Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012

Bài 435 : Xin hỏi các thầy về cơ chế bệnh tràn dịch phổi

Chào các thầy và đồng nghiệp

Tôi có xem bài giảng về " Con đường đi của nước trong cơ thể "nhưng xem xong tôi chưa thấy được là tại sao nước lại tràn vào phối tôi không nói đến cá trường hợp bị viêm mang phối .và các trường hợp tiểu đường một thời gian bị tràn dịch , máng bụng cũng có .vậy nó tắc ơ phần nào và cơ chế tại sao dịch lại tràn ra ?

Một phần nữa tôi muốn hỏi Thày Ngọc có dặn rằng người đang diều trị ung thư nếu huyết áp <90 thì không nên đụng vào? tại sao vậy ? phải chăng là sẽ tai biến, thầy nào có kinh nghiệm trong những trường hợp này xin được chỉ bảo để còn biết trước chứ mình đụng vào bệnh nhân xấu đi là điều tối kỵ của thầy thuốc .và tôi có thấy Thầy Ngọc còn nói là nhừng trường hợp ung thư đã điều trị hóa trị thì ứng dụng khí công khó co hiệu quả .Không biết có phái vậy không?

Vì vậy rất mong các bậc tiền bối chỉ cho biết những trừng hợp nào Ta KHÔNG NÊN ĐỘNG VÀO ?

Vì nghề y là làm phúc mà không biết thì rất dễ làm phúc phải tội phải không các thầy Đây là môn học mới nên rất cần Thầy Ngọc và các bậc đi trước chỉ bảo vì ỏ Viet nam mới là lý thuyết chứ kinh nghiệm chưa có nhiều

Chân thành cảm ơn thày Ngọc và các quý vị đồng nghiệp.

nhatrangthu

Trả lời :

1-Đường đi của nước là đi xuống, thẩm thấu qua đường ruột vào màng bụng thấm vào li ti huyết quản mao mạch theo tuần hoàn máu làm loãng máu, về thận lọc máu và độc tố, đưa máu tốt đã lọc về gan để bơm máu lên tim tuần hoàn tiếp theo chu kỳ kế tiếp, vì thế cứ 1 giờ thận phải lọc trung bình 6 lít hỗn hợp nước và máu , một phần nước ở màng bụng thấm vào bàng quang.

Nước từ thận đã lọc và nước từ màng bụng thấm vào bàng quang thành nước tiểu. Uống nước trắng vào cơ thể khi được thận lọc trờ thành mầu vàng nhạt là bình thường, vàng đậm là cơ thể nhiệt.

Nước không có đường đi lên phổi, nếu nước lên phổi thì thuộc về bệnh do hàn nhiệt tương tranh. Cơ chế giống như thời tiết bên ngoài nóng 40 độ, một ly nước đá lạnh 5-10 độ, sẽ có hiện tượng bên ngoài ly có nước đọng, chứ không phải nước trong ly chảy ra. Cơ thể con người cũng vậy, Ở trung tiêu chứa nhiều nước hàn lạnh giống như ly nước lạnh, ở thượng tiêu tim phổi bị nhiệt, qúa nóng giống như bên ngoài ly, nó sẽ xảy ra hiện tượng nước thoát hơi đọng ở thượng tiêu nên tim hoặc phổi ứ nước.

Nhưng thực ra phổi được bao một lớp vỏ bọc bên ngoài gọi là màng phổi, lớp này chứa nước giống như một vỏ bọc đệm bảo vệ bên ngoài phổi. Màng nước bọc này hàn, mà trong phổi nhiệt nên tạo ra hơi nước trong phổi, còn theo đông y, chức năng phổi phải khô ráo gọi là táo khí, khi phổi bị nội nhiệt, ngoại hàn sẽ có hiện tượng này, đông y gọi là hàn nhiệt tương tranh.

2-Khi người bị ung thư, cơ thể suy nhược vì thiếu cả khí và huyết nên áp huyết dưới 90. Các thầy có đủ kinh nghiệm để bảo đảm rằng, khi đụng vào bệnh nhân làm tăng khí huyết cho áp huyết lên trên 90 thành 100 được không, hay vừa đụng vào thì áp huyết tụt xuống 80, nếu đụng đến lần thứ hai áp huyết xuống 70 thì hơi thở thoi thóp, máu thiếu oxy thì tất cả những tế bào mất oxy, bệnh nhân sẽ chết, vì thế nêú không đụng đến trong thời gian 1 tháng bệnh nhân sẽ không bị chết sớm, nhưng với thời gian này cho uống thuốc Bổ Hư Thang trước trong 1 tháng đợi áp huyết lên hơn 100 lúc đó chữa cũng chưa muộn.

Thân
admin

Cám ơn Thầy rất nhiều, lý luận đông y của thầy Admin thật là sâu sắc ! Qua cách lý giải này, giải thích được tại sao bệnh lại hay tái phát dù đã điều trị đủ các loại kháng sinh, hoặc bệnh tiểu đường sau một thời gian dài mắc bệnh lại có tràn dịch phổi mặc dù xét nghiệm không có vi trùng ở màng phổi hoặc có tổn thương thực thể ỏ phổi

Trong Khí Công Y Đao . có cách tập nào để làm hạ độ nóng của trung tiêu và làm giảm độ hàn của thượng tiêu không ? hay phải dùng đến thuốc ?

nhatrangthu

Trả lời :

Về bài tập khí công, chỉ có bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần, mục đích thông khí toàn thần cho cơ thể, làm xuất nhiệt thượng tiêu ra bằng mồ hôi, làm hạ áp huyết.
Sau đó áp dụng huyệt : Ấn đè cùng lúc 2 huyệt Trung Quản và Khí Hải sâu 3-5cm lâu 30 phút, bệnh nhân nằm thở tự nhiên như nghỉ ngơi thư giãn hay như nằm ngủ, chỉ cần "quầy mắt tai chiếu sáng tâm điền" sẽ đưa nhiệt khí thượng tiêu xuống trung tiêu, làm thông khí phổi, giữ áp huyết thấp không bị tụt thấp. Còn nghĩ đến khí chuyển động trong bụng dưới nơi huyệt Khí Hải, thì có công dụng làm hạ áp huyết, hạ thân nhiệt, trán và đầu đang nóng sẽ mát, thông khí phổi làm nhiệt khí trong phổi xuống, và thận khí lên họng làm mát họng, mát phổi, là phương pháp thanh nhiệt cho phổi. Nếu tập thở Khí Hải Đan Điền Tinh lâu 1 giờ làm thận khí dẫn phế khí thông ra da, làm da tươi mát, hạ nồng độ đường trong máu là nguyên nhân đã sinh ra thấp nhiệt làm hại da bởi bệnh tiểu đường cao.

Thân
admin