Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

Bài 439 : Phân tích áp huyết để biết cách chữa đúng hay sai.

Con kính Chào Thầy!

Con biết là con đã làm phiền Thầy và anh Hữu nhiểu nên con ngại lắm, nhưng Thầy vốn là người rộng lượng và giàu lòng nhân hậu nên Thầy không giận con đâu phải không Thầy?

1-Thời gian dài con uống Siro Bổ Hư Thang, huyết áp có lúc lên khá cao nhưng lại không ổn định, con đã được Thầy chỉ cho bài Khí Thủng và căn bản con đã hiểu rõ hơn tình trạng bệnh của mình, chỉ có điều thời gian tập khí công của con chưa được nhiều, con lại hay nóng vội.

2-Mặc dù đã áp dụng pp nhịn ăn 12 ngày nhưng không thu được kết quả như ý. Sau khi nhịn ăn xong ngày 14 con uống siro BHT huyết áp lên khá cao, sau đó 2 ngày con không uống thì HA xuống thấp, Sau đó con tiếp tục uống Bổ Hư Thang nhưng uống hoài không thấy HA lên.

Con đã được anh Hữu chỉ Thầy Liêu, gặp Thầy kê đơn và thông chân cho nhưng con vẫn chưa thấy khá hơn. Kể từ sau khi áp dụng PP nhịn ăn 12 ngày tới nay con uống liên tục 4 thang siro mỗi vị 32g, và 10 thang do Thầy Liêu kê đơn, nhưng HA vẫn thấp lắm Thầy ạ.

3-Con biết mình ăn không hấp thụ được nên có dùng thêm Bổ Trung Ích Khí Hoàn, dạng viên do cty dược phẩm TW3 sản xuất, nhưng công dụng của nó là dùng cho Tỳ Vị hư hàn, nhưng con là tỳ vị nhiệt, nên uống vào thì chỉ thấy nhịp tim cao hơn rất nhiều thui. và thuốc cấm dùng cho người bị cơn hen suyễn nên con không dùng nữa.

4-Mấy tháng nay con bị ho Đàm.... Bây giờ mỗi sáng ngủ dậy con tập Nạp khí Trung Tiêu và Kéo Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng con tập thở ra bằng mũi thì mũi ngạt và hắt xì hơi vài cái, sau đó xì ra là hết. Khi tập Vỗ Tay 4 Nhịp nhưng con tập sai vì không hát theo, con hay có đờm vướng họng phải khạc ra và ho vài cái mới hết. Đi làm thỉnh thoảng có đờm vướng họng phải hắng giọng và khạc ra.

5-Dạo gần đây con hay bị đau lưng đối diện với rốn, nhất là vào chu kỳ kinh thì đau lưng càng dữ dội hơn.... Con còn hay bị đau dưới vai nữa, dạo này con hay đi tiểu nữa... Bệnh tình con ngày một nhiều biến chứng.

6-Mắt con bị tèm nhèm như có màng vướng và nhiều gân máu quanh mắt, con biết con vừa thiếu máu, thiếu đường nuôi mắt, con đang bổ sung đường. Tìm hiểu những bài viết thầy trả lời con biết con thuộc chứng "Âm hư sinh nội nhiệt"...Con vẫn xông mắt với cúc hoa và 1 tuần ăn 3 buổi chè bổ máu: đậu đỏ, táo đỏ, 50g gạo nếp, đường đỏ, 50g đậu phộng.

7-Trong người cái gì cũng nhiệt....Có lẽ bệnh con thuộc chứng Khí và huyết đều hư, thiếu máu, nhịp tim nhanh.

8-Cách chữa theo ngũ hành Đông y, con thận và phổi đều yếu, trong khi đó Bổ Trung Ích Khí trị tỳ vỵ hư hàn, con thấy không hợp để uống. Con muốn hỏi Thầy là giờ con uống thuốc bổ phổi, phổi mạnh sẽ đủ năng lượng nuôi con là Thận.

Thầy ơi! ở VN không có thuốc Bách Hợp cổ kim Hoàn, con có vao link của Thầy qua trang thầy Nguyễn Hữu Toàn, con gửi mail hỏi họ thì phòng tư vấn có chỉ con dùng PHẾ THẬN HOÀN. Với công thức Đông trùng hạ Thảo, nhân sâm,tắc kè núi...Với công dụng : đại bổ phế thận, chữa cơ thể suy yếu, ho hen, viêm đường hô hấp, mệt mỏi hay bị cảm mạo,dị ứng, đau lưng. Con uống siro bổ hư thang và Phế Thận Hoàn có kỵ nhau không Thầy?.

9-Cơ thể con thì hoàn toàn khỏe mạnh, ăn được, về đêm nhiều biến chứng con lo lắm, ho đàm lâu quá con lo lắng và chân con chưa khỏi hẳn tê thui Thầy ạ.

Huyết áp con đo ngày 25/2/2012. Con Ng.yễn T. H. năm nay 27 tuổi.

Sáng trước ăn:

tt:111/69/82,tp:113/65/77
Chân Trái:126/72/82,Chân Phải: 121/69/78.

HA con đo 15h chiều:

TT:112/72/83,Tp:115/69/82
Chân trái: 129/83/83,Chân phải:132/75/84

Triệu chứng tê, nhức ở đầu ngón chân vẫn chưa khỏi, con thấy rõ nhịp đập ở chân trái, ngứa ngoài da thịt, nhức về đêm làm con lo lắng, hơn nữa tay trái con cũng tê tê, nhức ở đầu ngón tay, khi để thả lỏng ở trạng thái tự nhiên nghe rõ từng nhip đập, rung rung, và nhức đầu ngón tay, cảm giác tê tê lan rộng ở cánh tay đôi lúc ngứa ngoài da thịt. Bây giờ con ko biết bệnh con tên là gì nữa Thầy ơi. Con sợ lắm.

10-Hôm qua con đi ăn cỗ nhiều chất về mặc dù ăn không nhiều nhưng tối về da thịt ở bắp tay và bắp chân ngứa, nhức ở đầu ngón chân và ngón tay, con để ý thấy có mấy nốt dị ứng to như nổi mề đay ở bên bắp tay trái, các khớp ngón tay đau, khi bẻ kêu không ròn nữa, con thấy các đốt tay to hơn, bằng chứng là cái nhẫn con đeo mọi khi tháo ra rất dễ nhưng hôm nay cho sữa rửa mặt vẫn không tháo ra được.... Con sợ quá lẽ nào bệnh con là bệnh Gout phải không Thầy? Mà con biết bệnh này là bệnh của người giàu mà, còn con rất nghèo, lẽ nào.....? Con sợ lắm.

Sáng 26/3 ngủ dậy con đo HA:

TT:104/63/81,TP:109/67/83
Chân trái: 122/71/86.Chân phải: 121/65/89

Con đang cố gắng dành nhiều thời gian hơn để tập khí công, siro BHT con vẫn còn 7 thang nữa......

Con rất mong được Thầy chỉ dạy thêm, vì với con bây giờ không gì đáng quí hơn sức khỏe, con đã biết tự thương lấy chính mình, cố gắng tu tâm dưỡng tính để sớm gặp được những điều kỳ diệu từ cuộc sống.

Biết Thầy bận rộn mà con làm phiền hoài, mong thầy rộng lượng bỏ qua vì con còn thiếu hiểu biết và nóng vội... Con chờ sự chỉ dạy của Thầy.

Kính chúc Thầy luôn khỏe mạnh,để mang thật nhiều phép màu nhiệm đến với những người đang tuyệt vọng với nỗi đau bệnh tật, Thầy nhé!

Cảm ơn Thầy ngàn vạn lần!

Con:Hương Cái Bang....

Trả lời :

Tôi chia câu hỏi thành 10 đoạn để phân tích đúng sai trong điều trị.

1-Thuốc Bổ Hư Thang là thuốc bổ máu làm tăng áp huyết, nên muốn biết thuốc có chữa đúng bệnh không, cần phải đo áp huyết trước khi uống và sau khi uống trong 1 ngày để so sánh thuốc có làm chuyển hóa thay đổi khí huyết trong người không so với áp huyết tiêu chuẩn tuổi 27 :

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

Nếu áp huyết tăng so với trước khi uống là thuốc chữa đúng bệnh.

Nhưng để ý áp huyết tăng bên gan nhiều hay bên bao tử nhiều. Nếu tăng bên gan nhiều chứng tỏ gan đã thiếu máu, tăng bên bao tử nhiều chứng tỏ chức năng bao tử được phục hồi.

Nếu nó không tăng bên bao tử, chứng tỏ chức năng bao tử không làm việc hấp thụ và chuyển hóa. Còn bên bao tử tăng, bên gan không tăng, chứng tỏ bao tử đã chuyển hóa đưa chất bổ máu sang gan, nhưng gan thiếu oxy để chuyển hóa chất bổ thành máu, thì can khí hư. Khi can khí và can huyết hư các ống dẫn máu và các sợI thần kinh bị teo co rút làm tắc tuần hoàn máu gây đau.

Như vậy là Bổ Hư Thang là bổ máu mà không tập cho cơ thể tăng khí đủ oxy để bảo quản giữ lượng máu không bị tiêu hủy để trở thành dư chất sắt.

2-Khi cơ thể thiếu máu, áp huyết dưới 105 thì không được áp dụng phương pháp nhịn ăn làm áp huyết sẽ xuống dưới 100, do đó khi cơ thể cần máu để phục hồi lại tình trạng cũ, vì thế uống Bổ Hư Thang áp huyết chỉ lên như cũ 105, nguyên nhân cơ thể không tập để tăng oxy làm tăng tính hấp thụ và chuyển hóa. Do đo áp huyết vẫn không tăng mặc dù vẫn uống, nhưng đối với chức năng của bao tử yếu không chuyển hóa được nữa..

3-Không tập bài Kéo Ép Gối trước và sau bữa ăn để kích thích chức năng gan, bao tử tăng tính hấp thụ và chuyển hóa, và không tập tiếp theo bài Nạp Khí Trung Tiêu rồi ngậm miệng giữ khí để tạo sóng nhồi ở bụng giúp chuyển hóa thức ăn, thuốc uống, nên chức năng Tỳ Vị bị hư, thì dù có uống đúng thuốc cũng không có công hiệu, bao tử chỉ như một cái thùng rác đựng những thứ vất đi, cơ thể không hấp thụ được chất bổ nào từ thuốc và thức ăn, nên càng uống nhiều thuốc càng trở thành nhiều độc tố trong máu tạo ra nội nhiệt, cũng do không có khí lực loạI bỏ độc tố, nên từ chứng tỳ vị hư hàn trở thành hư nhiệt.

Công dụng của thuốc Bổ Trung Ích Khí Hoàn đùng là giúp bao tử tăng nhiệt chữa bao tử hàn. Cỏn Bổ Hư Thang có vị thuốc Quế mạnh hơn công dụng của Bổ Trung Ích Khí cũng kích thích tăng nhiệt làm nhuyễn thức ăn trong bao tử để biến thức ăn thành máu, nhưng nó cần khí, giống như xe chuyên chở vận chuyển dưỡng trấp đi xuống ruột non thấm qua màng ruột non theo mao quản li ti cùng với máu đen lên xoang phổi nhận oxy biến thành máu đỏ vào tim bơm máu tuần hoàn rồi về thận lọc máu sạch đưa về kho dự trữ là gan, rồi gan lại cung cấp máu cho tim bơm đi nuôi các tế bào toàn cơ thể.

Môn KCYĐ dùng để chữa bệnh có ưu điểm tạo ra khí, dùng khí để chuyển, giống như sẵn sàng có nhiều xe để vận chuyện đi bất kỳ đâu dù xa dù gần, nhưng không có chất gì để mà chuyên chở thì cũng chịu thua, nghĩa là cơ thể không có huyết để khí đẩy huyết lưu thông. Trường hợp này ngược lại có Bổ Hư Thang giúp thức ăn hóa thành máu, nhưng cứ nằm ì trong bao tử như một túi rác không có khí làm việc nhồi bóp rồi vận chuyển đi.

Khi áp huyết thấp là thiếu máu, các chức năng tạng phủ yếu, bao tử hư hàn, thức ăn biến thành đàm, uống Bổ Hư Thang có quế chứa lâu trong bao tử thành tích lũy nhiệt.

Khi chữa bệnh phải đúng thời điểm đông y gọi là đối chúng lâm sàng, khi bắt mạch thấy bao tử hàn, thì đo áp huyết thấy áp huyết thấp, nhịp tim thấp, lúc đó uống Bổ Hư Thang vừa bổ máu, vừa tăng nhiệ, đo áp huyết thấy nhịp tim tăng hơn tiêu chuẩn thì bao tử trở thành nhiệt, nhưng áp huyết không tăng do cơ thể không có khí chuyển đi.

Thông thường khi bao tử nhiệt, muống làm mất nhiệt thì mẹ thực tả con, là tả đại trường bằng cách dùng Phan Tả Diệp, với điều kiện áp huyết bình thường, hay áp huyết cao, còn áp huyết thấp, đông y cho dùng thuốc mát để xổ thì làm áp huyết tụt thấp thêm, trường hợp này không chữa bằng thuốc đông y được, mà chỉ chữa bằng khí là bài tập Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng đúng lúc là sau khi ăn 30 phút.

Đo áp huyết bên tay trái nhịp mạch thấp hơn 70 là hàn, nhịp mạch cao hơn 80 là nhiệt. Trường hợp không có máy đo áp huyết chúng ta vẫn có thể biết bao tử hàn hay nhiệt, nếu sau khi Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 100-200 lần mà trán xuất mồ hôi, thì chính bài này đã tả nhiệt trong bao tử, còn sau khi tập 100 lần, trán không xuất mồ hôi là bao tử hàn, phải tập thêm đến 200 trán mới xuất mồ hôi đối với người bao tử hàn mà áp huyết bình thường, còn áp huyết thấp không được tập 200 lần ngay một lúc, khiến áp huyết và đường tụt thấp hơn.

Như vậy chính bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng vừa chữa được bao tử hàn, bao tử nhiệt hay hơn dùng thuốc đông tây y.

4-Nguyên nhân tạo đàm :

Khi tỳ hư thì phế hư, tỳ hư hàn phế hư hàn, khi thức ăn trong bao tử không tiêu thức ăn không biến thành dưỡng trấp chuyển thành máu mà trở thành đàm trong xoang phổi, phế hư hàn làm nghẹt mũi do đàm, còn thức ăn chứa lâu trong bao tử bị lên mem tăng nồng độ acid trong bao tử thành nhiệt khiến nhịp tim tăng cao.

Thức ăn, thuốc uống trong ngày để đến sáng hôm sau, mỗI sáng mớI tập khí công thì thức ăn đó chứa lâu trong bao tử đã biến thành đàm và tích nhiệt trong bao tử sẽ trở thành bao tử thồi, hậu qủa loét bao tử hay ung thư bao tử khi cơ thể thiếu máu trầm trọng có số đo áp huyết dưới 90.

Nguyên tắc của KCYD ngay khi ăn uống sau 30 phút phải tập 2 bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng và Nạp Khí Trung Tiêu Ngay, giống như sau khi dọn cơm ra bàn ăn, ăn xong dọn dẹp bàn ghế mâm chén liền, chứ không đợi đến sáng mai mới dọn, có nghĩa là chữa bệnh đã không theo luật đối chứng lâm sàng, chữa đúng lúc cần, đúng lúc đang bệnh..

Khi Phế hư hàn thì con là Thận không được nuôi dưỡng lại bị mẹ truyền bệnh cũng trở thành hư.

Bệnh biến chứng từ gan hư không được mẹ là thận nuôi, thận hư không được phế nuôi, phế hư không được tỳ vị nuôi, tỳ vị hư không được tâm nuôi, tâm hư không được gan nuôi, như vậy 5 hành đều hư, xem bài (438)Tứ Tổ Quy Gia là phục hồi chức năng Tỳ Vị.

5-Đau lưng ngang với rốn khi có kinh là vừa đau thận, vừa bao tử và ruột. Cơ thể đã thiếu máu, lại bị mất thêm máu khi ra kinh khiến áp huyết thấp thêm là dấu hiệu báo trước khi áp huyết tụt xuống dưới 90 là dấu hiệu tiền ung thư, khi áp huyết xuống 80 tây y sẽ khám ra được ung thư. Có hai trường hợp xẩy ra, nếu đến kỳ kinh không ra máu hay ra ít thì sẽ ung thư tử cung, còn kinh vẫn ra thì 3 tạng can, tỳ, thận phải cung cấp máu giúp điều kinh thì tử cung không có vấn đề nhưng chức năng 3 tạng này suy yếu dần. Gan hư thì các dây thần kinh dẫn máu co rút nên đau gân cơ, đau cổ gáy, vai, tay, lưng, cột sống, gan hư do thận hư, thận hư thì đi tiểu đêm, đau lưng, xương xốp, rụng tóc, răng hư, mất trí nhớ.

6-Mắt tèm nhèm, can khai khiếu ra mắt dẫn khí và huyết lên nuôi mắt, nguyên nhân do can khí can huyết đều hư. Xông mắt là chữa ngọn, ăn chè bổ máu cũng bằng thừa vì Bổ Hư Thang còn dư trong bao tử chưa chuyển hóa vì thiếu tập đúng lúc đúng thời.

7-Trong người cái gì cũng nhiệt...

Tại sao phải đoán mò khi đã có máy đo áp huyết. Đã biết khí huyết đều hư, đã dùng Bổ Hư Thang để bổ huyết mà không tập luyện để bổ khí. Đã biết âm hư nội nhiệt mà không biết cách tập để mất nội nhiệt ?

8-Bách Hợp Cố Kim Hoàn hay Phế Thận Hoàn cũng đều là chữa ngọn bệnh là chữa phế thận, trong khi bệnh chính là ở bao tử không hấp thụ chuyển hóa làm cho 5 hành đều hư, phải chữa gốc trung tiêu Tứ Tổ Quy Gia để điều chỉnh lại cả 5 chức năng tạng phủ của 5 hành.

9-Cơ thể con hoàn toàn khỏe mạnh thì tại sao lại sợ biến chứng về đêm ? Ho đàm lâu chưa khỏi, chân còn tê tại sao ? Nhìn vào số đo áp huyết đã thấy có gì sai chưa ?

Sáng trước ăn:

tt:111/69/82,tp:113/65/77
Chân Trái:126/72/82,Chân Phải: 121/69/78.

HA con đo 15h chiều:

TT:112/72/83,Tp:115/69/82
Chân trái: 129/83/83,Chân phải:132/75/84

Nhìn kết qủa số đo áp huyết thì không thấy được chức năng hấp thụ và chuyển hóa của gan và bao tử vì không có số đo sau khi tập 30 phút sau khi ăn, mà chỉ có số đo sáng trước khi ăn và số đo vào lúc 15 giờ cũng không phải là lúc ăn bữa chiều, do đó mà không tìm ra được nguyên nhân ho đàm lâu và đau chân chưa khỏi.

10-Đi ăn cỗ về bị dị ứng ngứa, đau nhức, sưng phù... áp huyết đo được :

Sáng 26/3 ngủ dậy con đo HA:

TT:104/63/81,TP:109/67/83
Chân trái: 122/71/86.Chân phải: 121/65/89

Kềt luận : Áp huyết vẫn thấp do thiếu khí, huyết không thiếu mà ứ huyết nhiệt do nhịp tim hơi nhanh, trở thành máu có nhiều độc tố chứa trong gan mới bị dị ứng, nếu không có khí vận chuyển huyết thì huyết sẽ hóa vôi, lúc đó đau nhức nhiều hơn, huyết tích tụ ở các khớp ngón bị khô trở thành huyết hóa vôi hay mưng mủ, tây y thì gọi là bệnh gút, thấp khớp, thoái hóa khớp.

Cách chữa :

Sau mỗi bữa ăn 30 phút tập Kéo Ép Gối Thổi Hơi Ra Làm Mềm Bụng 100 lần rồi Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần, Bữa ăn nào tập ngay sau bữa ăn đó. Trong ngày tập 8 lần Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 100 lần, sau khi tập ngậm miệng giữ khí, áp huyết sẽ tăng lên, lúc đó vẫn dùng Bổ Hư Thang cho đến khi áp huyết ổn định.

Thân

doducngoc