Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014

BIẾT CÔNG DỤNG CỦA MÁY ĐO ÁP HUYẾT ĐỂ PHÒNG NGỪA TRƯỚC NHỮNG BỆNH NAN Y CHẾT NGƯỜI

(Trích trong sách Cẩm Nang Y Học Bổ Sung, của môn học KCYĐ)

1-Biết được thức ăn thuốc uống nào làm tăng hay giảm áp huyết có phù hợp với nhu cầu cơ thể đang cần hay không.

Có nghĩa là trước và sau khi ăn 1 món, uống 1 loại thuốc hay ăn 1 loại trái cây, đều phải đo áp huyết ở 2 tay, trước và sau khi ăn 30 phút, rồi so sánh kết qủa làm tăng hay giảm khí lực, tăng hay giảm lượng máu qua tim, tăng hay giảm nhịp tim, từ đó biết cách chọn thức ăn thuốc uống phù hợp cho khỏi bệnh.

Thí dụ : ăn 1 trái hồng, 1 múi sầu riêng, hay 10 trái nhãn hoặc chôm chôm, hoặc 5 múi mít, hoặc ngậm mấy miếng cam thảo, uống 1 lon coke....đo áp huyết thấy tăng lên 10mmHg, nếu mình đang có áp huyết cao thì sẽ làm tăng thêm áp huyết làm bệnh nặng thêm thì không hợp, những thứ này chỉ có lợi cho ngươi có áp huyết thấp.

Ngược lại, khi ăn gạo lức muối mè trong 1 tháng, uống nước đậu xanh, uống trà xanh, ăn canh củ sen, khổ qua...đo áp huyết thấy càng ngày càng giảm, nếu mình có bệnh áp huyết thấp thì áp huyết càng thấp hơn khiến người mất khí lực bị ốm gầy dần thì không có lợi, chỉ có lợi với những người có bệnh cao áp huyết.

Cũng nhờ phương pháp kiểm soát các món ăn thức uống này, chúng ta biết món ăn thức uống nào hợp hay không hợp, đó là cách ngừa bệnh, không làn cho tình trạnh bệnh nặng thêm.

2-Đo áp huyết ở hai cổ chân xem thận còn chuyển hóa nước tốt hay không.

Tiêu chuẩn áp huyết đo ở cổ chân trong nơi huyệt Tam Âm Giao thì đo ở chân Khí Lực phải cao hơn ở tay 10mmHg so với tiêu chuẩn tuổi, thì chân mạnh khỏe có lực.

Riêng số thứ hai tâm trương ở chân không gọi là lượng máu qua tim, mà gọi là lượng máu trong ống tĩnh mạch chân, nếu lớn hơn tiêu chuẩn là hở van tĩnh mạch chân làm tĩnh mạch chân phình to như mạch lươn, có hai loại phình tĩnh mạch nông và sâu, nông là nhìn thấy những gân máu đen nơi bắp chân nổi vòng vèo, sâu là nằm sâu bên trong không nhìn thấy, nhưng bệnh phình tĩnh mạch chân làm đau nhức chân, phù chân, nặng chân và làm hở van tim, suy tim.

Thí dụ cơ thể có 4 lít máu phân phối toàn thân đi và về đều chạy qua tim, 1 lít máu tuấn hoàn vùng thượng tiêu từ ngực lên đầu, ra tay, 2 liát máu tuần hoàn trung tiêu vùng bụng trên rốn, 1 lít máu tuần hoàn vùng hạ tiêu dưới rốn xuống hai chân, nhưng khi tĩnh mạch chân phình, cơ bắp co bóp ở chân không vận động đi lại để bắp chân ép vào tĩnh mạch đẩy máu đen trả về tim về tim nhờ những van trong ống tĩnh mạch, nên lượng máu qua tim bị thiếu hụt khiến cho van tim và cơ qủa tim phải tăng sức co bóp đẩy màu đi và hút máu về qúa sức chịu đựng của cơ tim, nên tim bị phinh to làm hở van tim.

Khi đo áp huyết dưới chân cao hơn tiêu chuẩn thí dụ như chân trái đo được :

200/120mmHg nhịp mạch chân hoặc thấp như 60, hoặc cao như 100, các con số có nghĩa là :

a-Nếu số đo này ở bên chân trái thì khí lực 200 là khí bị đè ép ở động mạch háng, do xệ ruột bởi nhiều nguyên nhân như bụng dưới to giống như có bầu, bụng nhiều mỡ, bụng hay ruột chứa nhiều nước, bệnh liệt ruột khúc ruột trực trường chứa nhiều nước, nhiều phân mà bị táo bón, vì ruột mất đàn hồi co bóp đẩy phân.

Số thứ hai 120 là hở van tĩnh mạch chân làm các tĩnh mạch sau bắp chân nổi gân xanh đen chằng chịt ngoằn ngoèo gây sưng phù đau nhức, đầu gối có nước.

Số thứ ba chỉ thấp 60 là chân lạnh không có cảm giác, cứng chân, đùi, đầu gối, bàn chân...khó cử động, móng các ngón chân xanh đen, nếu châm nặn máu sẽ ra máu đen là máu không tuần hoàn trao đổi oxy. Nếu số thứ ba cao 100 là chân bị nóng làm hư da nổi đỏ bầm, nếu đo đường cao ở những nơi đỏ bầm là dư đường sẽ bị thối thịt phải cưa chân.

b-Nếu số áp huyết ở chân phải cũng cao như chân trái cũng có nghĩa như trên nhưng bệnh nặng thêm vì cả ruột già và bọng đái dư nước bị phình to. làm sưng tuyến tiền liệt, chèn ép van tiểu làm bí tiểu, tiểu khó, khi đúng hay đi bụng bị xệ kéo dây chằng là sa tử cung ở phụ nữ, kéo ép các đĩa đệm nơi xột sống lưng bị chèn ép làm thoái hóa đốt sống lưng, đau lưng, thần kinh tọa. Nếu số thứ ba thấp 60 là thận và bàng quang bị hàn bí tiểu, làm cặn nước tiểu kết thành sạn thận và sạn bàng quang, tiểu ra nước trắng đục. Nếu số thứ ba cao 100 thì thận và bàng quang nhiệt, tiểu ra mầu vàng đậm hay ra lẫn máu.

Tuy nước không có chất độc, nhưng khi uống nhiều nước làm tăng áp huyết rối loạn tim mạch hay làm rối loạn chất điện giải gây hôn mê gọi là ngộ độc nước cũng dễ bị chết, còn uống quá nhiều nước thận không chuyển hóa kịp thì thận trương nở to, tây y gọi là thận ứ nước không có sốt khi nhịp mạch thấp 60, mất chức năng co bóp vào, làm đau cứng lưng, bệnh nhân nằm úp nhìn thấy rõ hai thăn thịt vùng thận nổi cứng trên lưng, nếu nhịp mạch cao hơn 120 có sốt, tiểu có lẫn máu là dấu hiệu ung thư thận, theo mạch học đông y có tên bệnh là thận tích thủy có dấu hiệu bụng to, rốn sưng, eo lưng đau, bộ sinh dục ẩm ướt có mồ hôi, tiểu không được, thậm là âm, nước là âm, 2 âm thành dương hàn không vận hành bị tắc nghẽ không lên thượng tiêu, nên mặt ốm, từ bụng xuống chân lạnh to phình.

Khi đo áp huyết dưới chân thấp hơn tiêu chuẩn tuổi cũng xét theo kết qủa 3 số : Khí lực thiếu không có lực cử chân, chân không có sức, số thú hai không đủ máu xuống chân nếu thấp cả hai chân, còn thấp một bên là tắc nghẽn máu xuống chân làm máu d0ỏ xuống chân thiếu nên không đủ máu đen trở về tim làm van tĩnh mạch chân co nhỏ hẹp lại gây ra đau nhức buốt chân dọc theo đường đi của tĩnh mạch làm như đau những thần kinh trong chân.

3-Biết chức năng hấp thụ và chuyển hóa thức ăn tốt hay xấu :

Theo lý thuyết đông y khi chúng ta biết đói là do chức năng gan làm việc trước để tiết chất chua và mật sang bao tử khiến chúng ta xót bụng, bị đói, muốn ăn, như vậy khi đo áp huyết bên tay phải thuộc chức năng gan thì áp huyết đo bên tay phải cao ở mức tối đa trong tiêu chuẩn tuổi, áp huyết đo bên tay trái thuộc chức năng bao tử chư ăn bụng đói thì áp huyết sẽ ở mức tối thiểu trong tiêu chuẩn.

Thí dụ tuổi trung niên áp huyết là : 120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75

Khí lực 120 là tối thiểu, số 130 là tối đa trong tiêu chuẩn tuổi.

Có 3 trường hợp theo dõi áp huyết để biết chức năng hấp thụ chuyển hóa tốt hay xấu :

a-Chức năng hấp thụ chuyển hóa thuận được bao nhiêu phần trăm :

Khi bao tử đầy, đo áp huyết bên tay trái sau khi ăn no sẽ tăng cao ở mức tối đa, bên gan nghỉ ngơi áp huyết hạ xuống mức tối thiểu, và độ chênh lệch 10mmHg thì sau 4 tiếng đồng hồ thức ăn trong bao tử được chuyển hóa hết, áp huyết trong gan lại sẽ tăng tối đa làm bao tử đói, và áp huyết trong bao tử lại hạ thấp tối thiểu để lại thèm ăn, như vậy là chức năng hấp thụ và chuyển hóa thuận đúng quy luật.

Nếu 2 tay áp huyết chênh lệch 5mmHg thì chức năng hấp thụ và chuyển hóa thức ăn giảm một nửa, thí dụ bao tử chứa 500g thức ăn, nếu chuyển hóa được một nửa, thì thức ăn còn đọng lại trong bao tử 250g, tích lũy lâu ngày trong bao tử sẽ tăng nồng độ acid làm ợ chua, ợ chất đắng lên họng, đưa khí lên tim làm tăng áo huyết và phần còn lại kết khối đóng cục cứng trong bao tử, sờ ấn ở bụng thấy đau ở một chỗ, lâu ngày thành ung thư bao tử, phải cắt một phần bao tử nơi bướu do thức ăn dư thừa thối loét tạo ra bướu đó.

Lý do chức năng hấp thụ và chuyển hóa ít, do ăn qúa no dư thừa, hay vẫn ăn như bình thường mà khí lực của vị khí co bóp hết năng lượng co bóp, do thiếu đường chuyển hóa, đo đường-huyết sẽ thấy thấp dưới tiêu chuẩn.

b-Chức năng hấp thụ chuyển hóa nghịch :

Ngược lại, chức năng bao tử và gan hoạt động không đồng bộ thì khi bụng đói, đo áp huyết bên trái vẫn cao ở mức tối đa, áp huyết bên gan ở mức tối thiểu là gan chưa tiết mật và acid, nhưng sau khi ăn, gan mới tiết mật và acid để làm tiêu thức ăn cũ nên chúng ta đo áp huyết sau khi ăn thì áp huyết bên gan lại tăng cao, áp huyết bên bao tử lại xuống thấp, có nghĩa là thức ăn vừa ăn vào bao tử thì bao tử lại nghỉ không làm việc nữa. Nếu không theo dõi bằng máy đo áp huyết chúng ta cũng biết được, sau khi ăn thì cơ thể mệt, buồn ngủ, đó là bao tử muốn nghỉ dưỡng sức.

Đông y gọi bệnh này là gan-tỳ bất hòa, khi ăn xong thì đau tức hông sườn, là bệnh do chức năng tiết mật và acid của gan. Nguyên nhân do gan có bệnh như thiếu máu, thiếu mật, gan teo, gan sưng...

c-Tử vong sau khi ăn do chức năng hấp thụ và chuyển hóa không làm việc:

Mặc dù chúng ta vẫn uống thuốc trị bệnh áp huyết hay bệnh tiểu đường, nhưng chúng ta không lưu tâm đến việc đo áp huyết trước và sau khi ăn, nên bị chết oan uổng.

Thí dụ trước khi ăn đo áp huyết bên tay trái đúng ra là phải ở mức thấp tối thiểu, bên tay phải ở mức cao tối đa trong tiêu chuẩn tuổi, nhưng nếu đến giờ ăn buổi chiều mà áp huyết tay trái đã cao ở mức tối đa 140, là chức năng chuyển hóa thức ăn bữa sáng không làm việc, không chuyển hóa, nên sau khi ăn thêm bữa cơm chiều xong thấy khó chịu, tức bụng, mệt buồn nôn ói ra thức ăn, xuất mồ hôi, tưởng trúng gió, trúng cảm, nhưng không đo lại áp huyết lúc đó đã tăng 160, sau khi nằm nghỉ 1 đêm thấy tạm ổn, sáng dạy uống thuốc trị áp huyết, trị tiểu đường rồi ăn sáng bỗng nhiên gục đầu xuống bàn tắt thở, do hai nguyên nhân : ăn thêm vào khiến bao tử không tiêu làn tăng áp lực bao tử chèn ép tim ngực làm khó thờ, làm tăng áp huyết lên trên 200mmHg, uống thuốc hạ đường làm bao tử không chuyển hóa được vì thiếu nhiên liệu của tỳ-vị là chất ngọt, chính công thức đường là C6H12O6, sau khi tập xuất mồ hôi thì đường bị phân thành H12O6 biến thành hơi nuớc xuất ra mồ hôi và thán khí CO2 .

Ăn nhiều đường có hại nếu không được chuyển hóa sẽ trở thành chất độc, tự động biến thành chất Hexan (hexane) là một hydrocacbon nhóm ankan có công thức CH3(CH2)4CH3. Chữ “hex” nghĩa là có 6 nguyên tử cacbon trong công thức cấu tạo, còn chữ "ane" cho biết các cacbon này liên kết với nhau bằng liên kết đơn nó cứng giống như nhựa kết khối làm thành khối ung thư (một dạng nấu đường thành caramen bị cháy thành nhựa bám vào thịt hay mỡ đóng cứng thành cục thịt chết).

Trong trường hợp đo áp huyết trước khi ăn mà áp huyết bên tay trái đã cao, thì nên bỏ bữa ăn đó, hay ăn cháo lỏng với đường thẻ, nó không làm đầy và no hơi nên áp huyết không bị tăng, và có đường làm tăng nhiệt cho bao tử làm việc co bóp, nếu sáng hôm sau áp huyết tay trái chưa xuống ở mức tối thiểu thì ăn cháo tiếp, thử đường nếu thiếu thì ăn cháo với đường, còn đủ đường thì không cần ăn thêm đường, như vậy gọi là ăn cháo nhạt, đông y có câu : Nhạt tháo thấp, có nghĩa là ăn nhạt thì những thức ăn ứ đọng đình trệ gây ra khí ẩm thâp hàn hay ẩm thấp nhiệt bị tống ra khỏi cơ thể. Đông y cũng có loại thuốc theo toa cổ truyền căn bản làm thành thuốc viên uống có tên là : Kiện Tỳ Dưỡng Vị Hoàn (Jian Pi Yang Wei Tablets , đánh chữ này lên Internet sẽ thấy nhiều hãng thuốc bán), nó làm tiêu thức ăn trong bao tử, làm hạ khí làm hạ áp huyết và hạ đàm, thức ăn được chuyển hóa thành máu.

4-Khám phá ra hai bệnh đặc biệt biết về nguyên nhân sạn mật và người có mang máy máy trợ tim trong người :

a-Khi đo áp huyết tay trái thuộc tỳ-vị và tay phải thuộc gan mật, so sánh nhịp tim hai bên khác nhau nhiều, theo đông y nhịp tim chì hàn-nhiệt trong cơ thể, thì nhịp tim bên tay trái bình thường thí dụ 70, nhưng nhịp tim bên tay phải thấp hơn chỉ có 60-65 là hàn, bệnh nhân đau tức dưới sườn nơi vị trí túi mật cứng, chụp hình thấy 1 khối to bằng ngón tay cái, tây y kết luận là sạn mật cần phải mổ.

Những trường hợp này phải cắt bỏ luôn túi mật, nhưng trường hợp này Y Học Bổ Sung cần thử đường-huyết thấy thấp dưới 5.0mmol/l làm cơ thể thiếu nhiệt, mật đặc cứng lại không tiết mật, chỉ cần uống thêm đường, tập bài Kéo Ép Gối vào Bụng 600 lần để thông khí toàn thân, làm ấm nóng người, đo lại áp huyết số thứ 3 nhịp tim tăng bằng nhau, thí dụ như 70-72, sờ vào túi mật hết cứng đau, vì mật từ chất đặc biến thành chất lỏng, sẽ tiết mật cho tiêu hóa dễ dàng, nhiều người tập theo KCYĐ đã thoát khỏi bị mổ cắt bỏ túi mật oan uổng..

Còn người đã cắt túi mật, thì đo máy Quest, chỉ số bơm máu ở đưởng kinh Mật ngón chân thứ 4 bên phải, hiện ra con số 0.5 không có biến đổi tăng giảm, còn ngón chân thứ tư bên chân trái chỉ chức năng tiết mật của lá gan, vẫn hiện ra số từ 1.1 đến 2.5 là chức năng tiết mật yếu, nhưng có tăng giảm số chứ không đứng nguyên là 0.5.

b-Khi đo áp huyết bên tay trái lúc nào cũng có nhịp tim thấp dưới 70 không thay đổi, thì dụ như 65, nhưng tay mặt thay đổi luôn luôn thấp hơn hay bằng tay trái, thí dụ như 55-65. Tại sao vậy, bởi vì nhịp tim đập bên tay trái có đặt máy trợ nhịp tim với nhịp cố định 65 lần /phút được đặt trong hõm vai trên phổi bên trái. Có nghĩa là bệnh nhân bị suy tim, mạch đập chỉ có 60 làm mệt nên dùng máy trợ nhịp tim lên với tốc độ 65 để tim bơm máu tuấn hoàn đều. Khi mới đăt máy trợ tim thì mạch 2 tay tương đương gần nhau từ 63-65, nhưng vì không chữa gốc nguyên nhân tại sao nhịp tim mạch thấp dần, như vậy mạch thấp dần mới là tình trạng thật của sức khỏe, thí dụ nhịp tim 60, trong khi nhịp tim bên tay trái vẫn giữ nhịp tim đèu 70 nhịp, đó là nhịp của máy trợ tim.

Nếu hai bên tay có nhịp mạch chênh lệch , tay bên phải thấp nhiều xuống 50 mà bên tay trái vẫn giữ nhịp 65 thì bệnh nhân mau suy tim, người rất mệt khó thở, tây y phải đổi máy trợ thở có tốc độ bơm thấp hơn là 55, như vậy chưa phải là chữa vào nguyên nhân gốc gây ra bệnh do thiếu lượng máu, và thiếu vận động khí trợ giúp cho nhịp tim đập nhanh, nếu tiếp thêm máu, ăn thêm những chất bổ máu và tập vận động sao cho nhịp tim đập nhanh vượt cao hơn tốc độ đập bơm máu của máy thì máy trợ tim sẽ tự động ngưng nhờ tập luyện khí , thì đo áp huyết cả hai cánh tay nhịp tim cao hơn 70, lúc đo máy trợ tim sẽ tự động ngưng chứ không phải máy bị hư.

Cho nên đông y khi bắt mạch, việc đầu tiên là nghe nhịp tim dập để biết hàn-nhiệt, đối với Y học Bổ Sung khi đo áp huyết phải biết nhịp tim có nằm trong tiêu chuẩn 70-80 không hàn không nhiệt, rồi đo đường-huyết có phù hợp nằm trong 6.0-8.0mmol/l là mạch thuận, ngược lại đường-huyết cao hơn hay thấp hơn là mạch nghịch, để biết tình trạng bệnh nặng hay nhẹ dễ chữa hay khó chữa.

Tất cả các mạch bệnh dù nguy hiểm nhưng còn cứu được theo dông y là mạch Vị khí còn, thì đo áp huyết bên tay trái, và bấm vào huyệt của mạch Vị khí ở huyệt Xung Dương bên trái thấy mạch còn động.

Nếu tây y báo tin thận hư, đông y còn có thể cứu được khi mạch Thận còn, đo áp huyết bên tay phải, và bấm vào huyệt của mạch Thận khí ở huyệt Thái Khê chân phải thấy mạch còn động..

Nếu tây y báo tin gan hư, đông y còn có thể cứu được khi mạch Can Khí còn, đo áp huyết bên tay phải, và bấm vào huyệt Thái Xung chân phải thấy mạch còn động..

Ba mạch vị khí, can khí, thận khí còn thì đông y cứu được. Đó là lý thuyết của những thầy đông y giỏi toàn khoa am hiểu vừa châm cứu, khí công, bấm huyệt, thay đổi cách ăn uống thuốc men, các vị này đã có kinh nghiệm viết sách để lại, những thầy thuốc xưa kia là giỏi toàn khoa, là biết hết các khoa và nguyên nhân gây ra các bệnh bằng kinh nghiệm của môn học về mạch, từ đó biết vận dụng trong việc chữa bệnh. Ngày nay ngược lại người nào học chuyên khoa đông y chỉ học 1 khoa, như khoa châm cứu, khoa trật đả, khoa khí công, khoa bắt mạch, khoa bào chế thuốc nên 1 thầy không đủ tài như các vị thầy xưa.

Toàn khoa khác với đa khoa, như bệnh viện đông y hồi xưa không có máy móc, chỉ bắt mạch cho toa, dạy luyện tập khí công, hơ cứu bấm huyệt, thầy nào chữa bệnh cũng được. Còn bệnh viện tây y chia hai loại, bệnh viện chuyên khoa và bệnh viện đa khoa gồm nhiều phòng chuyên khoa hay nhiều bác sĩ chuyên khoa làm chung trong bệnh viện, nên 1 bệnh nhân có rất nhiều bác sĩ chuyên khoa khám và chữa cùng 1 lúc.

Trong môn học KCYĐ là môn học toàn khoa theo Tinh-Khí-Thần là biết điều chỉnh ăn uống thuốc men, biết chỉnh khí bằng huyệt và tập khí công, biết nuôi dưỡng thần bằng thở thiền...

5-Biết trước để phòng ngừa bệnh nhồi máu cơ tim và đột qụy (heart attack, stroke)

Dù có uống thuốc chữa bệnh cao áp huyết, cholesterol, hay aspirin là loãng máu hay không, chúng ta tin vào thuốc và tin vào máy đo áp huyết thông thường vào mỗi buổi sáng thấy áp huyết ổn định dưới 90, nên đôi khi lơ là không cần đo. Nhưng chúng ta không biết rằng áp huyết thường tăng cao sau khi ăn no không tiêu, hay sau khi uống 1 lon Coke, ăn vài trái hồng, sầu riêng, mít, xoài...đã làm tăng áp lực khí lên tim, hay sau một trận cười lớn tiếng, hay sau một cơn giận dữ, hay sau một cái với tay lên cao lấy đồ vật, đều có ảnh hưởng đến cơ co bóp của tim làm thay đổi áp huyết tăng cao.

a-Muốn đề phòng tai biến đột qụy :

Do số tâm thu cao hơn 30mmHg trở lên so với tiêu chuẩn tuổi. Để biết cách phòng ngừa, chúng ta nên đo áp huyết sau khi ăn, sau khi giận hay cười, hay sau khi làm việc cảm thấy chóng mặt xây xẩm...

Thí dụ tuổi trung niên áp huyết tiêu chuẩn :

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 áp huyết tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

Nếu khí lực tăng thêm 30mmHg có nghĩa là đo áp huyết lên tới 150-160mmHg trở lên thì người này còn trẻ cũng vẫn bị stroke.

Tiêu chuẩn áp huyết tuổi lão niên :

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 áp huyết tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Nếu khí lực tăng thêm 30mmHg có nghĩa là đo áp huyết lên tới 160-170mmHg trở lên

Cách chữa :

Sau khi đo thấy áp huyết cao như trên, nên uống ngay 1 ly nước chanh đường, chua nhiều hơn ngọt, có thể thay nước lạnh bằng nước soda, perrier, nước suối...và nằm nghỉ, há miệng thở nhẹ bằng miệng cho khí thoát ra miệng làm giảm áp lực khí lên đầu và kê đầu cao cho máu không dồn lên đầu thì số tâm thu sẽ giảm xuống.

b-Muốn đề phòng tai biến nhồi máu cơ tim :

Do số tâm trương cao hơn 20mmHg trở lên so với tiêu chuẩn tuổi . Khi đo áp huyết thường xuyên có số tâm thu cao hơn 90 dù ở tuổi trung niên hay lão niên, mà số khí lực bình thường, có dấu hiệu thỉnh thoảng đau nhói giữa tim ngực thoáng qua. Bệnh nặng thì dấu hiệu này sẩy ra thường xuyên.

Muốn biết trước để phòng ngừa tai biến nhồi máu cơ tim, nên đo áp huyết sau khi ăn, để biết thức ăn nào đã làm số tâm trương tăng hay giảm.

Mặc dù đang dùng thuốc trị cholesterol và dùng aspirin 80mg chống đông máu, nhưng số tâm trương vẫn cao 110-120mmHg, có nghĩa là đang bị ứ nghẽn máu trong tim, khiến tim tuần hoàn bơm máu chậm, nhịp tim càng chậm, làm thiếu oxy lên não.

Thí dụ sau khi ăn áp huyết đo được :

120-130/100-120 mmHg, mạch tim đập 70-75 hay thấp hơn là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

130-140/100-120mmHg, mạch tim đập 70-80 hay chậm hơn là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Cách chữa :

Cần áp dụng bài tẩy sạn gan mật làm tiêu cholesterol kết tủa thành san chứa trong gan và mật, thông ống động mạch tim, áp huyết đo trước và sau khi tẩy sạn gan mật. Áp huyết xuống trở lại bình thường theo tiêu chuẩn tuổi.

Đánh chữ : video tẩy sạn gan mật lên internet có hướng dẫn phương pháp áp dụng.

6-Biết trước dấu hiệu ung thư :

Tiến trình dẫn đến bệnh nan y và ung thư :

Dưới đây xếp hạng từng giai đoạn hậu qủa của những bệnh nan y hay bệnh ung thư đánh giá 4 giai đoạn tùy theo điều kiện tác động của duyên tốt hay xấu gây ra bệnh bằng 3 yếu tố Tinh-Khí-Thần.

Giai đoạn 1 : Bệnh nan y tiềm ẩn

Áp huyết đo được 90/68mmHg mạch 65-70 các con số này có ý nghĩa : 90mmHg là khí lực hay oxy trong máu không đúng tiêu chuẩn tuổi. số 68 là lượng máu thiếu để nuôi tế bào, mạch dưới 70 là thiếu đường để làm tăng nồng độ máu nên máu bị lạnh không lưu thông để nuôi các cơ bơm máu đi nuôi khắp các tế bào, nên các tế bào bị bỏ đói dần.

Dấu hìệu bệnh : Nếu áp huyết hai tay trái và phải không đều, bên nào thấp thì bệnh nhân đau nửa đầu nhiều năm gọi là bệnh migrain. Thấp cả hai bên thì chóng mặt, mệt mỏi, đau nhức, đau bụng ăn không tiêu, đi dứng không nhanh nhẹn, làm việc nhiều thấy mệt khó thở. Phụ nữ kinh nguyệt không đều, huyết trắng, đau bụng khi hành kinh, bệnh hiếm muộn, bón giả vì ruột yếu không co bóp.

Nhân duyên làm bệnh nặng thêm :

Về khí lực : thiếu oxy do lười không vận động hay tập thể dục. hoặc vì uống thuốc trị bệnh áp huyết làm hạ khí lực.

Về lượng máu : do ăn không đủ chất dinh dưỡng, ăn ít, kiêng ăn hay nhiều chất chua làm mất hồng cầu, làm giảm lượng máu.

Về nồng độ máu : lại kiêng ăn ngọt cơ thể thiếu đường nuôi cơ co bóp tim, cơ co bóp bao tử, cơ co bóp ruột và hậu môn..., lại uống nhiều nước làm phình ruột liệt cơ đàn hồi và làm loãng đường, loãng máu không đủ phẩm chất theo tiêu chuẩn.

Có nhiều cặp vợ chồng lấy nhau 5-7 năm không sinh con, khi đo áp huyết ở giai đoạn này là thiếu, khuyên họ uống thuốc bổ máu khi áp huyết tăng đủ tiêu chuẩn, thì dễ đậu thai hơn, nên nhờ máy đo áp huyết, họ đã có những đứa con khỏe mạnh.

Giai đoạn 2 : Bệnh nan y khó chữa, các tế bào suy nhược kết khối làm tắc tuần hoàn.

Số đo áp huyết tụt thấp dần, đo được 85/65mmHg mạch 60, có nghĩa là khí lực tuần hoàn máu giảm còn 85, lượng máu trong cơ thể giảm còn 60, và nồng độ máu giảm do thiếu đường làm máu lưu thông chậm, tay chân lạnh.

Nhân duyên làm bệnh nặng thêm :

Cơ thể đã suy nhược, các chức năng hoạt động của tạng phủ yếu dần, hoa mắt chóng mặt, khó thở như suyễn khi mệt, ăn không tiêu, chán ăn, ăn ít, không ăn những thức ăn bổ máu, bị đau nhức toàn thân, lại uống nhiều loại thuốc chữa nhiều bệnh như thuốc hạ áp huyết, hạ đy7ờng-huyết, đau nhức tay chân, thần kinh tọa, thuốc chóng mặt nhức đầu, thuốc trầm cảm, mất trí nhớ, thuốc loãng xương, thuốc bao tử ăn không tiêu, thuốc chữa táo bón, thuốc chữa mất ngủ, tất cả các thuốc tương phản kém hiệu nghiệm vì cơ thể không hấp thụ chuyển hóa, bao tử trở thành thùng rác chứa nhiều loại thuốc tạo ra một hợp chất phá hại bao tử thành ung thư bao tử, mà nguyên nhân gốc bệnh chỉ do nguyên nhân thiếu khí lực, thiếu máu, thiếu đường, chỉ cần tập luyện cho cơ thể tăng khí lực tăng oxy, cần bổ máu, ăn đủ đường nuôi cơ bắp để phục hồi chức năng hấp thụ và chuyển hóa thức ăn thành máu tuần hoàn phục hồi tế bào bệnh, thì các bệnh khác tự khỏi.

Có những nữ bệnh nhân có học lực giỏi, đảm đương chức vụ cao, làm việc nhiều quên ăn, cơ thể suy nhược áp huyết xuống dần xuống đến 100mmHg các bác sĩ đều nói tốt không sợ bệnh cao áp huyết hay cao đường nên bệnh chóng mặt choáng váng xẩy ra mà tây không tìm ra nguyên nhân, khám tìm thử máu mãi mất máu dần bắt đầu nghi ung thư, đang trong thời gian lấy máu theo dõi ung thư. Họ đến nhờ tôi khám, đo áp huyết dưới 100 tôi nói ngưng lấy máu thử, đây là dấu hiệu khoảng 2-3 năm sẽ bị ung thư. Họ trả lời đúng rồi, bệnh viện đang thử máu tìm ung thư. Tôi nói không cần thiết phải lấy thêm máu để thử, cần tiêm hay uống B12, sau vài tháng áp huyết tăng lên dần, tây y không còn nghi ngờ ung thư nữa.

Giai đoạn 3 : Giai đoạn này tây y không chữa được.

Số đo áp huyết khí lực oxy giảm xuống 80mmHg, lượng máu giảm xuống 60, nồng độ máu giảm xuống 60. Đa số bệnh nhân ở giai đoạn này tây y mới khám phá ra bệnh ung thư hoặc nghi ngờ ung thư.thì cũng đã qúa muộn.

Nhân duyên làm bệnh nặng thêm :

Cơ thể cần khí lực làm tăng oxy, cần bổ sung thêm máu, để khí đẩy máu tuần hoàn nuôi tế bào, và cần oxy làm chậm lão hóa tế bào lành và ngăn chặn sự phát triển tế bào ung thư và làm teo nhỏ tế bào ung thư, cần đủ lượng đường nuôi cơ tim co bóp và cơ bắp làm tăng chỉ số bơm máu ở mọi nơi mọi chỗ. Trong khi những vị thuốc hay dược thảo chuyên trị ung thư lại không có thỏa mãn được nhu cầu cần cứu những tế bào bằng oxy, bằng máu và bằng đường, thì những thuốc đó trở thành vô dụng.

Cách chữa :

Đã có nhiều bệnh nhân ung thư áp dụng theo phương pháp tự điều chỉnh 3 yếu tố oxy tăng khí lực là tập khí công hít thở vận động theo những bài khí công thông khí toàn thân, uống thuốc bổ máu, tiêm B12, uống Multivitamines, mỗi ngày thay phiên ăn 1 tô phở hay bún bò Huế, ăn những thức ăn đủ dinh dưõng khí/ huyết/ đường, làm tăng áp huyết lên đúng tiêu chuẩn tuổi, tập khí công tăng tính hấp thụ và chuyển hóa thức ăn thành máu, tập thở khí công cho dư thừa oxy để ngăn chặn phát triển ung thư và làm tăng hồng cầu phục hồi tế bào lành.

Thí dụ trong cơ thể chúng ta có 5-10% tế bào ung thư, còn lại 90% tế bào lành. Nếu không ăn đủ chất bổ máu, không làm tăng lượng máu, lượng khí oxy, mà bỏ đói tất cả các tế bào thì 90% tế bào còn lại yếu dần giúp tế bào ung thư phát triển nhanh hơn trở thành ung thư toàn thân tây y gọi là di căn, thì tại sao chúng ta không bổ toàn thân để 90% tế bào lành mạnh dần, cơ thể tăng nhiều khí lực nhiều oxy thì cơ thể đủ mạnh sẽ tự cô lập những tế bao ung thư làm chúng teo nhỏ biến mất.

Do đó trong những khảo cứu của tây y cũng thường nói cơ thể chúng ta cũng đã vài lần có tế bào ung thư tiềm ẩn nhưng chúng không có điều kiện phá hoại vì cơ thể chúng ta mạnh nó tự hủy diệt.

Vì theo nhân duyên tốt hay xấu tác động vào tế bào, làm mất máu mất hồng cầu mất oxy thì những tế bào đó trở thành tế bào ung thư, ngược lại nhờ duyên tốt tác động vào tế bào, tập khí công tăng khí lực, hít thở tăng oxy cho máu, ăn uống tẩm bổ máu tăng lượng máu, ăn đủ ngọt tăng nồng độ máu lưu thông dễ, giữ cho áp huyết luôn lọt vào tiêu chuẩn tuổi thì làm gì có bệnh ung thư, vì tế bào ung thư chỉ phát sinh trong môi trường hiếm khí oxy.

Cho nên những bệnh nhân ung thư của tôi nhờ phương pháp đo áp huyết theo dõi khí lực, lượng máu, lượng đường nên đã thoát khỏi bệnh ung thư hiểm nghèo mà không cần dùng thuốc.

Giai đoạn cuối, giai đoạn 4 : Bệnh nhân sẽ chết

Số đo áp huyết khí lực giảm còn 75mmHg, lượng máu thiếu qúa nhiều dưới 60, nồng độ đường trong máu thiếu do thiếu đường nhịp tim còn 45-50.

Cách chữa cũng như trên, cần ăn thêm những chất bổ máu, chích hay uống B12 liều cao 5000mcg, kiêng ăn chua, vit.C, kiêng ăn Ensure sẽ bị kết đàm khi cơ thể không đủ nhiệt chuyển hóa làm khó thở, máu tắc không lưu thông, cần ăn thêm chất ngọt làm tăng nồng độ máu và cần nhất tập khí công tăng khí lực để tăng tính hâp thụ và chuyển hóa thức ăn thành máu và tăng oxy dư thừa để duy trì công thức máu Fe2O3 không bị phá vỡ, và dư oxy để tế bào không bị lão hóa và làm teo nhỏ tế bào ung biến mất dần.

Lý do không chữa được :

Những bệnh nan y tây tìm không ra nguyên nhân gốc, mà chỉ thấy nguyên nhân ngọn:

Tất cả những con số khí lực (Oxy), lượng máu qua tim, độ đường trong máu chúng ta cần theo dõi mỗi ngày đều phải nằm trong tiêu chuẩn tuổi để ngăn ngừa dư thừa qúa nhiều hay thiếu qúa nhiều đều gây ra bệnh tiềm ẩn mà tây y chưa thấy.

Theo công thức áp huyết là : Khí lực/ lượng máu /nồng độ máu thì trường hợp ung thư cấp tính sẽ xẩy đến bất cứ lúc nào, khi thấy khí lực tốt/lượng máu thiếu/ riêng nồng độ máu qúa cao làm nhịp tim rất cao nhưng không bị sốt, mà thử đường trong máu lại thấp, thì nhịp tim rất cao không phải do đường, nếu đường cao thì tay chân nóng, ngược lại tay chân lạnh. Đông y khí công kết luận do thiếu máu trầm trọng nên nhịp tim càng phải đập nhanh qua tim để nhận oxy nuôi cho tim đập giữ mạng sống như chỉ mành treo chuông, còn các nơi khác không đủ máu chạy đến nuôi dưỡng sinh biến chứng chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi, đau nhức, rụng tóc, mất trí nhớ, hay quên, cử động yếu không nhanh nhẹn, ăn không tiêu hóa nên ăn rất ít. Như vậy KCYĐ gọi là áp huyết giả, cần phải đổi ra áp huyết thật, lấy số khí lực trừ đi số lần nhịp tim đã đập nhanh hơn 80 lần so với người khỏe mạnh.

Thí du áp huyết giả của người bị bệnh ung thư là : 128/68mmHg nhịp mạch 130 đổi sang áp huyết thật, nhịp tim đã đập nhanh hơn tiêu chuẩn 80 là 130-80=50. lấy khí lực 128-50=78.

Áp huyết thật bây giờ là 78/68mmHg với nhịp tiêu chuẩn 80 là người đang bị bệnh ung thư.

Do đó máy khám bệnh Quest hoặc Masimo và máy đo áp huyết và máy đo đường sẽ khám ra được bệnh ung thư trước khi tây y tìm ra bệnh.