Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011

Phản hồi Câu hỏi 252 : Phương Pháp Học và Hành môn . . . gửi Thầy để chia sẻ với mọi người.

Con chào thầy ạ !

Giống như lời thầy dặn. Con thấy muốn chữa bệnh giỏi thì nhất thiết nên tham gia học hỏi theo hội nhóm, phải có sự gắn kết với bệnh nhân, và tham gia vào các nơi chữa trị thường xuyên càng tốt.

Nếu mình chỉ chữa quanh quẩn cho người nhà, hàng xóm thì trình độ mình rất hạn chế. Gặp bệnh cũng như vậy thôi nhưng người này hơi nặng hơn, khác hơn người kia 1 chút là cả 1 vấn đề rồi. Khi mình tham gia chữa bệnh cho bệnh nhân 1 cách thực thụ như 1 bác sĩ thì các bài mình đã học được củng cố, phát triển thêm, mình nhớ như in trong đầu cách chữa, thứ tự như thế nào. Đến lúc đấy mình chỉ việc Bật trong đầu ra để áp dụng như môn luyện phản xạ trong học tiếng anh. Chứ bảo bệnh nhân đợi tôi coi sách, coi vở lại thì không hay chút nào. Khi sinh hoạt trong các Phòng mạch, mình sẽ được học hỏi thực tế từ những người thầy khác nhau, có những cách chữa khác nhau. Ví như thầy Ngọc chúng ta trả lời về ấn đè huyệt đó, huyệt đó, nằm ở vị trí đó rõ ràng trong thư. Nhưng với 1 số người thì tìm huyệt đó ngoài thực tế cũng không đơn giản gì. Chi bằng mình nhìn thấy ngay trước mắt mình thì mình nhận ra dễ dàng hơn. À huyệt đó như thế, chỗ đó, 1 thốn,2 thốn là thế. Hoặc như thầy Ngọc chúng ta chỉ qua Clip thông cột sống như thế, nhìn thì vậy nhưng để làm 1 cách mềm mại, uyển chuyển thì cũng lại là chuyện khác. Con thấy người thì quay chân bệnh nhân rất nhanh, hoặc độ nghiêng không đúng . . . gây khó chịu thêm cho bệnh nhân. Mặc dù con đã chỉ đi chỉ lại nhiều lần. ( Mà toàn là thanh niên đang lứa tuổi dễ tiếp thu chứ đâu già cả gì ). Hay khi thầy chỉ châm nặn máu cũng vậy. Chúng ta biết là thế nhưng khi áp dụng thì có người không biết châm kim chích như thế nào, mạnh nhẹ, độ sâu ra sao tùy vào nơi. Chỗ nào dễ gặp động mạch, tĩnh mạch. Nhiều người rập khuôn cầm cây kim chích mũi dài 2 - 3 cm cứ thế mà châm thật mạnh, cả vùng đầu là nơi gần xương sọ nhất cũng tha hồ mà Mổ kim lên đầu. Máu xịt ra càng nhiều càng thấy thích nhưng không biết rằng mình đã đâm vào tĩnh mạch của bệnh nhân . . . . .

Khi mình tham gia thực sự như 1 người hành nghề y , mình sẽ nắm bắt được tâm lý, cuộc sống, hoàn cảnh của bệnh nhân đúc kết thành kinh nghiệm. Có những bệnh thấy là mình chữa được nhưng thực tế không phải vậy. Nó không do thức ăn , đồ uống bệnh nhân ăn vào mà do những người thân của họ tạo ra. Do vợ chồng ly tán, con cái quên lãng mình lúc tuổi già sinh ra bệnh. Vậy thì có thứ thuốc gì bằng Tình yêu mà họ đang cần. Hoặc 2 em bé đêm ngủ toàn quấy khóc suốt đêm đi chữa trị nhiều nơi, rồi cả thầy bùa khác nhau cũng không hết. Sau 1 vài ngày con quan sát, thì thấy tối đi ngủ bóng điện trong phòng, tối ngủ không bao giờ tắt. Hỏi ra mẹ nó sợ con thơ nửa đêm bú bình, đái ỉa lên để luôn vậy cho tiện. Con bảo chuyện đó thì ai có con chẳng phải vậy. Từ nay về sau đêm ngủ Phải tắt đèn đi. Thế là từ đó tự nhiên hết bệnh mà chẳng tốn viên thuốc nào. Hoặc vài bà cụ hỏi Bà về nhà có kiêng ăn đồ nóng ( Nhiệt ) như con dặn không ? Dạ có ạ, tôi về không có ăn đồ nóng nữa đâu. Tôi nấu cơm xong tôi đợi cho nguội hẳn tôi mới dám ăn. Chôm chôm, xoài, trái cây bây giờ tôi để vào tủ lạnh cho lạnh tôi mới dùng. Hoặc em bé bị loạn nhịp tim, nếu mình cứ chăm chăm chữa nó thì chưa chắc đã khỏi vì gốc bệnh do bố nó thỉnh thoảng nhậu xỉn về đập phá khiến nó hay hoảng sợ, tâm lý xáo trộn, dẫn đến tim cũng tự làm việc loạn xạ theo.

Rồi thì không phải ai khi bệnh nặng sắp chết, liệt người thì họ sẽ cảm nhận được cuộc sống chóng qua, cảm nhận được thân phận của đời người. Trái lại, vẫn giữ trong mình sự ích kỷ, độc tài, xấu xa của người đời. Con tập tay không cho họ đã là hơn 100 cái, nhưng qua kiểu trả lời con biết tâm lý là người này về không tập dù đang bị liệt và tập tay bóp ra bóp vào khi rảnh cũng không khó gì. Con hỏi thẳng vào vấn đề : Mỗi ngày bác tập tay bóp ra bóp vào mấy cái ? Bệnh nhân trả lời là 3 cái. Thế thì Bác sĩ bó tay thôi. Khi có thực tế, giả dụ như thầy Ngọc chúng ta chỉ Bài chữa trị như thế nhưng tùy bệnh nhân mập nhẹ, cơ thể có khiếm khuyết, thời gian trong ngày, nghề nghiệp của họ mình sẽ có những thay đổi nhỏ về tư thế, số lượng, thời gian vào lúc nào, thêm 1 vài sáng tạo của mình. Tuy thay đổi nhỏ nhưng phù hợp với bệnh nhân sẽ tạo lên hiệu quả rất lớn.

Khi mình đi thực tế những nơi chữa trị, mình sẽ củng cố vững chắc kiến thức mà không bị mơ hồ. Đôi khi có những sáng tạo cho riêng mình do vô tình , hoặc cố ý theo cách nào đó. Sẽ giúp mình tránh phải hỏi các thầy giúp mình như thầy Ngọc nhiều hơn, chỉ hỏi khi nào mình thực sự cần. Chứ gặp ai bệnh khác, hoặc hơi khác 1 chút mà lúc nào cũng gửi thư cho thầy thì chắc thầy trả lời cũng không xuể. Các thầy muốn chúng ta làm việc 1 cách sáng tạo, vững chắc chứ không phải là 1 cách máy móc, rập khuôn. Ha thầy Ngọc ha !!!

Khi tham gia vào các Phòng mạch mình sẽ tiếp xúc được với nhiều loại bệnh khác nhau, diễn biến tâm lý phức tạp khác nhau. Mình sẽ thấy sự đau khổ của mỗi người và nhận ra rằng bị bệnh chẳng có gì đáng phê phán hết. Ai cũng có bệnh. Không Thể lý thì cũng Tâm lý. Từ đó, mình sẽ không nói xấu về bệnh tật của họ cho người khác. Họ sẽ tin tưởng để mình chữa cho họ hơn. Trên thực tế, có những thanh niên mới lớn, hoặc các bà nhiều chuyện mang bệnh của bệnh nhân ra bàn tán. Người ngoài họ nghe được. Hóa ra mình không chữa cho bệnh nhân giảm mà còn nặng thêm do thói xấu người đời. Cụ thể là mình, ngày trước mình hay bị Mộng tinh thầy Ngọc chỉ dạy bây giờ đã hết. Người ngoài nghe sẽ không hiểu, bàn ra tán vào gây xáo trộn tâm lý. Nhưng cũng nhờ những người tốt luôn bên cạnh nên vẫn đứng vững. Sau này mình tìm hiểu ra thì nguyên nhân chẳng có gì ghê gớm. Do tay mình hơi dài, lúc ngủ hay nằm ở võng nên tay đặt dưới Thần khuyết 1 gang ( hihi ) 1 cách thoải mái, dễ dàng. Vô tình khi ngủ đó lại là nằm thở Thiền. Mà thở thiền đặt tay ở chỗ đó các bạn biết sẽ có kết quả như trên.

Ở các Phòng mạch, mình được làm việc nơi có tư cách pháp nhân, giấy tờ rõ ràng do người lập ra phòng mạch xin phép đàng hoàng, bảo lãnh cho mình.

Và 1 điều quan trọng muốn chia sẻ với các bạn. Ngay cả mình cũng MUỐN làm 1 người chữa bệnh giỏi, tốt là 1 chuyện . Nhưng đi đến HÀNH ĐỘNG lại là chuyện khác. Phải có lòng thiện nguyện, và 2 chữ DẤN THÂN. Sẽ chịu nhiều hiểu lầm, khó khăn về tài chính, thời gian . . . Đôi khi mình sẽ vô tình mắc phải thêm bệnh của bệnh nhân trong quá trình chữa, lây nhiễm trong quá trình châm nặn máu do găng tay bán lâu ngày bị mục, sơ suất, mùi hôi từ bệnh nhân V.v. Và cả cái chết đến với mình bởi các điều đó. Trên thực tế đã có nhiều người không đi tiếp được con đường Y Đạo này bởi nhiều lý do trong đó có những lý do trên.

Cuộc đời như một giấc mơ

Tình ra mái tóc bạc phơ trên đầu

Tuyệt mù xanh thẳm ngàn dâu

Gió tung cát bụi tìm đâu tôi về

Dương Anh.