều làm nghẽn tuần hoàn khí huyết. Cần châm nặn máu để tiêu huyết ứ và tập khí công chuyên về tuần hoàn xuống chân.

6-Uống thuốc Bổ Hư Thang lúc bón lúc bình thường thì không phải tại thuốc mà tại thiếu sự chuyển hóa, cần tập Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần sau mỗi bữa ăn 30 phút thì không bao giờ bị táo bón hay tiêu chảy. Nguyên nhân do thiếu tập đủ liều lượng chứ không phải do thuốc.

7-Ngủ đủ mà hai mắt quần thâm do thận hư, thiếu máu lên não, do Tinh chưa đủ. Thiếu 7 bài đầu khí công, bài Cúi Ngửa 4 Nhịp, bài Kéo Ép Gối thông khí toàn thân, bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực, do thiếu Khí.

Bệnh nhân bị bệnh do thiếu khí mà không chịu tập luyện khí cho đủ. Thiếu Tinh mà không điều chỉnh ăn uống đúng, chỉ muốn bác sĩ hay thầy thuốc chữa cho mình thì chỉ chữa ngọn tạm thời rồi sẽ bị tái phát.

Còn thầy khí công y đạo không áp dụng luật theo luật Tinh-Khí-Thần hòa hợp, mà chỉ chữa ngọn bệnh thì không thể gọi là thầy hướng dẫn khí công y đạo được.

Thân

doducngoc