Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

Bài 437 : Phân tích một câu hỏi bệnh về Tinh-Khí-Thần đúng hay sai theo số đo áp huyết

Kinh thăm Thầy,
1-Thầy ơi, sáng nay đi xét nghiệm máu.
Em so sánh về hồng cầu và bạch cầu thấy có: tờ giấy xét nghiệm ngày 10 tháng 11 năm 2010:
bạch cầu:  [gb. wbc] 4. 90 10g/1{4 - 10}
hồng cầu:  [gr, gbc] 4. 64 10/12/1 {H 5. 5+ - 1}

Tờ giấy xét nghiệm ngày 5 tháng 4 năm 2011:
bạch cầu [gb. wbc] 12. 90 10g/1{4 - 10}
hồng cầu:  [gr, gbc] 4. 54 10/12/1 {H 5. 5+ - 1}
Thưa Thầy em không biết tại sao bạch cầu tăng nhiều vậy?

2-Em kéo gối ngày 2000 cái. vỗ tay 4 nhịp 200 cái cúi ngửa 20 cái vỗ
tâm thận 30 cái, hát kéo gối 200 cái.
Bữa nay em tập thở cách: hít vào thở ra 100 cái và 100 cái ra Mênh Môn.
Từ bữa nhận được thư trà lời của Thầy ăn xong nửa tiếng em kéo gối 500 cái, bản thân không tăng cân những kí lô chưa hạ.

3-Ruột khó chịu, nó có bị loét không Thấy? Thầy, cách nào tập cho bạch cầu giảm và cách tập cho giảm cân Thầy chỉ cho em, em không biết đánh máy nên xin Thấy thông cảm.

4-Thầy chỉ cho em ăn xong 30 phút thì kéo gối. em làm 300 lần kéo gối và nạp khí trung tiêu 5 lần mỗi lần 1phút, đúng như Thầy nói: cân
không lên nữa, nhưng ba tháng qua, ngày hôm qua em đi thử máu thì mỡ  tăng lên: 6, 71 ba tháng trước là 5. 57. Thưa Thầy hàng ngày em tập như thế nào cho mỡ hạ xuống xin Thầy giúp em. Hiện giờ em đang uống thuốc bổ gan thận còn tuần trước em uống thuốc trị bướu ổ bụng Thầy chỉ trên video của Thầy.

5-Sáng nay thức dậy em đo,
tay trái :156/105/76, tay phải :130 /96 /67 .
Trước khi ăn sáng đo :
Tay trái : 126 /81 /73 , tay phải : 120 /83 /74 .
-Sau khi ăn sáng 30 phút đo :
Tay trái :118 /77 /80 ,  tay phải :115 /80 /83 .
-Trước khi ăn trưa đo:
Tay trái : 117 /74 /80 , tay phải :117 /76 /78
-Sau khi ăn trưa 30 phút do :
Tay trái :115 /70 /85 , tay phải :116 /76 /86 .
-Trước khi ăn tối đo :
Tay trái :129 /85 /79 , tay phải :134 /97 /78
-Sau khi ăn tối 30 phút do :
Tay trái :130 /85 /81, tay phải :134 /92 /78 .

6-Thưa Thầy đó là số đo em đo trong một ngày. Em xin gởi Thầy, trước khi uống hai thứ thuốc trên, em đã uống Phan tả Diệp 2 tuần, uống như uống trà. thuốc bổ gan thận em uống 20 thang rồi còn 4 thang nữa. tối em tập các bài Thầy dặn và uống trước khi đi ngủ.

7-Em năm nay 54 tuổi, nặng 62 kg vậy là em dư12kg hiện giờ cổ gáy vẫn mỏi và nửa bên phải mỏi hơn bên trái. Thầy ơi phần động công thể ngồi xuống trên gót chân em làm 10 lần là mệt phải chuyển qua thế khác sau đó quay lại làm 10 lần nữa. Tại sao thế đó em không làm liên tiếp 20 lần như Thầy được.

8-Còn phần thở: em tập thở lư đảnh, thu âm thu dương, thở tỉnh hóa khí 50 lần và khí hoá thần 50 lần và thở vòng chân khí 36 vòng, nhưng em thở 1 tuần thì tìm đập chậm lại. Ngủ dậy có khi tim xuống còn 43 và có bữa chỉ còn 38, em không dám thở nữa và ngừng cả tuần rồi Thầy, em không biết tại sao?

Xin Thầy giúp em, trong khi chờ thư Thầy em viết thêm những điều em chưa biết. Em xin cảm ơn Thầy và chờ thư của Thầy. Em xin cảm ơn Thầy đã và đang giúp em.

Trả lời :

Câu hỏi được chia làm 8 phần để phân tích tìm hiểu đúng sai :

1-Hồng cầu, bạch cầu :
6 tháng sau thử máu lại thì bạch cầu tăng, hồng cầu giảm là trong máu có bệnh, theo KCYĐ nguyên nhân do thiếu oxy làm giảm hồng cầu, do ăn uống sai lầm, thức ăn có những độc tố làm cơ thể tăng bạch cầu để phòng chống bệnh tật.

2-Tập bài Kéo Ép Gối sai nên không xuống cân mà khí chứa trong bụng càng to, nếu tập đúng thì bài này mục đích thổi hơi trong bụng ra cho xẹp lép mềm lại, và ép gối cho khí trong bụng ra hết, như vậy ép cả thức ăn trong bao tử được nhuyễn nhừ thành nước chảy xuống ruột, thấm qua ruột non gọi là dưỡng trấp theo mao quản li ti lên phổi nhận oxy biến thành máu đỏ, còn cặn bã thức ăn bị bài ép gối đẩy xuống ruột già thành phân bị đẫy ra ngoài, nên được nhuận trường, đi cầu dễ dàng mỗi ngày.

Như vậy bài kéo Ép Gối Thổi Hơi Ra Làm Mềm Bụng là ép thức ăn thành nước lỏng tạo chất bổ, cặn bã thành phân đẩy ra khỏi cơ thể, sau khi tập đúng thân nhiệt nóng, bụng mềm, lớp mỡ bụng tan chảy lỏng làm xuất mồ hôi, nước qua thận lọc thành nước tiểu, mỡ và cặn bã dư thừa bị loại bỏ ra khỏi cơ thể mỗi ngày, vòng bụng nhỏ lại, thì phải xuống cân. Ngược lại tập sai, là khi ép gối, thổi ra mà bụng phình căng lên giữ khí lại, bao tử vẫn căng đầy thức ăn không bị ép nhỏ lại, gan không bị ép nhỏ lại, nên thức ăn vẫn không được chuyển hóa, gan không tiết mật làm tan mỡ.
Phải đo áp huyết trước và sau khi tập 2000 lần, nếu áp huyết tăng là
tập sai, áp huyết giảm đường giảm là tập đúng.

Vỗ tay 4 Nhịp là điều chỉnh hơi thở và nhịp tim cho đều, bài Cúi Ngửa
4 Nhịp và Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực là làm hạ đường trong máu. Trước khi tập phải đo áp huyết và đo đường. Do tập sai nên không có kết qủa. Số lượng tập chính là liều lượng thuốc chữa bệnh.
Một người trước khi tập, đo đường sau khi ăn là 12mmol/l, tập 60 lần,
hai bàn tay phải đưa lên cao khỏi đầu, miệng phải hát, đầu gối phải co
lên cao ngang ngực, tập xong đo đường xuống được 3.0mmol/l thì đo lại đường trong máu còn 8.0mmol/l, nếu tập tiếp một lần nữa thì số lượng phài giảm bớt để cho đường trong máu lọt vào tiêu chuẩn bình thường từ 6.9-8.0mmol/l, nếu tập đủ 60 lần đường sẽ xuống còn 5.0mmol/l thì dưới tiêu chuẩn, cơ thể sẽ mệt và buồn ngủ, chỉ nên tập thêm 30 lần là đủ, nếu tập nhiều hơn đường xuống thấp dưới 4.0mmol/l sẽ ngã lăn đùng xuống sàn nhà, rơi vào hôn mê giống như người bị tai biến, nhưng chân tay mềm nhũn, xuất mồ hôi, mặt tái xanh...
Nếu tập đúng 200 lần chỉ dành cho người có bệnh đường trong máu cao mới không bị xỉu, còn người có đường thấp thì hay buồn ngủ, hay ngủ gục, mệt mỏi, cần phải uống 2 thìa đường rồi đo đường lên trong tiêu chuẩn 6.0-8.0mmol/l mới tập được bài này.
Như vậy tập 200 lần không đúng, nếu đúng thì đã mệt ngất xỉu vì đường trong máu xuống.

Bài tập Hít vào thở ra 100 lần là hòa vốn, không chữa bệnh gì, thở
Mệnh Môn  để duy trì áp huyết không tăng không giảm, không có mục đích giảm cân.

3-Ruột khó chịu, nó có bị loét không Thầy? Phải tự hỏi mình xem nguyên nhân tại sao loét, phải hội đủ điều kiện là những thứ chứa trong ruột ở lâu một chỗ không xê dịch và không thông thoáng không có khí đẩy co bóp, dư acid, dư nồng độ đường mới làm cho loét, như vậy thì tập bài Kéo Ép Gối Làm Mềm Bụng, có nghiã là làm mền gan, bao tử, ruột non, ruột già co bóp, do tập không đúng nên không đạt yêu cầu này rồi.
Còn cách nào tập cho bạch cầu giảm và cách tập cho giảm cân ? Tại sai bạch cầu tăng do chức năng ruột không hoạt động co bóp tốt do tập Kéo Ép Gối không đúng, nên chứa nhiều vi khuẩn làm tăng bạch cầu để kháng khuẩn.
Như vậy hỏi làm cách nào làm giảm bạch cầu và giảm cân thì chỉ cần tập đúng yêu cầu Kéo Ép Gối Thổi Hơi Ra Làm Mềm Bụng, thổi hơi cho khí trong gan, bao tử, ruột ra hết cho xẹp nhỏ lại thì áp huyết xuống, thức ăn, khí, huyết, nước dịch chất bị các cơ quan này co bóp nên chuyển động dời đổi, gọi là phân thanh hóa trọc, thanh thì tạo thành chất bổ máu, trọc thì đẩy ra theo phân, nước tiểu và mồ hôi.

4-Do tập bài Kéo Ép Gối sai ngay từ đầu là không dùng máy đo áp huyết và đo đường để biết mình tập đúng hay sai. Công dụng của bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng (bài A) làm hạ áp huyết, hạ nhiệt, tiêu mỡ làm nhỏ bụng, hạ đường, cholesterol. Bài Nạp Khí Trung Tiêu (bài B) làm tăng áp huyết, tăng thân nhiệt mạnh thận không đi tiểu đêm, nhưng cũng làm nhỏ bụng, nên hai bài này tập chung. Nếu áp huyết thấp, tập 3 lần liên tiếp bài B, bài A rồi lại bài B. Nếu áp huyết cao tập bài A, bài B rồi lại bài A., rồi đo lại áp huyết và đường.

Còn thuốc có tên là thuốc bổ gan thận làm tăng áp huyếr hay giảm áp
huyết, tăng đường hay giảm đường. Nếu nó không thích ứng với những điêu mình mong muốn là làm hạ áp huyết, giảm cân, thì thuốc đó không có gía trị đối với mình. Mình phải hỏi thầy đông y, tôi uống huốc này có giảm áp huyết không, có giảm cân không, nếu thầy nói chung chung không kliểm chứng thì đấy là cách nói mơ hồ của ngành đông y, do đó mà tây y thấy không đáng tin cậy. Nhưng nếu không dùng thuốc gì cả, chỉ cần hạ áp huyết, hạ đường, giảm cân thì KCYĐ chỉ cần tập đúng 2 bài này trong 3 tháng, và giảm ăn, sẽ đúng như ý mong muốn, mà không cần đến thuốc. KCYĐ chuyên về dùng khí chữa bệnh, chỉ trường hợp cơ thể suy nhược thiếu máu, mới cần bổ máu Bổ Hư Thang.

Thuốc chữa bướu trong ổ bụng khi ấn đè bụng có đụng phải những bướu cứng đau, uống thuốc này cho đến bao giờ ấn đè bụng không còn bướu nào thì ngưng, Uống thuốc tan bướu ổ bụng cùng lúc tập 2 bài trên thời gian khỏi bệnh nhanh hơn.

5-Phân tích số đo áp huyết :
Đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của
khí công y đạo :
95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)
100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)
Áp huyết của bệnh nhân tuổi 54 phải ở trong khoảng :
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

a-Chúng ta phải thắc mắc tại sao sáng thức dậy, áp huyết tay trái cao
hơn tiêu chuẩn ở tâm thu và tâm trương 156/105/76, còn tay phải 130 /96 /67 tâm thu đúng tiêu chuẩn, nhưng nhịp tim thấp .
Đặt nghi vấn, có phải là van tim trái bị hở  (105) do van tim bị
cholesterol  nhiều hơn bên van tim bên phải (95) ?, còn nhịp tim mạch
bên phải thuộc gan bị hàn (67) ?

b-Trước khi ăn sáng đo :
Tay trái : 126 /81 /73 , tay phải : 120 /83 /74 .
Hai số tâm thu đúng tiêu chuẩn, nhịp tim đúng tiêu chuẩn, không hàn
không nhiệt, van tim đã thu hẹp, mặc dù chưa ăn sáng. Chúng ta phải
thắc mắc tại sao có sự khác biệt ?

c-Sau khi ăn sáng 30 phút đo :
Tay trái :118 /77 /80 ,  tay phải :115 /80 /83
Tại sao sau khi ăn sáng áp huyết cả hai tay lại thấp hơn tiêu chuẩn,
mà nhịp tim nhanh ?

d-Trước khi ăn trưa đo :
Tay trái : 117 /74 /80 , tay phải :117 /76 /78
-Sau khi ăn trưa 30 phút đo :
Tay trái :115 /70 /85 , tay phải :116 /76 /86 .
Chúng ta phải thắc mắc tại sao trước và sau khi ăn áp huyết tâm thu và tâm trương gần như không thay đổi, thấp hơn tiêu chuẩn, chỉ thay đổi nhịp mạch cao hơn ?

e-Trước khi ăn tối đo :
Tay trái :129 /85 /79 , tay phải :134 /97 /78
-Sau khi ăn tối 30 phút do :
Tay trái :130 /85 /81, tay phải :134 /92 /78 .
Trước và sau khi ăn áp huyết hai tay gần như không thay đổi, nhưng tay phải cao hơn tay trái và cao hơn tiêu chuẩn.

So sánh câu a với câu b, do ăn tối hôm trước nhiều, không vận động,
không tiêu, sáng dậy áp huyết cao do ăn nhiều chất hàn hạnh làm gan bị hàn. Khi dậy vận động đi lại thì áp huyết xuống thấp.
So sánh câu b với câu c, lại ăn những thức ăn làm hạ máu, hạ áp huyết.

So sánh câu c với câu d, gần như bữa ăn trưa chỉ uống nước hay ăn
cháo, hay chất súp lỏng nên áp huyết không thay đổi, chỉ làm cơ thể
tăng nhiệt nhịp nhanh hơn, sau khi ăn vẩn không tiêu do lười không tập để chuyển hóa, nên bao tử và gan phải tự tiết dịch chất để chuyển hóa chất bột hay súp của bữa ăn trưa, tại sao lại biết là chất bột không tiêu, vì tâm trương lại mở van tim lớn hơn từ 70 đến 76, mà đến chiều tối tâm trương lên từ 85 đến 97, nhịp mạch tay trái vẫn cao, trước và sau khi ăn tâm thu tay phải thuộc gan không thay đổi là chức năng gan hư.

Vì chức năng chuyển hóa của bao tử và gan không đồng bộ, đáng lẽ áp huyết bên gan phải cao trước khi ăn để giúp cho bao tử biết đói đòi
ăn, khi ăn xong thì chức năng gan nghỉ, áp huyết bên gan sẽ hạ xuống và áp huyết bao tử phải tăng cao hơn để bao tử hoạt động, ngược lại bao tử không làm việc trong bữa ăn tối, thì khi đêm ngủ, gan lại phải tiết dịch chất giúp bao tử làm việc, nên sau khi gan làm việc xong áp huyết của gan xuống lúc đó áp huyết của bao tử mới tăng, do đó đến sáng ngủ dậy, áp huyết tay phải trong tiêu chuẩn, còn áp huyết bao tử tăng cao...
Đó là chu kỳ áp huyết 1 ngày.

Kết luận: Tinh là chất ăn uống thuốc men làm xáo trộn chức năng tiêu
hóa, hấp thụ và chuyển hóa, làm Can vị bất hòa.
Đối với cách chữa bệnh của môn Khí Công Y Đạo chú trọng cả 3 yếu tố Tinh-Khí-Thần.
Về những thức ăn đúng thì có kết qủa 15%, về thuốc uống đúng yêu cầu mà bệnh cần, kết qủa 15%, cả hai thuộc cách điều chỉnh Tinh là 30%.
Về Khí tập đúng bài cho đúng bệnh, kết qủa 30%.
Về Thần là tập thở thiền đúng theo nhu cầu cơ thể cần, kết qủa 40%.

6-Uống Phan Tả Diệp làm hạ áp huyết là sai. Trường hợp áp huyết thấp, muốn đi cầu được, cần tập sau mỗi bữa ăn 30 phút bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần.
Uống thuốc bổ gan thận là sai, uống càng nhiều (40 thang) càng sai, bổ gan thì áp huyết tăng cao vì gan mộc là mẹ của tâm hỏa, bổ thận thủy lại khắc hỏa làm áp huyết tụt thấp, do đó áp huyết không ổn định.

7-Hiện giờ cổ gáy vẫn mỏi và nửa bên phải mỏi hơn bên trái.
Phải tập những bài liên quan đến cổ gáy là 7 bài đầu chỉnh thần kinh,
bài Vỗ Tay 4 Nhịp, bài Vỗ Tâm Thận, Cúi Ngửa 2 Nhịp, 4 Nhịp, Vặn Mình 2 Nhịp, 4 Nhịp, QuayVặn Khớp Vai. Chuyên tập những bài này trong 1 giờ làm cho cổ gáy vai xuất mồ hôi mới có kết qủa.
Vì uống nước nhiều, ăn nhiều, bụng to chèn động mạch háng, nước trong đầu gối làm sưng gối, nếu đo áp huyết ở chân thì số thứ hai lớn hơn tiêu chuẩn nên các tĩnh mạch chân bị phìng tĩnh mạch, máu bị tụ lại ở mắt cá, do đó không tập được bài Dịch Cân Kinh 4 Nhịp. Cần phải tập bài Dậm Chân Phía Trước Phía Sau/Chachacha xong mới tập Dịch Cân Kinh 4 Nhịp, thì sẽ ngồi xuống được.

8-Còn phần thở: em tập thở lư đảnh, thu âm thu dương, thở tỉnh hóa khí 50 lần và khí hoá thần 50 lần và thở vòng chân khí 36 vòng, nhưng em thở 1 tuần thì tìm đập chậm lại. Ngủ dậy có khi tim xuống còn 43 và có bữa chỉ còn 38, em không dám thở nữa và ngừng cả tuần rồi Thầy, em không biết tại sao?
Các thầy KCYĐ chú ý đến những bài tập thở này để chữa cho những người có nhịp tim đập nhanh có kết qủa. Đây là bài luyện Tinh hóa Khí, luyện Khí hóa Thần làm giảm tần số sóng não được ở trạng thái thư giãn nghỉ ngơi.
Còn riêng trường hợp bệnh này, bệnh nhân chỉ muốn giảm cân, chữa đau nhức mỏi, thì bài này không đúng mục đích, chưa cần thiết để tập.

Thân
doducngoc