Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Câu 320 : Đã cắt túi mật, cơ thể sẽ ra sao ?

Con kính chào Thầy hôm nay con có việc mong thầy giúp con :

1, Con có một số người mà Tây y đã mổ mật rồi nghĩa là túi mật không còn nữa ,ví dụ có một bệnh nhân nữ 32 tuổi mổ mật thang 9 năm 2011 từ đó tới nay lúc nào huyết áp cũng cao

Tay trái 143/74/82, tay phải 127//77/87

Cô ta đi bác sỹ nhiều lần thi họ không kết luận gì và nói cô không có bệnh gì hết nhưng trong người lúc nào cũng mệt ngủ không ngon ăn cũng vậy không thiết làm gì. Con có bảo cô ta là thử bảo ông bác sỹ đó mổ mật của ông ta sau 1 năm ông ta sẽ thấy khi con người ta không còn mật sẽ sống ra sao ? cô ta cười và bảo không bao giờ tin bác sỹ nữa .sau đó con hướng dẫn tập và chữa thì huyết áp

Tay trái 118/79/67, tay phải 121/77/63

Từ đó tới nay là hơn 1 tháng và con có hướng dẫn cô ta về tập hàng ngày như vậy đều thì sễ tốt hơn

2 , Khi không còn mật nữa gan vẫn tiết mật nhưng sẽ chứa ở đâu ?

3, Khi không còn mật nữa có tẩy sạn gan mật được không ạ ?

Con xin đa tạ cảm ơn thầy rất nhiều .Mong Thầy cùng gia đinh mạnh khỏe và bình an

Con .

NVT nguyenvanty@centrum.sk

Trả lời :

Áp huyết tiêu chuẩn ở tuổi 32 là :

110-120/65-70mmHg,mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

Như vậy bệnh nhân này bị cao áp huyết 127-143 và người bị nhiệt 82-87 do đởm vị thực, chứ không phải can thực, ăn không tiêu, mặc dù đã cắt bỏ túi mật.

Chức năng của gan làm ra mật sau mỗi bữa ăn, khi gan sản xuất ra mật dư thừa thì để dành dự trữ vào trong túi mật, khi cơ thể ăn uống nhiều, mật của gan thiếu để làm nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn thì lại lấy mật dự trữ trong túi mật ra.

Khi có sạn gan mật là do mật và cholesterol trong gan dư thừa cất vào túi mật không chuyển hóa thì bị kết tủa thành sạn, như vậy chất mật và cholesterol bị ứ kết lâu ngày thì thành sạn, vì thế khi xổ sạn gan mật bằng muối Epsom với dầu olive, nó sẽ theo đường phân ra từ mấy chục cục đến vài trăm cục to nhỏ, cục lớn nhất bằng ngón tay, chúng ta thấy nó dẻo cứng như cao su mầu xanh mật, mầu đen, mầu hồng, mầu gạch.

Khi bị mổ bỏ túi mật thì gan vẫn sản xuất ra mật nhưng khi nhiều khi ít nên vấn đề tiêu hóa không đều.

Chức năng khí hóa của Mật theo đông y :

Nó giống như một nhà máy sản xuất thuốc kháng sinh trụ sinh chữa mọi bệnh để điều hòa nhiệt, giảm đau nhức nên đông y xem chức năng của kinh đởm là khu phong tiết nhiệt, sơ thông khí cơ thanh tiết thấp hỏa can, đởm, trục phong tà, khai nhĩ khiếu. chỉ thống minh mục, trấn thống thần kinh tam thoa, đau hai góc đầu, sưng mặt, má, răng, cơ hàm, co giật cơ mặt. Phục hồi chức năng đầu sọ. đau đầu do nhiệt lan xuống mắt, da sưng đỏ, phù sưng đỏ da mặt. Giải độc thần kinh (say rượu, thuốc lá, ngộ độc thuốc..) Trừ phong giải biểu nhiệt, thanh nhiệt, thông nhĩ, mục, lợi khớp. Trấn thống vai, lưng, cổ gáy, viêm tuyến vú. Tay yếu dơ không nổi, sốt lạnh, lở mã đao. Thư ngực, thông khí ở ngực bụng, sưng tắc tuyến vú, hòa trung tiêu, đau gan, ôn thận hàn, dẫn thủy thấp, giáng vị nghịch. Điều đới mạch, điều vinh huyết, tư can, thận, lý hạ tiêu, lợi thấp nhiệt, thanh nhiệt thấp trệ kinh lạc, trục phong tà ở gối mông,thư cân mạch, mạnh gân cốt....

Khi cơ thể có những bệnh này là do thiếu mật gọi là chứng đởm hư, hay dư mật gọi là chứng đởm thực, bây giờ không còn túi mật nhưng gan cũng tạo mật lúc nhiều lúc ít mà không có túi mật để chứa, nó cũng vẫn bị bệnh chứng đởm hư, chứng đởm thực bất thường.

Theo tây y, những người đã cắt túi mật thường uống mỗi ngày 2 viên thuốc mật giúp chức năng tiêu hóa để thay thế nhiệm vụ của túi mật.

Đối với KCYĐ, kích thích chức năng tiêu hóa của gan, bao tử, thì cần phải tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng trước và sau mỗi bữa ăn thì sẽ ngăn ngừa được những bệnh này do thiếu hay dư mật.

Tuy nhiên, những người đã cắt túi mật thì sức đề kháng chống bệnh yếu hơn những người còn túi mật.

Năm đầu ngón chân có 6 đường kinh chân, ở ngón chân cái có hai đường kinh là Tỳ và Gan, ngón thứ hai kinh Vị, ngón thứ ba kinh Thận, ngón thứ tư kinh Đởm, ngón chân út kinh Bàng Quang, khi day bấm 5 đầu ngón chân, chúng ta sẽ thấy ngón thứ tư bên trái khi bấm bệnh nhân cảm thấy đau vì chức năng của đởm còn hoạt động do gan còn tiết mật, nhưng ngón chân thứ tư bên phải khi bấm không có cảm giác đau có nghĩa là túi mật đã bị cắt, một thời gian lâu ngón chân này teo nhỏ hơn so với lúc chưa cắt. Điều đó chứng tỏ nó có ảnh hưởng đến chức năng phòng chống bệnh, và làm xáo trộn áp huyết do ăn không tiêu..

Thân

doducngoc