Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2011

Câu hỏi 236 : Sau khi mổ khối u máu chèn ép tủy, bị tê liệt hai chân.

Con chào thầy ạ!

Thầy ơi! mẹ con bị u máu chèn vào tủy dẫn đến hai chân gần như bị liệt. Mẹ con đã đi mổ ở viện 108. Sau khi mổ mẹ con bị liệt hai chân không có cảm giác. Bác sĩ đã kê thuốc cho mẹ con uống và bảo về gia đình tự tập luyện 6 tháng sau sẽ đị lại được. Sau khi mổ mẹ con bị liệt nhưng hai chân không thẳng mà dù nằm ngửa hay cho nằm

nghiêng thì hai chân vẫn tự co lên, không duỗi thẳng ra được. Nếu khi có người kéo ra thì hai chân sẽ cứng đơ và phải rất khó khăn mới giúp cho co lại được.Và đến nay đã là hơn 8 tháng mà tình trạng của mẹ con vẫn trong tình trạng như thế.

Con tình cờ biết đến cách chữa bệnh của thầy ở trên mạng .Con biết thầy đã giúp cho nhiều người khỏi bệnh. Con viết thư này mong thầy chỉ cho con cách chữa cho mẹ con. Con cảm ơn thầy rất nhiều.

Con chân thành cầu nguyện mong nhận được thư thầy sớm.

Trả lời :

A-Nguyên nhân :

Đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo :

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)

100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Nguyên nhân gây ra chứng bệnh trên là do trong gan thiếu máu. theo đông thuộc một trong chứng bệnh sau đây, có thể đo áp huyết để kiêm chứng so sánh với tiêu chuẩn áp huyết ở trên :

CHỨNG CAN HUYẾT HƯ : (335)

Sắc mặt vàng uá, thị lực giảm, hư phiền, mất ngủ, kinh nguyệt không đều, thường gặp ở bệnh thiếu máu, bần huyết, bệnh thần kinh đau nhức, bệnh mắt, bệnh kinh nguyệt. Can huyết hư sinh phong làm rút gân, chân tay co quắp, da tê, kinh nguyệt ra ít mầu nhạt.

CHỨNG CAN HUYẾT HƯ hàn : (336)

Huyết hư hàn không nuôi gan làm nhiệm vụ khí hóa nên gân mạch yếu, tuần hoàn huyết không ra đến đầu ngón tay chân làm thoái hóa các đốt ngón khó cử động co duỗi, gân lưng co rút cong vẹo.

B-Cách chữa theo Tinh-Khí-Thần :

Tinh :

Can huyết hư là thiếu máu dự trữ trong gan để cung cấp máu cho tim tuần hoàn nuôi các tế bào

1-Theo đông y ngoài việc ăn uống thuốc bổ máu nuôi gan, như 3B, B12, Multivitamines, B-Complex…nhưng theo ngũ hành, can hư do mẹ nó là thận cũng đã bị tổn thương ở cột sống, trước khi chưa mổ đã có khối u máu chèn ép tủy, đặt câu hỏi tiếp tại sao lại có khối u máu, sẽ biết là huyết tụ do cơ thể không đủ khí đẩy máu lưu thông, như vậy mẹ của thận là phế khí cũng hư, hơi thở kém, chức năng phế không đủ mạnh để nhận oxy, biến máu đen thành máu đỏ, và phế khí yếu lại do mẹ nó là chức năng hoạt động của tỳ vị cũng yếu vì ăn không đủ chất bổ và đủ số lượng mà cơ thể cần.

Nếu truy tìm nguyên nhân theo ngũ hành nữa thì chức năng tỳ vị hư do chức năng hoạt động của tim không đủ mạnh để tạo đủ nhiệt lượng nuôi dưỡng cho bao tử nấu chín lại thức ăn để biến thành chất bổ nuôi các tế bào trong cơ thể mà biến thành đàm, nếu tỳ vị không đủ mạnh để nuôi con nó là phế, lại trở thành thiếu khí lực thúc đẩy máu tuẩn hoàn theo một chu kỳ sinh hóa và chuyển hóa từ thể động sang thể tĩnh như co bóp để hấp thụ rồi chuyển hóa thành chất bổ và bài tiết cặn bã, nên trong cơ thể sẽ có nhiều khối u là những bọc khí, nước, đàm mỡ, máu. .

2-Những khối u do máu tụ, đông y dùng Điền Thất để làm tan máu, thông kinh. Mua ở tiệm thuốc bắc 1 lọ bột Điền Thất sống. Sáng, trưa, tối pha 1 thìa cà phê bột Điền Thất với 1 ly nước nóng khuấy đều uống như nước trà mỗi ngày.

3-Chân liệt yếu do gan thận suy, ra tiệm thuốc bắc mua 3 vị thuốc, mỗi vị 1 pound (1 gói lớn 454g) : Đỗ Trọng, Ba Kích, Ngưu Tất. Mỗi gói chia làm 10 phần. Mỗi ngày lấy mỗi thứ 1 phần đổ vào ấm sắc thuốc với 4 chén nước, sắc cạn còn 0.8 chén, uống ấm vào mỗi tối có công dụng làm mạnh lưng chân gối để đi được.

4-Dùng kim thử tiểu đường châm nặn máu vào nơi đau ở lưng khi cử động, co duỗi chân, và châm nặn máu 10 đầu ngón chân và phải nặn mỗi ngón chân chảy ra được máu đỏ thì những ống máu mới xuống nuôi chân được.

5-Bệnh nhân nằm úp, tập bài thở Thông Cột Sống, ép gót chân vào mông, mỗi bên chân ép 36 lần để thông khí huyết và làm mền các gân cơ không bị co cứng.

6-Cho bệnh nhân tập Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 50 lần, không phải để giảm áp huyết mà cho thông khí huyết toàn thân, làm mềm dẻo gân xương, lưng chân gối, tập nhiếu lần mỗi ngày cho đến khi chân không đau, không bị co rút cứng để chuẩn bị tập đi.

7-Cho bệnh nhân tập ngồi trên ghế, đứng lên, ngồi xuống nhiều lần, và cho đứng 1 chân lâu 20 giây mỗi chân, nếu đúng được lâu từ 20 giây thì có thể bắt đầu cho tập vịn ghế văn phòng loại ghế có bánh xe, để bệnh nhân tự đẩy ghế đi và đi theo, có người đi bên cạnh phòng khi chân yếu dễ ngã. Tập đi nhiều vòng với người bên cạnh sẽ tự tin và đi nhanh hơn.

Đây là cách tác động lên thể Vía và thể Thần để chữa thân bệnh không đi được vì sợ ngã hay sợ đau.

Thần :

Tối trước khi đi ngủ 30 phút, nằm nghe hơi thở ở dưới hai bàn tay đặt chồng lên nhau ở giữa rốn, giúp chân có cảm giác, an thần, ngủ ngon. Lúc đã đi được thì không phải tại bướu hay tại mổ nữa, quên nó đi, hiện tại chỉ biết đến cách tập đi cho nhanh vững chắc là được.