Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Đông y thường nói điều chỉnh âm dương được quân bình thỉ khỏi bệnh đối với tây y có nghĩa là gì ?

A-Tiêu chuẩn khám và chữa bệnh của tây y.

Trong đầu của thầy thuốc đông y lúc nào cũng phải sử dụng phương pháp lý luận ngũ hành để khám định bệnh xem thực hư do huyết thuộc tạng hay do khí thuộc phủ, và bệnh do nguyên nhân gì như do ăn uống thuộc Tinh, do Khí bởi thời tiết hay khí tuần hoàn trong cơ thể, hay do tinh thần thuộc Thần.

Cách chữa khỏi bệnh là lập lại trật tự của Khí-Huyết là điều chỉnh lại 3 yếu tố ăn uống thuốc men, tập luyện khí, tập luyện thần, để đưa tình trạng xáo trộn khí-huyết trở về trạng thái tiêu chuẩn bình thường.

Nhưng làm sao biết được âm dương khí huyết thế nào là quân bình. Trước kia điều này rất khó xác định, chỉ có thầy thuốc đông y bắt mạch giỏi mới biết được nhịp mạch Hòa Hoãn là khỏi bệnh. Ngày nay nhờ dụng cụ máy móc của tây y và những kinh nghiệm của tây y tích lũy qua nhiều năm xét nghiệm đã đặt ra tiêu chuẩn standard cho mỗi loại xét nghiệm.

Thí dụ những bệnh sau đây, khi tây y xét nghiệm thấy các chỉ số lọt ra khỏi tiêu chuẩn thì dùng thuốc để điều chỉnh cho lọt vào tiêu chuẩn thì khỏi bệnh:

1-Bệnh gút hay sạn thận khi thử acid uric-huyết tăng cao hơn 70mmg/L

2-Bệnh suy hô hấp làm tăng áp huyết khi CO2 trong máu động mạch tăng cao hơn 60%thể tích trong 100mml máu làm vã mồi hôi

3-Bệnh nhiễm khuẩn khi bạch cầu đa nhân trung tính tăng trên 12000/mm3

4-Thiếu calci-huyết làm cứng cơ co giật, calci-huyết giảm dưới 95mg/L

5-Bệnh dư calci-huyết tăng trên 105mg/L làm áp huyết tăng cao, chán ăn, ăn xong buồn ngủ gà ngủ gật, hôn mê, nhịp tim nhanh.

Như vậy tiêu chuẩn bình thường calici-huyết nằm trong khoảng 95-105mg/L

6-Chlor-huyết tiêu chuẩn 90-110mmol/l, nếu thấp do thiếu muối hay do uống nhiều nước sẽ bị tiểu đường và suy thận, suy hô hấp, phổi có nước, nếu cao hơn tiêu chuẩn sẽ bị tiêu chảy, viêm sưng thận...

7-Fibrinogène 2-4g/L huyết tương. Là 1 protein trong gan giữ vai trò đông máu. Nếu cao hơn làm viêm phổi, viêm khớp, làm tắc huyết khối thành ung thư. Nếu thấp làm suy gan nặng trong các bệnh gan

8-Tiêu chuẩn đường trong máu 5.8-8.1mmol/l.

Nếu thấp dưới 3.6mmol/l gọi là Glucoza-huyết giảm làm hôn mê, co cứng hàm, co giật vã mồ hôi, động kinh, liệt nửa người, liệt mặt, đớ lưỡi nói không rõ, rối loạn thị giác nhìn 1 thành 2, tim đâp nhanh, nguyên nhân do thiếu đường trong máu, nguyên nhân do chích insulin qúa liều, bò bữa ăn, làm việc hay tập luyện gắng sức, do uống nhiều rượu sẽ hôn mê dẫn đến tử vong.

Dưới cái nhìn của đông y, thì tây y cũng đã có kinh nghiệm chữa những bệnh thực chứng, cao, dư thừa, hay những bệnh hư chứng, thấp, thiếu, để điều chỉnh lại cơ thể trở về tình trạng bình thường khỏe mạnh. Nhưng tây y chỉ theo máy móc, bệnh này chữa thuốc này, bệnh kia chữa thuốc kia thành thói quen nên bỏ qua phần căn bản lý luận như đông y dùng nó như một chìa khóa để biết cách điều chỉnh mọi bệnh, nhờ kinh nghiệm tích lũy được những dấu hiệu triệu chứng lâm sàng bệnh của lục phủ ngũ tạng để biết tình trạng khí-huyết hư-thực, hàn hay nhiệt, và cách chữa không chì dùng thuốc để chữa như tây y, mới chỉ là điều chỉnh 1 yếu tố Tinh, còn 2 yếu tố nữa là Khí và Thần thì tây y không có.

B-Tiêu chuẩn khám và chữa bệnh của đông y.

Căn bản của đông y là lý luận ngũ hành tạng phủ về cả 3 yếu tố Tinh-Khí-Thần, do kinh nghiệm của đông y để lại mấy ngàn năm, có những đặc tính sau :

1-Ngũ hành là 1 định đề được mọi người công nhận dùng để lý luận trên lý thuyết tương đối về sự tương sinh, tương khắc ngũ hành :

a-Ngũ hành tương sinh theo đưòng đi thuận chiều kim đồng hồ của vòng tròn, chia 5 đoạn đều nhau, điểm trên cao gọi là Hỏa tượng trưng cho mặt trời, điểm thứ hai là Thổ, diểm thứ 3 là Kim, điểm thứ 4 là Thủy, điểm thứ 5 là Mộc.

Vòng tròn thuận chiều gọi là vòng tương sinh, nghĩa là Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc lại sinh Hỏa.

b-Ngũ hành tương khắc, nối 5 điểm này thành hình ngôi sao 5 cánh, thì đường đi từ Hỏa đến Kim gọi là Hỏa khắc Kim, kế đến là Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thồ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa

Đó gọi là lý thuyết ngũ hành tương sinh tương khắc. Nhưng khi đem áp dụng ngũ hành vào tạng phủ thì mỗi chức năng thần kinh của mỗi tạng phủ đều có hai chức năng hưng phấn và ức chế nhau để không có chức năng tặng phủ nào mạnh qúa do tương sinh dư thừa nhiều qúa hay yếu qúa bởi khắc chế nhiều qúa, vì cả hai chức năng luôn luôn sinh-khắc hòa hợp, nên gọi là sự khí hóa ngũ hành tạng phủ.

Áp dụng ngũ hành vào tạng phủ trong con người, cũng là một định đề được chấp nhận thì :

Hỏa có hỏa âm (chứa nhiều máu hơn) là Tim, hỏa dương chứa nhiều khí hơn là Tiểu Trường

Thổ có thổ âm là Tỳ ( lá lách), Thổ dương là Vị (bao tử)

Kim có kim âm là Phổi, kim dương là Đại Trường

Thủy có thủy âm là Thận, thủy dương là Bàng Quang (bọng đái)

Mộc có mộc âm là gan, mộc dương là Đởm (túi mật)

Cứ 3 hành liền nhau là có sinh có khắc lẫn nhau để hòa hợp :

Thí dụ 3 hành : Mộc, Hỏa, Thổ.

Hỏa là Tim, nếu tim nóng qúa là dư hỏa thì bị cao áp huyết, tăng nhiệt, nếu hỏa dư thừa sẽ truyền cho con là bao tử thì bao tử cũng tăng nhiệt làm loét bao tử, ợ chua.

Như vậy trên nguyên tắc Mộc phải nuôi hỏa cung cấp năng lượng cho hỏa, thì tim sẽ tăng hỏa thêm làm cao áp huyết thêm và tim lại truyền cho bao tử tăng nhiệt thêm, chức năng nuôi dưỡng theo ngũ hành tương sinh là chức năng hưng phấn, như vậy Mộc sẽ không sử dụng chức năng hưng phấn nữa mà sử dụng chức năng ức chế là tương khắc, cắt bớt dư thừa của bao tử là Thổ cho yếu đi, để cho hỏa của tim truyền bớt hỏa cho thổ thì tim sẽ mát, áp huyết sẽ giảm.

Như vậy cứ 3 hành liền nhau, thì mỗi hành đều có hai chức năng hưng phấn và ức chế, gìn giữ cho nhau không thừa không thiếu, lúc nào cũng nằm trong tiêu chuẩn của ngưòi khỏe mạnh.

Lý luận các hành khác cũng như vậy :

Hành Hỏa-Thổ-Kim, hành Thổ-Kim-Thủy, hành Kim-Thủy-Mộc, hành Thủy-Mộc-Hỏa.

Nếu các hành khí hóa ngũ hành tạng phủ đồng bộ thì thân không bị bệnh. Sở dĩ bệnh là do sự tác động thêm vào dư thừa hay bớt đi làm thiếu hụt từ 3 yếu tố Tinh-Khí-Thần do ăn uống qúa thừa hay quá thiếu, do hoạt động thể lực qúa nhiều hay lười vận động, do tâm tánh qúa hưng phấn (stress) hay qúa ức chế (depress).

Như vậy đông y có cả 3 ngũ hành tạng phủ về Tinh, về Khí, về Thần.

Về Tinh :

Để nuôi ngũ tạng thì cả 5 tạng đều phải được nhận thức ăn bằng 5 vị như :

Vị đắng vào tim, vị ngọt vào Tỳ, vị cay vào phế, vị mặn vào thận, vị chua vào gan.

Như vậy thức ăn nào có đủ 5 vị thì cả 5 tạng được nuôi, nhưng dư thừa hay thiếu sẽ làm ra bệnh thực hay hư, nên việc ăn uống cũng phải giữ quân bình trong tiêu chuẩn.

Với điểm này thì bệnh tiểu đường tây y cấm không cho ăn đường làm chức năng tỳ hư không được nuôi dưỡng, sẽ không sinh sản ra insulin, và khuyến khích uống nước nhiều làm thận dư nước sẽ có cái hại gây biến chứng như sau theo lý thuyết khí hóa :

Chức năng tỳ thổ hưng phấn sẽ nuôi phế kim làm phổi mạnh, nhưng tỳ không có chất ngọt nuôi dưỡng thì làm ra bệnh phổi, tỳ hư thỉ mẹ nó là Hỏa phải đem tâm hỏa cứu nó làm mất hỏa cho tim làm tim suy.

Chức năng tỳ yếu làm mất chức năng ức chế thổ khắc thủy, mà thổ không còn khả năng ức chế điều hòa nước cho thận, thận dư thừa lại khắc chế mất hỏa của tim, làm đáy tim có nuớc, tràn dịch màng phổi, lúc đó lại uống nhiều nước làm thận ứ nước, theo chức năng hưng phấn, thủy sinh mộc làm gan khí thực lại truyền thực cho tim làm tăng áp huyết, đông y gọi là tăng áp huyết do thận, do vừa uống nhiều nước, vừa ăn nhiều mặn, rồi 3 hành liền nhau là Thủy-Mộc-Hỏa, chức năng úc chế của Thủy lại khắc chế tim cho hạ áp huyết, nên tim vừa bị hưng phấn do gan vừa bị ức chế của thận, nên lúc áp huyết tăng cao, lúc áp huyết hạ thấp, và cuối cùng thận hư phải lọc thận, nhưng đã là suy tim, gan, thận tỳ, do đó tây y vẫn cho thuốc chữa tiểu đường thuốc tim và lọc thận thì cuối cùng bệnh nhân cũng không thể khỏe lại được cho tới khi chết.

Cũng đã có nhiều người học đông y thắc mắc : Chua vào gan thì mộc sinh hỏa sẽ làm áp huyết tăng, tại sao thầy nói áp huyết thấp không được ăn chua. Đó là chức năng ức chế của gan khắc chế tỳ-vị làm cho tỳ vị yếu không hấp thụ thức ăn làm ốm thêm, khiến hỏa của tim phải bảo vệ con là tỳ vị nên tim suy khiến áp huyết bị hạ thấp, có nghĩa là gan thừa chua không nhận chua nữa, và khi tỳ-vị suy yếu mất chức năng hưng phấn nuôi phổi và mất chức năng ức chế để khắc chế dư thừa của thận thủy thì thận thủy lại khắc chế hại tim nhiều hơn, lúc đó sẽ bị rối loạn nhịp tim, áp huyết thấp, tim suy thì tỳ vị dễ bị ung thư, dấu hiệu ung thư lá lách là ăn xong bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày, có bệnh nhân buồn đi cầu 20 lần trong ngày, người rất ốm yếu chân đi xiêu vẹo, thổ hư không nuôi phổi làm mệt khó thở, nhờ KCYĐ ung thư lá lách của bệnh nhân này đã được các bác sĩ tuyên bố khỏi năm 2002 .

Chức năng hưng phấn của tạng do hấp thụ thức ăn sẽ nuôi dưỡng tạng phủ như :

Gan mộc sinh ra gân móng, chứa huyết, tàng hồn, nuôi tròng đen mắt, giận thì la hét.

Tâm hỏa nuôi huyết mạch, sinh mồ hôi, tàng Thần, hưng phấn thì sinh vui vẻ, nói cười.

Tỳ thổ sinh thịt, nuôi cơ bắp, cơ tim, sinh nước dãi, tàng Ý tưởng, buồn thì lo nghĩ, vui thì ca hát

Phế kim nuôi da lông, sinh nước mũi, tàng phách. Phế suy thì hay buồn, khóc, thở dài, nuôi tròng trắng mắt.

Thận thủy nuôi xương, râu tóc, tùy, óc, răng, sinh tinh (trứng), nước bọt, thận hư sinh sợ hãi, ngủ hay rên, nuôi con ngươi mắt.

Về Khí :

Tim-Tiểu Trường cần hỏa khí, Tỳ-Vi cần thấp khí (vừa nóng vừa ẩm ướt), Phổi-Đại Trường cần táo khí (khô ráo), Thận-Bàng Quang cần hàn khí (lạnh mát), Gan-Mật cần phong khí (khí lưu động để bơm máu cho tim).

Đó là khí tự nhiên mà 2 chức năng hưng phấn, ức chế của ngũ tạng thu nhận được từ thức ăn tạo thành. Nếu tự nhiên ăn uống sai hay do khí thời tiết xâm nhập làm mất quân bình khí trong cơ thể, như ăn thức ăn hàn lại gặp khí lạnh thời tiết, hay ăn thức ăn cay nóng lại gặp khì nóng mùa hè làm mất quân bình khí của tạng phủ sẽ gây ra bệnh, khí môi trường đem ô nhiễm và kèm theo các mùi vị và hóa chất xâm nhập làm thành bệnh dịch.

Để điều chỉnh khí, đông y cũng dùng thức ăn thuận theo ngũ hành để kich thích chức năng hưng phấn hay nghịch khí ngũ hành kích thích chức năng ức chế.

Dùng Khí công chữa bệnh thì các bài khí công cũng thuận theo ngũ hành để làm hưng phấn hay ức chế chức năng tạng phủ, gọi là Khí Công Y Đạo.

Về Thần :

Tinh thần thư thái, tâm khí hoà hoãn không thái qúa, không bất cập thì thân nào mà bệnh tật, chỉ khi nào qúa dư thừa hay thiếu mới làm cho tạng phủ bệnh, như :

Vui qúa hóa dại hại tim.

Lo qúa ăn mất ngon hại Tỳ

Buồn qúa mất khí hại phổi

Sợ qúa vãi đái hại thận

Giận qúa bầm gan hại gan

Tất cả các cách chữa bệnh của đông y đều phải biết nguyên nhân bệnh là khám định bệnh so với dấu hiệu triệu chứng lâm sàng, nhưng ngày nay sự xáo trộn mất quân bình khí huyết tạng phủ của đông y đã được máy đo áp huyết, máy đo đường và nhiệt kế phát hiện ra được 6084 loại bệnh, nói ra thì nhiều loại bệnh từ trước đến nay chưa ai có thể biết cách chữa chính xác và thống kê được, nhưng thực tế, đông y khi chữa những xáo trộn của khí huyết, chỉ cần biết đơn giản có ở 3 yếu tố theo 3 số đo của máy đo áp huyết là : Khí lực (hư hay thực)/Huyết (dư hay thiếu)/ Nhịp mạch là Đường cao hay thấp. Từ đó sẽ áp dụng điều chỉnh theo 3 yếu tố Tinh-Khì-Thần, Tinh thì phải ăn hay uống gì để bổ hay tả Huyết, Khí phải tập luyện bài tập nào cho tăng hay giảm khí lực, đường thì phải thêm hay bớt để tăng hay giảm nhịp tim.

Điều chỉnh cả 3 yếu tố Tinh-Khí-Thần tùy theo tình trạnh hư thì bổ ngũ hành mẹ, thực thì tả ngũ hành con, và được theo dõi kiểm soát áp huyết và đường, và tập thở thiền để điều chỉnh thần kinh thì tinh-khí-thần của sự khí hóa ngũ hành tạng phủ phục hồi lại bình thường và khuyến khích bệnh nhân đi theo tây y làm những thử nghiệm xét những kết qủa đã lọt vào tiêu chuẩn hay chưa thì bệnh sẽ mau khỏi.

Nhiều trường hợp ung thư máu khi xét nghiệm máu theo bảng kết qủa thử nghiệm 30 loại xét nghiệm, có 26 loại lọt ra khỏi tiêu chuẩn, sau thời gian 3 tháng điều chỉnh ăn uống tập luyện, và xét nghiệm lại có 24 loại lọt vào tiêu chuần còn 2 loại gần lọt vào tiêu chuẩn, các bác sĩ xác nhận đã khỏi ung thư mà không biết tại sao vì bệnh nhân này tây y đã bó tay cho về chờ chết.

Điều tôi muốn nhắn nhủ ở đây là tự bệnh nhân phải là thầy thuốc tự chữa bệnh cho chính mình nhờ những dụng cụ tây y để theo dõi kết qủa mỗi ngày về ăn uống, tập luyện và thở thiền, sau đó nhờ tây y xét nghiệm để biết rõ những thành tựu mà mình đã điều chỉnh Tinh-Khì-Thần để vững niềm tin với môn Y Học Bổ Sung này.

Thân

doducngoc