Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

KHÁM BỆNH BẰNG MÁY ĐO ÁP HUYẾT, CHỮA BỆNH BẰNG HUYỆT THEO CÔNG THỨC ĐIỀU CHỈNH KHÍ/HUYẾT/NHỊP MẠCH

https://drive.google.com/file/d/0BzTtsb_fw3P0UTd2NkhrRUF5alU/edit?usp=sharing

PHẦN MỘT :

A-Áp dụng máy đo áp huyết dùng khám bệnh cho các thầy thuốc đông y và châm cứu

Các thầy thuốc dông y xưa kia khám tìm bệnh bằng cách bắt mạch ở cổ tay là để biết tình trạng Khí, Huyết, hư hay thực, hàn hay nhiệt, ở biểu hay ở lý. Tuy nhiên rất khó chính xác nếu không có kinh nghiệm học và hành nghề vài chục năm.

May mắn là ngày nay các thầy thuốc đông y có thể dùng máy đo áp huyết thay cho bắt mạch, vừa nhanh vừa chính xác chỉ nhìn vào 3 con số kết qủa của máy đo áp huyết, chúng ta cũng đã thấy ngay được tình trạng Khí/Huyết ở số thứ 1 và số thứ 2 hư hay thực và hàn hay nhiệt ở số thứ 3 theo quy ước từ tây y là : Tâm thu/tâm trương/ Nhịp tim.

Đổi sang đông y là : Khí lực/ huyết/nồng độ đường

Nhưng tây y thường chỉ đo áp huyết bên tay trái để biết tình trạng tim mạch, Còn đông y bắt buộc phải d0o cả hai tay và hai chân mới biết đủ số liệu để luận bệnh theo lý thuyết đông y.

Đo áp huyết ở tay trái biết được Khí của Vị (bao tử) huyết của Tỳ (lá lách) và hàn hay nhiệt của mạch.

Đo bên tay phải biết được khí của Đởm ( mật) huyết của Can (gan), và hàn nhiệt của mạch.

Đo ở cổ chân trong bên trái biết được khí của Đại Trường và huyết của thận trái, và hàn nhiệt của mạch.

Đo ở cổ chân trong bên phải biết được khí của Bàng Quang và huyết của thận phải và hàn nhiệt của mạch.

Thí dụ : Áp huyết theo tiêu chuẩn tuổi trung niên:

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

B-Định bệnh theo âm-dương Hư -Thực, Hàn-Nhiệt theo kết qủa máy đo áp huyết.

Thí dụ : Áp huyết theo tiêu chuẩn tuổi trung niên:

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

Số thứ nhất là Khí lực thuộc kinh dương:

a-Nếu cao hơn 130 là khí thực (dư thừa), phải tả bớt cho khí hạ xuống.

b-Nếu thấp hơn 120 là khí hư (thiếu) phải bổ cho thêm khí tăng lên.

Số thứ hai là Huyết thuộc kinh âm :

a-Nếu cao hơn 80 là huyết thực, dư thừa, phải tả bớt cho huyết hạ thấp.

b-Nếu thấp hơn 70 là huyết hư thiếu, không đủ, phải bổ cho huyết tăng lên đúng tiêu chuẩn.

Số thú ba nhịp tim chỉ Hàn hay nhiệt trên kinh dương hay âm.

a-Nếu nhịp tim cao hơn 75 là nhiệt phải làm bớt nhiệt.

b-Nếu nhịp tim thấp hơn 70 là hàn, phải làm tăng nhiệt.

C-Tổng số các loại bệnh do xáo trộn âm-dương, khí-huyết, huư-thực, hàn-nhiệt mà máy đả đo được nhửng con số khác nhau, không trùng lập nhau.

Áp huyết bên tay trái tìm ra được 78 loại bệnh :

Áp huyết đo bên tay trái là khám bệnh của 2 cơ quan bao tử là dương khí có 13 loại bệnh, và của lá lách là âm huyết có 13 loại bệnh, nên có các con số áp huyết khác nhau. = 26 loại bệnh

a-Nếu áp huyết thuộc loại Tỳ Vị hư chứng (insuffisant) thuộc thổ, lại liên quan đến mẹ của thô là hỏa bị bệnh lại tìm ra bệnh khí của Tiểu Trường có 13 loại bệnh và bệnh huyết của Tâm có 13 loại bệnh = 26 loại bệnh.

b-Ngược lại áp huyết thuộc loại Tỳ Vị thực chứng (excès) thuộc thổ lại liên quan đến con của thổ là kim bị bệnh loại tìm ra bệnh khí của Đại Trường có 13 loại bệnh và bệnh huyết của Phế có 13 loại bệnh = 26 loại bệnh.

Áp huyết bên tay phải tìm ra được 78 loại bệnh :

Áp huyết đo bên tay phải là khám bệnh của 2 cơ quan mật là dương khí có 13 loại bệnh, và của gan là âm huyết có 13 loại bệnh, nên có các con số áp huyết khác nhau = 26 loại bệnh.

a-Nếu áp huyết thuộc Mật Gan hư chứng thuộc mộc, lại liên quan đến mẹ của mộc là thủy bị bệnh lại tìm ra bệnh khí của Bàng Quang có 13 loại bệnh, và bệnh huyết của Thận có 13 loại bệnh = 26 loại bệnh.

b-Ngược lại áp huyết thuộc mật gan thực chứng thuộc mộc lại liên quan đến con của mộc là hỏa bị bệnh lại tìm ra bệnh của hỏa khí Tiểu Trường có 13 loại, và bệnh huyết của Tâm có 13 loại bệnh=26 loại bệnh.

Áp huyết hai tay khác nhau biết được 6084 loại bệnh :

Nếu áp huyết bên tay trái cố định là 1 trong 78 bệnh còn bên phải thay đổi 78 loại, hay ngược lại thì đông y có 6084 trường hợp bệnh bắt mạch bằng máy đo áp huyết khác nhau không trùng hợp. Vì thế theo cách chữa của đông hay tây y khó có thể chữa đúng vào gốc bệnh, và chữa ngọn bệnh thì bệnh sẽ biến đổi trong vòng 6084, vì thế cách chữa bệnh của đông y chỉ là điều chỉnh Khí lực/Huyết của 12 kinh mạch âm dương tạng phủ nếu HƯ thiếu thì BỔ cho Khí Huyết đầy đủ trở về trạng thái bình thường, hay ngược lại nếu Khí/Huyệt kinh mạch tạng phủ THỰC dư thừa thì TẢ cho cho bớt thực trở về trạng thái bình thường.

Trạng thái bình thường ở đây đông y bắt mạch kiểm chứng phải là mạch Hoà Hoãn đúng theo tiêu chuẩn áp huyết theo tuổi của môn KCYĐ như dưới đây :

Đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo :

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)

100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Trước kia chưa có máy đo áp huyết mà đông y nói rằng khi bắt mạch đã tìm thấy 6084 loại bệnh khác nhau thì tây y không tin nhưng ngày nay nhờ máy đo áp huyết là máy đo sự thay đổi khí huyết của 12 tạng phủ đã thống kê được 6084 trường hợp.

Như vậy tên bệnh gọi là gì, dấu hiệu triệu chứng lâm sàng ra sao, vi trùng virus gì, cách chữa làm sao, nên từ trước đến nay cả đông y lẫn tây y lao vào công việc nghiên cứu cách chữa những loại bệnh này, vô tình là chạy theo ngọn, chỉ là biến chứng, sau khi chữa xong bệnh này, đo lại áp huyết nó lại biến đổi sang bệnh khác, nên chữa mãi không khỏi bệnh.

Riêng đông y, những thầy có căn bản về học thuyết âm-dương, khí-huyết, hư-thực, hàn-nhiệt chỉ cần điều chỉnh gốc bệnh làm sao cho khí huyêt trở về trạng thái bình thường, nhịp tim mạch đập hòa hoãn là khỏi bệnh, má ngày nay môn KCYĐ đã đưa ra bảng tiêu chuẩn áp huyết theo tuổi.

PHẦN HAI : Chữa ngọn chữa gốc.

A-Cách điều chỉnh bệnh theo áp máy đo áp huyết là chữa vào gốc bệnh :

Máy đo áp huyết không phải chỉ đo tim mạch như tây y mà còn dùng để bắt mạch theo đông y về tình trạng Khí/Huyết hư thực hàn nhiệt của lục phủ ngũ tạng.

Ba số đo của máy đo áp huyết theo tiêu chuẩn Y Học Bổ Sung gọi là Khí/Huyết/ Đường.

Theo đ6ng y thuộc về bệnh của Tạng Phủ theo công thức :

Phủ/Tạng/Hàn-nhiệt

Không thể nào đông hay tây chữa được hết 6084 loại bệnh là ngọn bệnh do biến chứng Khí/Huyêt thay đổi, nên đông y chữa thẳng vào gốc bệnh là điều chỉnh khí/huyết tái lập lại sự quân bình của âm-dương trở lại bình thường.

Cách chữa Phủ là khí thực thì tả bớt thực, khí hư thiếu thì phải bồi bổ cho đủ.

Cách chữa Tạng là huyết thực thì tả bớt thực, huyết hư thiếu phải bồi bổ cho đủ.

Hàn lạnh thì tả bới hàn hay phải bổ thên nhiệt hay ngược lại dư nhiệt phải cắt bớt nhiệt hay tăng hàn.

Có 3 cách điều chỉnh theo đông y là điều chỉnh theo Tinh-Khí-Thần thuận theo âm-dương hư-thực, hàn-nhiệt.

1-Điều chỉnh Tinh :

Là điều chỉnh bằng thuốc uống hay bằng thức ăn cũng phải theo quy luật âm-dương ngũ hành. Dương là chất tạo khí, âm là chất tạo huyết, ngũ hành là chất chua vào gan mộc, chất đắng vào tâm hỏa, chất ngọt vào tỳ thổ, chất cay vào phế kim, chất mặn vào thận thủy.

Cách điều chỉnh Tinh là phạm vi chuyên môn của các thầy chuyên môn ngày nay về dược và dinh dưỡng.

a-Như cao áp huyết phải ăn những chấp làm hạ như cam, chanh, buởi, trà xanh, hoa cúc, canh chua, gạo lức....

b-Áp huyết thấp thì ăn uống những chất làm tăng áp huyết như nhãn, xoài, mít, sầu riêng, trái hồng, khô mực, chất cay nóng, chất chi6n xào nướng....nếu ăn uống ngược lại là sai, đông y gọi là thực làm thêm thực, hư làm thêm hư...

2-Điều chỉnh Khí :

Là điều chỉnh theo âm-dương hư thực hàn-nhiệt bằng huyệt hay bằng cách tập Khí Công Trị Liệu cũng phải theo khí âm-dương, hàn-nhiệt, thăng-giáng, xuất-liễm, thì hiện nay vẫn áp dụng bấm huyệt, châm huyệt, vuốt huyệt nhưng chỉ chữa ngọn theo tên bệnh bằng những công thức huyệt có sẵn chứ không chữa gốc theo âm-dương tạng-phủ hư thực hàn nhiệt, còn chữa theo khí công cũng chưa có loại khí công nào phân ra các bài tập làm tăng giảm khí huyết của tạng hay phủ, và được kiểm chứng xem đúng sai bằng máy đo áp huyết và máy đo đường xem kết qủa bài tập có trở lại bình thường hay không. Chứ không phải là bài tập phòng bệnh hay cường thân kiện thể mà bệnh vẫn chưa khỏi.

a-Tập bài Kéo Ép Gối Thổi Hơi Ra Làm Mềm Bụng 200 lần và bài Cúi Lạy 20 phút làm hạ áp huyết và đường. Mỗi ngày tập 3-6 lần.

b-Tập bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 100 lần và bài Nằm Ngửa co hai gối vào bụng rồi Đá Gót Chân Vào Mông 200 lần. Mỗi ngày tập 3-6 lần.

3-Điều chỉnh Thần :

Là điều chỉnh tâm tánh làm thay đổi khí cũng phải biết thuận theo ngũ hành như :

Vui qúa hại tm, Lo qúa hại tỳ vị (lo ăn mất ngon), Buồn qúa thở dài hại phổi, Sợ qúa vải đái hại thận, Giận qúa bầm gan hại gan, làm sung huyết não đứt mạch máu não làm liệt chân tay.

Trước khi đi ngủ :Nằm tập thở Đan Điền Thần làm tăng áp huyết. Nằm thở Đan Điền Tinh làm hạ áp huyết.

B-Cách điều chỉnh Khí/Huyết/Hàn-nhiệt bằng huyệt :

Có 4 hạng thầy chữa bằng huyệt :

Thầy day bấm huyệt, thầy day vuốt huyệt, thầy châm và hơ cứu huyệt, và thần châm là nói về kỹ thuật day bấm châm đúng huyệt, nhưng lại chia làm 3 bậc thầy là hạ công, trung công và thượng công, có nghĩa là tuy cùng trình đô học vấn bằng cấp như nhau, nhưng bậc hạ công chữa ngọn hết bệnh liền được nổi tiếng, có nhiều bệnh nhân, nhưng lại sinh ra biến chứng thành một bệnh khác, còn bậc trung công vửa chữa ngọn vừa ngừa biến chứng, thì hết bệnh chậm hơn, còn bậc thượng công vừa chữa ngọn, vừa ngừa biến chứng vừa bồi bổ gốc bệnh thì thời gian khỏi bệnh lâu hơn nhưng bệnh không tái phát hay biến chứng..

Nếu giải thích theo ngũ hành thí dụ bệnh tim suy là hỏa suy, nếu chữa vào tim hết suy hết hồi hộp ngay là bậc hạ công.

Nhưng vì suy tim lâu nên hỏa không nuôi tỳ vị thổ lâu, cũng đã làm cho bao tử yếu ăn không tiêu đầy bụng, mà bậc hạ công chưa chữa, còn bậc trung công vừa chữa tim suy vừa chữa cho chức năng tỳ vị mạnh, tiêu hóa tốt.

Nhưng tại sao tim lại suy mới là gốc bệnh từ gan do thiếu máu, thì bậc thượng công vừa chữa theo bậc trung công nhưng cò bổ máu cho gan để gan cung cấp máu cho tim hoạt động đủ thì sau này cả gan, cả tim, cả bao tử khỏi hết bệnh.

Ngày nay các trường dạy châm cứu thì không cần lý luận ngũ hành, chỉ cần học huyệt, châm đúng huyệt, và học thuộc công thức huyệt cho từng loại bệnh, mà không biết lý luận công thức huyệt đó đúng hay sai

Cổ nhân đã có nhiều kinh nghiệm truyền lại cho hậu thế nhiều công thức chữa vào gốc bệnh để điều chỉnh sự xáo trộn của Khí/Huyết/Nhịp tim theo phương châm : Nhất điểm thông kinh mạch. Có nghĩa là khi cơ thể có một bệnh, thì liên quan đến 3 đường kinh là chính kinh bị bệnh, nếu bệnh hư thì kinh mẹ cũng hư, nếu bệnh thực thì kinh con cũng thực.

Mỗi đường kinh cồ nhân cũng đã tìm ra 5 huyệt có mang tên ngũ hành để điều chỉnh cho chức năng hoạt động của đường kinh mạnh lên hay yếu đi. Như vậy một bẹnh liên qua đến 3 kinh là 15 huyệt để điều chỉnh., thì chúng ta lý luận bệnh thế nào chỉ cho phép dùng 1 huyệt để chữa mà khỏi bệnh, nên gọi là nhất điểm thông kinh mạch.

Dưới đây là 1 công thức cổ điển chữa được mọi bệnh do xáo trộn Khí/huyết/nhịp tim. Nhiều người thấy dùng ít huyệt qúa nên không tin, chỉ lý luận tìm ngọn mà không tìm gốc.

Bây giờ chúng ta dùng máy đo áp huyết kiểm chứng lại, trước khi áp dụng và sau khi áp dụng, áp huyết 3 số thay đổi xem có đúng những huyệt này đã làm thay đổi như kết qủa mong muốn hay không.

PHẦN BA : Công thức

A-Công thức làm tăng áp huyết hay giảm áp huyết và tăng nhiệt giảm nhiệt.

Quy luật bổ-tả :

Bổ : Dùng ngón tay ấn vào huyệt day tròn thuận chiều kim đồng hồ 9 lần.

Tả : Dùng ngón tay ấn vào huyệt, day tròn ngược chiều kim đồng hồ 6 lần

Có thể bổ hay tả 2-3 lần cho áp huyết lọt vào tiêu chuẩn tuổi.

1-Làm tăng Khí lực (tâm thu) :

a-Chọn huyệt làm tăng khí lực bên tay trái : Bổ Giải Khê, bổ Hậu Khê

b-Chọn huyệt làm tăng khí lực bên tay phải : Bổ Hiệp Khê, bổ Chí Âm

2-Làm giảm Khí lực (tâm thu):

a-Chọn huyệt làm giảm khí lực bên tay trái : Tả Lệ Đoài, tả Nhị Gian

b-Chọn huyệt làm giảm khí lực bên tay phải : Tả Dương Phụ, tả Tiểu Hải

3-Làm tăng Huyết (tâm trương) :

a-Chọn huyệt làm tăng huyết bên tay trái :Bổ Đại Đô, bổ Thiếu Xung

b-Chọn huyệt làm tăng huyết bên phải : Bổ Khúc Tuyền, bổ Phục Lưu

4-Làm giảm Huyết (tâm trương) :

a-Chọn huyệt làm giảm huyết bên tay trái : Tả Thương Khâu, tả Ngư Tế

b-Chọn huyệt làm giảm huyết bên tay phải : Tả Hành Gian, tả Thần Môn

5-Làm tăng nhiệt (nhịp tim) :

a-Chọn huyệt làm tăng nhiệt bên tay trái : Bỏ Đại Đô

b-Chọn huyệt tăng nhiệt bên tay phải : Bổ Hành Gian

6-Làm hạ nhiệt (nhịp tim) :

a-Chọn huyệt làm hạ nhiệt bên tay trái : Tả Đại Đô

b-Chọn huyệt làm hạ nhiệt bên tay phải : Tả Hành Gian

Lưu ý : Cơ thể nóng hay lạnh là do máu chạy nhanh hay chậm, nên chữa trên chính kinh âm, mà không chữa trên kinh dương.

Trên đây là 1 bộ công thức có ghi rõ bổ tả, nếu làm sai, bổ không ra bổ, tả không ra tả thì không có kết qủa.

Tuy nhiên ngày nay trong sách có ghi rất nhiều công thức đã tam sao thất bản nên chữa không có kết qủa vì phạm 2 sai lầm : thứ nhất không ghi bổ hay tả, thứ hai ghi thứ tự huyệt lộn xộn huyệt nào phải làm trước huyệt nao phải làm sau.

Muốn kiêm chứng lại những công thức này, phải sắp xếp lại thứ tự và quy luật bổ tả theo quy luật căn bản dưới đây :

B-Một số quy luật căn bản của lý thuyết đông y áp dụng để chữa bệnh bằng huyệt.

Chữa bệnh theo đông y là điều chỉnh khí hóa ngũ hành tạng phủ trở lại tiêu chuẩn bình thường.

1-Hai đường kinh âm-dương mang tên một hành riêng tùy theo chức năng như :

Kinh hỏa có 1 cặp âm dương, dương hỏa chủ khí là Kinh Tiểu Trường, âm hỏa thuộc huyết là Kinh Tâm.

Kinh thổ có 1 cặp âm-dương, dương thổ chủ khí là Kinh Vị, âm thổ chủ huyết là Kinh Tỳ.

Kinh kim có 1 cặp âm-dương, dương kim chủ khí là Kinh Đại Trường, âm kim chủ huyết là Kinh Phế.

Kinh thủy có 1 cặp âm-dương, dương thủy chủ khí là Kinh Bàng Quang, âm thủy chủ huyết là Kinh Thận.

Kinh mộc có 1 cặp âm-dương, dương mộc chủ khí là Kinh Đởm, âm mộc chủ huyết là Kinh Can.

2-Ngũ Du Huyệt trên mỗi đường kinh :

Mỗi đường kinh có 5 huyệt ngũ hành gọi là Ngũ Du Huyệt để điều chỉnh chức năng Bổ hư,Tả thực làm cho Khí hay Huyết mạnh lên khi nó suy yếu hay yếu đi khi nó qúa dư thừa.

Ngũ Du Huyệt hay còn gọi là huyệt Tỉnh, Vinh, Du, Kinh, Hợp.

Trên kinh âm bắt đầu là huyệt mộc ở đầu ngón tay hay chân. tiếp tục theo vòng tương sinh là :

Huyệt mộc (huyệt Tỉnh), huyệt hỏa (huyệt Vinh), huyệt thổ (huyệt Du), huyệt kim (huyệt Kinh) , huyệt thủy (huyệt Hợp).

Trên kinh dương bắt đầu là huyệt kim ở đầu ngón tay chân, tiếp tục theo vòng tương sinh là :

Huyệt kim (huyệt Tỉnh), huyệt thủy (huyệt Vinh), huyệt mộc (huyệt Du), huyệt hỏa ( huyệt Kinh), huyệt thổ (huyệt Hợp).

3-Quy luật Bổ Tả :

a-Chọn huyệt Bổ hay Tả trên chính kinh bệnh, rồi chọn huyệt bổ tả trên kinh mẹ hay kinh con theo quy luật con hư bổ mẹ, mẹ thực tả con.

Thí dụ : Kinh Vị khí lực hư yếu chỉ đo được 105mmHg so với theo tiêu chuẩn tuổi trung niên :

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

Nếu 1 bệnh nhân trong tuổi này có số đo áp huyết tay trái là :

105/73mmHg nhịp tim 70 có nghĩa : khí lực hư/huyết đủ/ nồng độ đường đủ.

Chỉ cần làm tăng khí lực tay trái bằng 2 huyệt Bổ Giải Khê, bổ Hậu Khê.

b-Cách Bổ-Tả :

Có nhiều cách bổ tả khác nhau theo nhiều phương pháp :

Phương pháp châm bằng kim châm cứu :

Nếu châm thẳng vuông góc vào huyệt, thì vê kim để bổ theo chiều thuận kim đồng hồ 9 lần, vê kim để tả nghịch chiều kim đồng hồ.

Nếu theo phương pháp nghinh-tùy, nghinh là tả, hướng mũi kim đón chặn đầu ngược lại lại chiều đường đi của kinh mạch. Tùy là bổ hướng mũi kim thuận xuôi theo chiều đường kinh.

Phương pháp hơ cứu huyệt :

Nếu tả thì cầm cây hơ bằng ngải cứu hay cây nhang để cách huyệt lúc 3cm, lúc 5cm, như vậy là lúc huyệt nóng nhiều, lúc nóng ít, (gọi là nhấp trên huyệt)

Nếu bổ thì để xa huyệt 5cm giữ nguyên vị trí đếm từ 1 đến tối đa 60 tiến đếm cho huyệt nóng dần, không để qúa 1 phút sẽ làm phỏng da.

Cấm kỵ hơ huyệt cho những người bị bệnh tiểu đường, da mất cảm giác, nhưng cứ qúa 60 giây mặc dù bệnh nhân không cảm thấy nóng nhưng da vẫn bị cháy phỏng gây vết lở loét loang rộng khó lành da.

PHẦN BỐN : Phương pháp day vuốt huyệt theo KCYĐ :

Vẫn xem huyệt là chính, nhưng vuốt trên một đoạn huyệt ngũ hành tác động trên đường kinh nhanh hơn, nên không khó như châm cứu phải đúng huyệt, vì trên kinh đã có sẵn đoạn bổ hay tả.

Trước khi vuốt huyệt trên da bệnh nhân, cần phải thoa dầu bôi trơn vừa dễ vuốt vừa không bị trầy da bệnh nhân. Chỉ cần vuốt bổ thì không làm đau bệnh nhân, nếu đau sẽ phản tác dụng thành tả.

Còn vuốt tả thì vuốt hơi đau.

Như vậy 6 công thức này được thực hành vuốt huyết như sau :

1-Làm tăng Khí lực (tâm thu) :

a-Chọn huyệt làm tăng khí lực bên tay trái : Bổ Giải Khê, bổ Hậu Khê

Bổ hỏa đoạn là vuốt từ Túc Tam Lý đến Giải Khê 9 lần rồi mới ấn day Giải Khê thuận 9 lần.

Bổ mộc đoạn là vuốt từ Hậu Khê đến Dương Cốc 9 lần, rồi mới ấn day Hậu Khê thuận 9 lần.

clip_image002 clip_image004

b-Chọn huyệt làm tăng khí lực bên tay phải : Bổ Hiệp Khê, bổ Chí Âm

clip_image006 clip_image008

Bổ thủy đoạn vuốt từ Túc Lâm Khấp đến Hiệp Khê 9 lần, rồi ấn day Hiệp Khê 9 lần thuận.

Bổ kim đoạn vuốt từ Thông Cốc đến Chí Âm lần, rồi ấn day Chí Âm 9 lần thuận.

2-Làm giảm Khí lực (tâm thu):

a-Chọn huyệt làm giảm khí lực bên tay trái : Tả Lệ Đoài, tả Nhị Gian

clip_image009 clip_image011

Tả kim đoạn từ Nội Đình đến Lệ Đoài 6 lần rồi ấn day Lệ Đoài 6 lần nghịch chiều.

Tả thủy đoạn từ Nhị Gian đến Tam Gian 6 lần rồi ấn day Nhị Gian 6 lần nghịch chiều

b-Chọn huyệt làm giảm khí lực bên tay phải : Tả Dương Phụ, tả Tiểu Hải

clip_image012 clip_image013

Tả hỏa đoạn vuốt từ Dương Lăng Tuyền đến Dương Phụ 6 lần rổi ấn day Dương Phụ 6 lần nghịch.

Tả thổ đoạn vuốt từ Tiểu Hải lên nách 6 lần rồi ấn day Tiểu Hải 6 lần nghịch.

3-Làm tăng Huyết (tâm trương) :

a-Chọn huyệt làm tăng huyết bên tay trái : Bổ Đại Đô, bổ Thiếu Xung

clip_image015 clip_image017

Vuốt từ Đại Đô đến Thái Bạch 9 lần rồi ấn day Đại Đô 9 lần thuận.

Vuốt từ Thiếu Phủ đến Thiếu Xung 9 lần rồi ấn day Thiếu Xung 9 lần thuận.

b-Chọn huyệt làm tăng huyết bên phải : Bổ Khúc Tuyền, bổ Phục Lưu

clip_image019 clip_image021

Vuốt từ Khúc Tuyền lên háng (Âm Liêm) 9 lần rồi ấn day Khúc Tuyền 9 lần thuận.

Vuốt từ Phục Lưu lên Âm Cốc 9 lần rồi ấn day Phục Lưu 9 lần thuận

4-Làm giảm Huyết (tâm trương) :

a-Chọn huyệt làm giảm huyết bên tay trái : Tả Thương Khâu, tả Xích

Trạch. 
clip_image022 clip_image024

Vuốt từ Thương Khâu lên Âm Lăng Tuyền 6 lần rồi ấn day Thương Khâu 6 lần nghịch.

Vuốt từ Trung Phủ dồn huyết vào huyệt Xích Trạch 6 lần rồi ấn day Xích Trạch 6 lần nghịch.

b-Chọn huyệt làm giảm huyết bên tay phải : Tả Hành Gian, tả Thần Môn

clip_image025 clip_image026

Vuốt từ Hành Gian lên Thái Xung 6 lần rối ấn day Thái Xung 6 lần nghịch.

Vuốt từ Linh Đạo ddđến Thần Môn 6 lần rồi ấn day Thần Môn 6 lần nghịch

5-Làm tăng nhiệt (nhịp tim) :

a-Chọn huyệt làm tăng nhiệt bên tay trái : Bỏ Đại Đô, ấn day thuận chiều 9 lần

b-Chọn huyệt tăng nhiệt bên tay phải : Bổ Hành Gian, ấn day nghịch chiều 6 lần

6-Làm hạ nhiệt (nhịp tim) :

a-Chọn huyệt làm hạ nhiệt bên tay trái : Tả Đại Đô, ấn day huyệt nghịch chiều 6 lần.

b-Chọn huyệt làm hạ nhiệt bên tay phải : Tả Hành Gian, ấn day huyệt nghịch chiều 6 lần.