Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2014

Video bài giảng 4 tại Thụy Điển

Lý thuyết Ngũ Hành Tạng Phủ, Tinh-Khí-Thần trong đông y

https://www.youtube.com/watch?v=M6l2-AsCM7E

1-Ý nghĩa của 3 số đo áp huyết :

Ở phút đầu .

Số thứ nhất của áp huyết là tâm thu (systolic), số thứ hai là tâm trương (diastolic), số thứ ba là nhịp tim.

Đối với môn Y Học Bổ Sung của Khí Công Y Đạo, theo đông y bắt mạch trên mỗi cổ tay cũng tìm ra được 3 con số ấy ở bên cổ tay phải và tay trái khác nhau tùy theo bệnh của tạng phủ, nên mới gọi số thứ nhất là Khí Lực, số thứ hai là Huyết lực, số thứ ba là Hàn-nhiệt.

Nhưng một thầy đông y giỏi có kinh nghiệm nhiều năm sẽ có kết qủa khác nhau so với một thầy ít kinh nghiệm, khi khám trên cùng một bệnh nhân, nên sự chẩn đoán khác nhau, nên 2 thầy cho thuốc chữa bệnh sẽ khác nhau, vì thế có thầy giỏi chữa hết bệnh nhanh, thầy dở chữa lâu khỏi.

Ngày nay nhờ máy đo áp huyết, cũng đo ở 2 tay, cho ra con số chính xác để định bệnh, nên khám bệnh định bệnh rất nhanh, nhưng khi điều trị, đông y phải dùng thuốc, có loại thuốc tốt xấu khác nhau, nên ngành đông y, cũng giống như tây y, có nhiều loại thuốc vẫn chưa chữa đúng bệnh như thầy điều trị mong muốn, đề làm sao thay đổi được con số khí lực, huyết lực, và nhịp tim hàn nhiệt trở lại trạng thái tiêu chuẩn để khỏi bệnh.

Đông y có tiêu chuẩn Khí/Huyết quân bình thì mạch khí lực, huyết lực chạy hòa hoãn thong thả trơn tru là người khỏe không có bệnh.

Khi mất quân bình, như mạnh hơn, nhanh hơn, người nóng hơn, đông y gọi là thực chứng.

Ngược lại khí lực yếu, huyết lực thiếu, chạy chậm, người lạnh, đông y gọi là Hư chứng.

Bệnh nhân Á Đông hay tây phương khi bị bệnh cũng đêu nằm trong quy luật Hư hay Thực chứng này về Khi lực, về Huyết lực, về hàn nhiệt theo nhịp tim, cho nên đông y lấy kết qủa số đo áp huyết của mọi lứa tuổi, căn cứ theo bắt mạch bằng máy đo áp huyết và bằng khám mạch ở cổ tay, đã phân biệt được bảng áp huyết tiêu chuẩn theo tuổi, mà tây y không biết đến tiêu chuẩn hư-thực, hàn-nhiệt này, chỉ biết áp huyết tổng quát cho mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người cao tuổi giống nhau, cứ nằm trong khoảng 100-140mmHg là tốt không có bệnh là một sai lầm, vì trẻ em có áp huyết như người lớn theo đông y là bệnh thực chứng, dư khí lực, dư huyết lực, dư nhiệt người nóng mới hay bị chảy máu cam, động kinh, hiếu động, ngược lại người lớn có áp huyết thiếu như trẻ em là khí lực thiếu. huyết lực thiếu, nhịp tim thấp người hàn lạnh, nên tế bào bị thiếu khí thiếu huyết, máu chạy chậm nên tế bào không có sức hoạt động gây đau nhức toàn thân, hệ miễn nhiễm suy yếu, chức năng tạng phủ suy yếu là nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư, là bệnh không do vi trùng, mà do tế bào không đủ máu nuôi dưỡng bị bỏ đói lâu ngày, bị cô lập kết thành khối u....

Đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo :

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60-120 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)

100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 60-70 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Công thức áp huyết của tây y đối với cách tìm nguyên nhân bệnh của môn Y Học Bổ Sung gọi là :

Khi lực thuộc KHÍ/ huyết lực đến từ thức ăn thuộc TINH/ nhịp tim tạo ra sức nóng lạnh trong cơ thể liên quan đến lượng đường-huyết trong máu, gọi nôm na là ĐƯỜNG. Cơ thể thiếu đường trong máu thì đau nhức, dư đưởng làm người nóng nhiệt, làm thay đổi sắc mặt, gọi nôm na là THẦN

Công thức khám bệnh hay chữa bệnh là điều chỉnh 3 yếu tố nảy lọt vào tiêu chuẩn áp huyết theo tuổi : KHÍ/TINH/THẦN

Nếu Tinh do ăn uống đúng, Khí do tập luyện đúng, tạo ra thần sắc tốt hồng hào khỏe mạnh, còn khi bị bệnh là do Tinh sai, Khí thiếu, Thần suy. Phải đo áp huyết để biết phải điều chỉnh lại Khí hay Tinh huyết hay Đường.

2-Bàn về TINH là thức ăn :

Ở phút thứ 0:48

Tinh của thức ăn hay thuốc uống có 3 đặc điểm là Tính, Khí, và Vị.

Nếu không tập luyện thể dục hay khí công, thì trong thức ăn cũng tạo ra khí của thức ăn khác nhau. Khí do tập luyện để phụ giúp tạng khí chuyển hóa thức ăn, chuyển hóa thành khí, thành máu, tăng cường oxy, tăng hồng cầu, loại độc tố, đẩy huyết tuần hoàn nuôi dưỡng tế bào, tăng cường hệ miễn nhiễm...

Còn Khí của thức ăn là khí bổ sung cho khí riêng của ngũ tạng giúp tạng phủ duy trì chức năng hoạt động của chúng thướng xuyên mỗi ngày.

3-Học về TINH :

Ở phút thứ 1:52

Mỗi một loại thức ăn hay thuốc uống đơn lẻ hay tổng hợp đi vào cơ thể, đều đem 3 yếu tố riêng của nó làm biến đổi tình trạng khí huyết trong cơ thể. Nếu cơ thể cần nó bổ sung thì làm cho cơ thể khỏe mạnh, ngược lại thức ăn thuốc uống dù tốt, không có độc nhưng cơ thể dư thừa nó lại trở thành xấu làm hại cơ thể.

Ba yếu tố chính của thức ăn là : Tính-Khí-Vị.

a-Yếu tố Tính của thức ăn thuốc uống:

Về tính của thức ăn có tính làm tăng nhiệt, tăng hàn, hay tính ôn, không nhiệt không hàn...

Thí dụ : Ăn 1 qủa táo đỏ, thì có tính nhiệt, ăn rong biển có tính hàn, như ăn hoa cúc thì mát, ăn gừng thì ôn.

Như vậy bất cứ ăn thứ gì mà làm nhịp tim đập nhanh hơn 80 là nhiệt, nhịp tim đập chậm dưới 70 là hàn.

Nhờ tính hàn nhiệt này mà những bệnh mất ngủ do nhiệt tim đập nhanh thì ăn tim sen có tính hàn làm tim đập chậm lại, nên ngủ được. Ngược lại người bị mất ngủ do hàn, nhịp tim chậm, ăn chè táo đỏ tăng nhiệt nhịp tim đập nhanh hơn lại ngủ được....

Nếu chúng ta không biết tính hàn nhiệt do nhịp tim nhanh hay chậm, thì tưởng bệnh mất ngủ nào cũng giống nhau, nên khi nghe lời bạn bè mách bảo nhau dùng tim sen tốt lắm hay dùng chè táo đỏ tốt lắm, mà không phù hợp theo phương pháp đối chứng trị liệu của đông y, là hàn cần tăng nhiệt, nhiệt cần tăng hàn để trở lại trạng thái quân bình là ôn, nhịp tim trở về đúng tiêu chuẩn, thì cách chữa sai đó đông y gọi là thực làm thêm thực, hư làm thêm hư.

Thực làm thêm thực, hư làm thêm hư cũng có nghĩa là ăn hay uống một thứ thuốc lúc đầu thấy có kết qủa tốt, nhưng càng uống lại càng bệnh nặng thêm là tại sao ?

Tại vì không đo áp huyết để kiểm chúng kết qủa của thức ăn :

Thí dụ áp huyết thấp, thiếu máu, nhịp tim chậm là hư chứng, sau khi dùng thuốc áp huyết tăng dần lên lọt vào tiêu chuẩn thì ngưng, vì tình trạng bệnh đang từ hư chứng làm tăng lên đúng thì phải ngưng, nếu tiếp tục làm tăng khí lực cao hơn nữa thì lại trở thành bệnh cao áp huyết..

Ngược lại bệnh áp huyết cao về khí lực, huyết lực, nhịp tim cao người nóng do dư đường mỡ, ăn gạo lức muối mè làm hạ khí lực, huyết lực, hạ nhịp tim, thấy áp huyết xuống tốt, nhưng cứ ăn tiếp làm hạ áp huyết tiếp xuống thấp hơn nữa làm mất khí lực, thiếu huyết, thiếu đường lại trở thành bệnh áp huyết thấp, sẽ suy dinh dưỡng, dễ bị bại xuội, và ung thư.

Như vậy một loại thức ăn hay thuốc uống dùng để chữa bệnh không bao giờ được uống suốt đời. Chẳng hạn đông y ưa dùng sâm, đông trùng hạ thảo, còn tây y phải dùng thuốc chữa bệnh áp huyết và tiểu đường suốt đời là sai với quy luật quân bình âm dương là điều tối kỵ trong phương pháp chữa bệnh : Thực làm thêm thực, hư làm thên hư.

Chữa bệnh theo đông y chỉ là điều chỉnh lại âm-dương, khí-huyết, hàn-nhiệt phải hòa hợp đúng, lọt vào tiêu chuẩn áp huyết theo tuổi thì không bao giờ bị bệnh tật.

Một nhận định khác về cực hàn cực nhiệt là cơ thể ăn những thứ gì có tính mát hàn quá sinh bệnh tiêu chảy, những thứ gì ăn làm cơ thể nóng quá sinh ra táo bón. Nên tiêu chảy làm nhịp tim thấp hay táo bón làm nhiệp tim nhanh, cũng cho chúng ta biết là cơ thể đang bị bệnh hàn hay bệnh nhiệt.

Như sầu riêng, nhãn, xoài, chôm chôm, mít...là nhiệt.

Nếu ăn một chất pha chế tổng hợp như một món ăn chế biến cầu kỳ, một loại thuốc uống có nhiều thành phần khác nhau, nhưng cuối cùng nhờ máy đo áp huyết sau khi ăn được 30-60 phút, nếu nhịp tim càng nhanh là chúng ta đã nhận vào cơ thể chất nhiệt, hoặc nhịp tim càng chậm là cơ thể chúng ta đã nhận chất hàn.

Thí dụ sáng đo áp huyết nhịp tim trong tiêu chuẩn 70-80 là ôn, sau khi ăn những thức ăn chế biến tổng hợp không biết thành phần, nhưng nhịp tim còn 65 so với tiêu chuẩn 70 là đã ăn chất hàn, ngược lại nếu nhịp tim nhanh hơn 80 là nhiệt.

Những thức ăn thuốc uống làm nhịp tim đúng tiêu chuẩn là thức ăn có tính ôn.

b-Yếu tố khí của thức ăn thuốc uống :

Trong thức ăn hay thuốc uống chỉ có 4 loại khí làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người :

-Khí liễm :

Thí dụ cơ thể đang bị xuất mồ hôi lạnh là bệnh sẽ bị mất sức, phải ăn hay uống gì cho cầm giữ mồ hôi lại được, hay đau bụng tiêu chảy mãi phải cầm lại bằng gừng thì gọi là khí liễm.

-Khí xuất :

Ngược lại khi bệnh cảm không xuất mổ hôi ra được, phải cho xuất ra mới khỏe, như ăn ớt hay xông là Sả, làm hàn khí trong người xuất ra gọi là khí xuất.

-Khí thăng :

Khi áp huyết tụt thấp, đau nhức mỏi cổ gáy hoa mắt chóng mặt do thiếu khí và máu lên đầu, cần phải ăn uống thuốc gì làm cho khí huyết lên đầu mới khỏi bệnh, gọi là khí thăng.

Cà phê làm tỉnh ngủ, trà xanh làm bón là khí thăng.

-Khí giáng :

Khi nhức đầu làm táo bón khí thăng lên đầu nhiều qúa làm áp huyết tăng, cần phải làm cho khí trên đầu hạ xuống, phải chữa táo bón cho đi cầu được gọi là khí giáng. Như vậy hột mít làm giáng khí.

Môn học đông y là điều chỉnh âm-dương khi-huyết, hư-thực, hàn-nhiệt được quân bình, nên không dùng loại thức ăn thuốc uống nào suốt cả đời, không thể dùng chất liễm mãi, xuất mãi, thăng mãi, giáng mãi suốt đời, sẽ chết.

c-Vị của thức ăn thuốc uống :

Khi học đông y về thuốc cây cỏ trong thiên nhiên qúa nhiều, người học thuốc muốn học nhanh, nên hỏi thầy dạy chỉ cho biết những cây cỏ nào không phải là thuốc. Thầy chỉ nói : Hãy tìm xem có thứ cây cỏ nào không có 1 trong 5 vị này : mặn, ngọt, chua, cay, đắng thì cây cỏ đó không phải là thuốc.

Cuối cùng cây cỏ hoa lá nào cũng có 1 trong 5 vị, như vậy đều là thuốc, nên khi con bò ăn cỏ cũng có chất thuốc đủ 5 vị để điều hòa âm-dương khí huyết, nên nó khỏe mạnh.

Vị chỉ là chất dẫn thuốc vào tạng phủ, như ngọt vào tỳ-vị thổ, như cay vào phế và ruột già, như mặn vào thận và bàng quang, như chua vào gan mật, đắng vào tim và ruột non.

Thí dụ mặn vào thận, dư mặn thì thận bị bệnh thực, thiếu mặn thì thận bị bệnh hư....như vậy tất cả liều lượng của vị cũng phải vừa đủ hợp lý để cho tạng phủ đó không thừa, không thiếu, thì chức năng tạng phủ mới không bị bệnh.

Thí dụ đắng vào tim, nhưng đắng của cà phê, thịt nướng thuộc dương tăng khí làm tim nóng...nhưng khổ qua, tim sen cũng đắng nhưng làm mát thuộc âm. Nếu tim đang nóng làm mất ngủ chúng ta phải dùng nóng hay dùng mát ? Phải dùng mát để quân bình....

Đàm từ bao tử gây ra vì ăn không tiêu, nhất là chất béo, cam, sữa, kem, sữa chua .. nằm trong bao tử hàn do thiếu chất ngọt để tạo khí thấp, thức ăn sẽ không hấp thụ chuyển hoá hết 100% chúng ta biết sự chuyển hóa bao nhiêu phần trăm nhờ đo áp huyết do chênh lệch của áp huyết đo trước và sau khi ăn phải chênh lệch 10mmHg. Bao tử không chuyển hóa được tốt vì bao tử bị lạnh gọi là bao tử hàn, vì thế cần phải giữ ấm bao tử bằng chất gừng.

Những người ăn chay thường ăn nhiều rau xanh nên bao tử hàn không chuyển hóa tốt sẽ sinh đàm cũng làm trở ngại tuần hoàn máu như người ăn mặn dư nhiều chất béo cholesterol xấu không chuyển hóa, đối với đông y cũng gọi chung là đàm, để tránh làm bao tử hàn, khi luộc rau, nấu canh rau, phải cho ít lát gừng nấu chung với canh để trở thành tính ôn ( là ấm, không nhiệt, không hàn) hóa giải tính hàn của rau.

Bao tử muốn làm việc chuyển hóa tốt 100% thì bao tử luôn giữ nhiệt độ 41 độ C không thay đổi để tạo khí riêng của bao tử là khí thấp, nếu thức ăn thuốc uống làm bao tử cao hơn 41 độ sẽ làm cho bao tử bị nhiệt, nếu thức ăn uống nào làm cho nhiệt trong bao tử thấp hơn 41 độ sẽ làm cho bao tử hàn. Các tạng phủ khác cũng phải duy trì khí riêng của tạng phủ mình để duy trì chức năng hoạt động chuyển hóa tốt, nên gọi là Khí của ngũ tạng.

4-Chữa bệnh đàm :

Ở phút 20:50

Thấp khí hư, nhiệt trong bao tử dưới tiêu chuẩn 41 độ C, chẳng hạn như 30 độ C là bao tử hàn do thiếu đường làm tăng nhiệt cho bao tử làm mục nát thức ăn thành chất lỏng, vì không đủ nhiệt tạo ra thấp khí để chuyển hóa thức ăn nên thức ăn mới tạo ra chất đặc sền sệt để biến thành đàm mà không biến thành chất bổ máu. Muốn thức ăn trong bao tử không biến thánh đàm thì cần phục hồi chức năng tỳ-vị, tạo ra khí thấp nhờ chất ngọt và chất ôn ấm là gừng, phải có thêm chất làm hạ khí tiêu đàm, đông y thường nấu nuóc gừng+vỏ quýt khô cho tan, rồi pha 1 thìa mật ong, uống thì khỏi bệnh để hạ đàm và làm tiêu đàm trong bao tử.

Có học viên hỏi cho quế được không.

Mật ong ngọt vào bao tử, quế cay nóng thì cay vào phế, nóng vào tim. Theo ngũ hành tương sinh, hỏa của tim nuôi con là tỳ vị thổ, thổ nuôi con là phế kim...như vậy tim không đủ nóng làm ấm nóng bao tử để chuyển hóa thức ăn, nên tim cần thêm nóng là quế để dẫn hỏa khí xuống bao tử, và cay làm ấm phổi thì đàm hàn trong phổi sẽ lỏng ra dễ khạc đàm, như vậy quế vừa chữa mẹ của bao tử là tim, vừa chữa con của bao tử là phế.

Còn đàm từ thức ăn lạnh mà bao tử không đủ 41 độ C sẽ không chuyển hóa thức ăn thành chất bổ mà biến thành đàm, thổ sinh kim là bao tử thổ đưa đàm lên phế kim, nên gừng quýt, mật ong là chữa bao tử với phổi làm ấm phổi.

Muốn ấm phổi thì dùng ớt cay, chống sốt rét, muốn ấm bao tử thì dùng gừng, muốn ấm thận thì dùng tiêu.

5-Chữa bệnh thận :

Ở phút 22:50

Người ăn mặn bị yếu thận, thì dùng bài thuốc hấp thận heo với tiêu. Xẻ thận heo mở ra làm đôi lóc hết mỡ, bỏ 50 hột tiêu đen vào, đậy lại, bỏ trong chén, không cho nước, khi nấu cơm, đợi cơm gần chín thì bỏ chén thận vào nồi cơm để hấp cho chín. Khi chín, lấy 40 hột tiêu ra, còn 10 hột ăn chung với thận chấm muối, chữa được mọi chứng bệnh của thận như đau lưng, tiểu đêm, hơi thở ngắn, suyễn, thận hàn...40 hột tiêu còn lại phơi khô, khi ăn hết thận, thì mỗi tối uống 10 viên tiêu đó tương đương với 10 viên thuốc bổ thận. Thỉnh thoảng khi có dấu hiệu đau lưng, đau thận, tiểu đêm thì dùng lại một lần.

Nếu ăn chay trường thì dùng bài thuốc : Ba Kich+Đỗ Trọng+Ngưu Tất. 3 thứ bằng nhau, mỗi thứ 3-4 chỉ (12-16g) nấu 4 chén nước cạn còn 1 chén, uống mỗi tối, cũng chữa bệnh đau thận, lưng gối, tiểu đêm.

Ba Kích giống đốt sống chữa cột sống, Đỗ Trọng chữa thận, Ngưu Tất nghĩa đen là đầu gối con trâu, đưa thuốc xuống đầu gối để đầu gối được mạnh, như vậy bài thuốc chữa bệnh lưng thận đầu gối làm mạnh chân thì khí của bài thuốc làm giáng khí nên áp huyết cũng xuống.

Một vị thuốc bắc phải có chất chính, gọi là quân, chất phụ để gia gỉảm làm tăng hiệu lực của thuốc và làm giảm độc tố của thuốc gọi là thần và tá (phò tá), chất dẫn thuốc là đại sứ gọi là sứ, sứ ở đây là chất Ngưu Tất dẫn thuốc xuống đầu gối, nên vừa chữa thận vừa làm hạ áp huyết, nên người có áp huyết thấp không dùng được, gọi là cấm kỵ hay chống chỉ định của thuốc này là : Bệnh áp huyết thấp không dùng được.

Cách nếm thuốc biết thuốc chữa bệnh gì ?

Sau khi sắc thuốc bắc, đổ bã thuốc đi, một thầy thuốc bắc nếm thuốc vẫn biết được thuốc đang uống chữa được bệnh gì nhờ nếm thuốc phân chất theo Tính-khí-vị và vị quân, vị thần tá, sứ, như đã học ở trên.

Thí dụ nếm ngửi thấy mùi vị đắng, ngọt là chữa bệnh tâm tỳ, có mùi vị cay ngọt là chữa bệnh phế tỳ, mạnh bao tử và chữa phổi, ho cảm, phế hư do mẹ là tỳ hư, bổ mẹ bằng chất ngọt làm mạnh mẹ thì chính là bổ con, nên người ta nói theo ngũ hành tương sinh là ngọt bổ phổi, có nghĩa là mạnh mẹ thì bổ con.

Thí dụ vị đắng, vị chua chữa gì ? Chữa tim chữa gan. Một vị là con, một vị là mẹ, chữa tim yếu hỏa yếu, nên làm mộc sinh hỏa giúp mạnh tim.

Thí dụ thuốc có vị mặn vị chua là chữa bệnh gan thận. Thuốc có vị cay vị mặn, chữa bệnh phế thận, thuốc có vị ngọt vị cay, chữa tỳ vị phế.

Nếu thuốc có cả 3 vị như ngọt, mặn, chua, là thuốc chữa gan, tỳ, thận giúp điều kinh cho đàn bà.

Nồng độ đậm nhạt của thuốc là thuốc có lực mạnh hay yếu là do bệnh nặng hay nhẹ.

Món ăn cũng là vị thuốc tùy theo tính-khí-vị của thức ăn, biết cách chọn thức ăn và chế biến thức ăn đúng nhu cầu ngũ hành tạng phủ cần thì nó cũng có giá trị trong chữa bệnh theo đông y ngũ hành tạng phủ, nó khác với khoa dinh dưỡng của tây y vẫn là chữa ngọn không chú trong tính-khí-vị của ngũ hành, chỉ chú trọng 3 thành phần glucid, lipid, protid, không liên quan đến chức năng khí hóa ngũ hành tạng phủ.

Ngay cả những người đứng bán thuốc bắc, hay tây không học rành về ngũ hành tương sinh củng không biết điều này. Có một câu chuyện thực xẩy ra chứng minh điều này :

Tôi cho bệnh nhân người tây phương bị bệnh cao áp huyết uống thuốc viên Lục Vị Hoàn được khỏi bệnh, ông ta khoe với bác sĩ và đưa lọ thuốc cho bác sĩ xem viết bằng chữ tầu, không đọc được. Bác sĩ này thưa lên Hiệp Hội Bác sĩ dùng áp lực, viết một văn thư gủi tôi bắt phải dịch ra tiếng Anh hay Pháp ngữ để biết công dụng và thành phần thuốc, nếu không dịch để trả lời trong thời hạn ấn định sẽ bị phạt 500$ rồi sẽ thưa ra tòa.

Tôi trả lời việc thuốc nhập cảng do y tế quốc gia bắt nhà sản xuất phải dịch chứ không phải thầy thuốc. Họ cũng không chịu, cuối cùng tôi bắt nhà thuốc liên lạc với nơi cung cấp thuốc phải dịch, thì may mắn khi hàng mới về có toa bằng tiếng Anh, tôi gọi bệnh nhân đến giải thích, trong toa thuốc mặc dù không nói đến chữa được những bệnh gì, chỉ có những thầy thuốc học tính khí vị của thuốc để điều chỉnh lại âm dương ngũ hành mới biết cách chữa này, tây y các ông không tin điều chỉnh âm dương ngũ hành mà chữa được nhiều thứ bệnh, nên bắt các nơi sản xuất thuốc cây cỏ thiên nhiên không được quyền ghi chữa bệnh gì, mà chỉ được phép ghi supplémentaire ( thuốc bổ sung) để dấu cho người mua không biết chữa được bệnh gì mà không dám mua.

Còn một trường hợp khác, bệnh nhân yếu thận theo ngũ hành tương sinh thì phổi yếu hay bị ho không đủ khí dẫn xuống thận, tôi cho họ thuốc bổ thận khí là làm mạnh phế khí, tôi cho dùng thuốc

Bách Hợp Cố Kim Hoàn (nghĩa là thuốc viên Bách Hợp củng cố Phế kim). Bệnh nhân sang tiệm thuốc bắc hỏi người bán thuốc, thuốc này chữa bệnh gì, người bán thuốc trả lời, thuốc này chữa bệnh phổi, bệnh nhân hỏi thầy Ngọc bảo thuốc chữa thận, họ nói về hỏi lại thầy Ngọc đi, thuốc này không ghi bệnh thận, chứng tỏ người bán thuốc không biết chữa gốc bệnh là con hư bổ mẹ. Điều này tây y cũng không biết, cho rằng bệnh một đàng đông y cho thuốc một nẻo không hiểu tại sao mà khỏi bệnh, nên cho rằng đông y chữa bệnh mơ hồ qúa, vì họ không học ngũ hành tương sinh tương khắc của tạng phủ như trong hình vẽ trên bảng.

Người Việt Nam có những món ăn bổ tự nhiên do kinh nghiệm nhiều đời của các thầy thuốc đông y truyền lại mà không biết, nên món ăn nào của người VN cũng là vị thuốc chữa bệnh trở thành những câu ca dao như :

Con gà cục tác lá chanh. Con lợn ủn ĩn mua hành cho tôi. Con chó khóc đứng khóc ngồi. Bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng.

Có nghĩa nhắc nhờ người ăn phải nhớ muốn trừ cholesterol của da gà cần nấu với lá chanh, chấm muối tiêu chanh, phở gà lá chanh.

Muốn làm tiêu mất cholesterol của mỡ heo thì ăn vối hành lá (tên VN đặt là Hành có nghĩa là thông, cộng hành rỗng tượng trưng cho ống mạch, chất hành có chất hăng phát tán cho máu chạy trong ống mạch thông suốt không lưu lại chất béo trong ống mạch.

Thịt chó qúa hàn và có độc tố phải thêm riềng để giảm hàn, chống độc tố.

Ốc luộc cũng qúa hàn, ở tây phương chỉ ăn 5-10 con là bị bệnh ói mửa tiêu chảy vì họ không biết gia giảm theo ngũ hành, còn ở VN ăn cà rổ ốc mà không bệnh, vì chấm nước mắm ớt chanh gừng đường cho thật nhiều gừng ớt, ăn ớt gừng cay vừa hít hà vừa ăn được nhiều, mà không đau bụng, kỹ hơn nữa và ăn ngon hơn nữa lại chế biến ốc hấp gừng trước khi chấm nước chấm trên.

Còn tây y chỉ ăn những thứ nào có một vị thôi, như Chip, cay thì cay qúa, mặn thì mặn qúa, ngọt thì ngọt qúa, chua thì chua qúa, đắng thì đắng quá, thiên về một hành làm mất khí hóa đồng bộ của chức năng khí hóa ngũ hành.

Tóm lại, học ngũ hành để biết sau khi ăn rồi, nhịp tim thấp là hàn, nhịp tim cao là nhiệt. Như vậy máy đo áp huyết cũng chính là máy đo công dụng của thức ăn tốt hay xấu có lợi hay có hại đối với cơ thể để chữa bệnh và phòng ngừa bệnh.

Như vậy thức ăn hay thuốc uống bổ hợp với người này mà không hợp với người kia, là do máy đo áp huyết cho biết món ăn ấy có hợp với mình hay không. Ăn một món thức ăn thấy mệt khó chịu, cũng phải đo áp huyết, có khi thức ăn làm tăng khí, hay giáng khí, thì tăng khí có lợi cho người áp huyết thấp, giáng khí có lợi cho người áp huyết cao, ngược lại thức ăn giáng khí mà người áp huyết thấp ăn vào làm mệt do mất khí hạ áp huyết thêm, hay ngược lại người áp huyết cao ăn phải thức ăn làm tăng khí sẽ làm tăng thêm áp huyết sẽ chết.

Có nhiều trường hợp gia đình có nhiều con làm bác sĩ, vẫn thuờng xuyên cho cha mẹ uống thuốc áp huyết đều đặn, nhưng không biết, vì thèm ăn sầu riêng hay ăn trái hồng khiến áp huyết tăng cao đột ngột đứt mạch máu não bị chết, vì không hiểu đông y về tính khí vị của thức ăn thuốc uống, cứ 1 múi sâu riêng hay 1 trái hồng làm áp huyết tăng 10mmHg, ăn 5 múi sầu riêng hay 5 trái hồng áp huyết tăng thêm 50mmHg, nên chết bất đắc kỳ tử. Hai loại thức ăn này làm tăng khí và tăng huyết (tăng tâm thu và tâm trương).

Nếu loại nào làm xuất khí hay hạ giáng khí thì áp huyết tụt thấp...

Báo chí cũng vừa đăng tin bên Thái Lan du khách bị chết vì ăn sầu riêng rồi uống 1 lon Coca. Họ đâu có biết sầu riêng làm tăng áp huyết, rồi Coca làm tăng thêm khí thăng khiến áp huyết tăng cao hơn làm đứt mạch máu não, chứ không phải hai chất kết hợp thành độc tố.

6-Nhờ máy đo áp huyết kiểm soát thức ăn mà chúng ta biết điều chỉnh thức ăn thuốc uống để biết đúng sai, hợp hay không hợp với mình để phòng ngừa bệnh.

Trước và sau khi ăn đo áp huyết giống nhau là có ăn chất gừng liễm khí, nên áp huyết khí lực bao tử không thay đổi. Vì chúng ta không biết kiểm chứng thức ăn thuốc uống bằng máy đo áp huyết có hợp với mình hay không mà cứ nghe quảng cáo thuốc đông y uống bừa, như mật ong nghệ tốt cho bao tử, cuối cùng nó là chất giữ khí, mật ong là chất ngọt tỷ trọng cao là chất lắng đọng khó tan chảy, nẳm dính với thức ăn ứ đọng vào thành bao tử kết thành một lớp dầy, tây y chụp hình thấy vách thành bao tử càng ngày càng dầy lên bất bình thường nghi là ung thư bao tử thì không có gì là lạ.

Không cần chữa ung thư như tây y đã chụp hình và chẩn đoán, chỉ cần dùng thuốc tẩy rửa bao tử là Pepsi trong đó có chất ngọt tỷ trọng nhẹ dễ hòa tan với các chất khác, uống 1 ly sau khi ăn 30 phút, nó sẽ moi móc sủi bọt cho tan những cặn bã thức ăn bị ứ đọng trong bao tử và ruột, moi móc hòa tan những chất mật ong lắng đọng bám vào thành ruột và bao tử, trả lại tình trạng vách thành bao tử bình thường phục hồi lại tính co bóp của bao tử là khỏi bệnh, khi chụp hình lại bao tử không còn thấy dấu vết mà tây y gọi là ung thư.

Nhưng điều quan trọng sau khi dùng chất tẩy rửa để moi móc chất bẩn ra mà không tập khí công tống nó ra khỏi cơ thể bằng mồ hôi, bằng đường tiêu tiểu ra nước tiểu đục, và ra theo phân có mầu xấu và thối khắm, thì nó lại lảng vảng trong dòng máu tuần hoàn dính mắc vào các khe khớp gây ra bệnh gout, thống phong, viêm đa khớp, cholesterol đóng trong tim....

Cho nên chỉ có những bài tập khí công quan trọng là bài Nằm Kéo Ép Gối Thổi Hơi Ra Là Mềm Bụng 200-600 lần sau mỗi bữa ăn 30 phút, mới điều chỉnh tạng khí có kết qủa nhanh nhất mà không có phản ứng phụ nào, gọi là phương pháp chữa bằng cơ học thay cho y học, thông khí toàn thân, muốn thay đổi khí cho thăng, cho giáng cho hạ, hay xuất, liễm khí đều được như ý, đề có kết qủa điều chỉnh khí nhanh do những khí đến từ thức ăn sai làm rối loạn tạng khí.

7-Con hư bổ mẹ, mẹ thực tả con :

Ở phút 49:59

Học ngũ hành cho dễ nhớ. Khi nhà đang cháy, người ta gọi là ông thần hỏa gây ra. Khi nhà cháy xong rồi chúng ta chỉ còn thấy đống tro tàn, như vậy gọi là hỏa sinh thổ.

Trong đống thổ tro tàn đó đào ra thấy cái gì cũng cháy ra tro, chỉ còn lại kim loại, gọi là thổ sinh kim. Kim loại đó bị chảy ra nước, gọi là kim sinh thủy. Chỗ nào có nước là có cây cỏ mọc, gọi là thủy sinh mộc, cây khô dùng làm chất đốt thì mộc lại sinh hỏa. Đó là vòng ngũ hành tương sinh theo quy luật, gọi là mẹ sinh con, nếu đi ngược lại thì mẹ của mộc là thủy, mẹ của thủy là kim, mẹ của kim là thổ, mẹ của thổ là hỏa, mẹ của hỏa là mộc.

Như vậy cách chữa theo ngũ hành của đông y là theo hư (thiếu), thực (dư thừa) phải theo nguyên tắc. Con hư (thiếu) phải bổ mẹ của nó, hay ngược lại. Nó dư thừa gọi là thực, thì phải tả con của nó.

Nếu chúng ta xét về tính khí vị của một loại thuốc, họ quảng cáo tốt cho tiêu hóa ngừa bệnh bao tử là thổ, như thuốc Mật ong và Nghệ.

Hai vị thuốc này không độc, nhưng nó lại làm thành bệnh theo nguyên tắc khí hóa ngũ hành mẹ-con.

Nghệ là chất cay ấm làm lành vết thương lở loét. Mật ong chất ngọt, nó dẫn thuốc nghệ vào thổ là bao tử, mật ong tỷ trọng nặng, khó hòa tan trong thức ăn đặc, nên không tan vào thức ăn mà lắng đọng bám vao thành bao tử để chống lại những thức ăn chua làm loét vách thành bao tử. Vì mật ong không hòa tan dễ với thức ăn nên nó khó đi vào máu theo dưỡng trấp, nên thử đường-huyết không thấy tăng đường, nhưng chất ngọt của mật ong trong bao tử qúa thừa làm bao tử tăng nhiệt trên 41 độ C, nên không cần nhiệt của mẹ nó là tâm hỏa nuôi nó theo nguyên tắc mẹ-con, sinh biến chứng là tâm hỏa tăng qúa thừa hỏa không có lối thoát lại dư hỏa sinh ra bệnh cao áp huyết, lại nữa hỏa dư thì tim không cần gan mộc cung cấp lượng máu cho tim, nên gan lại dư thừa năng lượng, vì nếu tim nhận thì tim làm áp huyết tăng cao thêm, nếu tim không nhận thì năng lượng gan mộc dư thừa phải đi con đường tương khắc ngũ hành là mộc khắc thổ, triệt hạ thổ yếu đi, không cho dư thừa chất ngọt làm hỏa trong tim không có lối thoát, nên gan càng tăng chất chua và đắng cho bao tử làm tiêu mất chất ngọt là mật ong, cho cơ thể không bị tăng nhiệt, thì sẽ không làm cao áp huyết, không làm hại gan, trở thành trận chiến can-vị bất hòa, không ai nhường ai, sinh ra 3 biến chứng hại gan bao tử và tim.

Thế mà con người không biết ngũ hành, không chịu đo áp huyết để theo dõi chức năng khí hóa tạng phủ, cứ tiếp tục uống mật ong nghệ suốt đời, nhiệt trong bao tử nó muốn thoát ra cũng không được nên bao tử bị chai, vách thành bao tử dầy lên, tây y chụp hình xét nghiệm bao tử kết luận là ung thư bao tử phải cắt đi oan uổng.

8-Học về KHÍ :

Tạng khí :

Ở phút 44:40

Là khí riêng của ngũ tạng giống như một software được tạo hóa an bài, có gài sẵn chương trình chức năng hoạt động thích nghi và đồng bộ, nếu nó bị trục trặc hay hư hỏng mới bị bệnh là do con người không biết điều hành thức ăn cho đúng và đủ để bảo trì đúng khí riêng của nó như :

Khí riêng cho tim duy trì chức năng của tim, tiểu trường và Mệnh Môn hoạt động tốt là Hỏa khí.

Tỳ-vị khí là Thấp khí. (khí ẩm thấp để làm mục nhừ thức ăn biến thành dưỡng trấp)

Phế-Đại Trường là Táo khí (khí khô ráo)

Thận-Bàng Quang là Hàn khí

Gan mật là Phong khí (khí chuyển động)

Cho nên thức ăn thuốc uống phải có đủ 5 chất mặn ngọt chua cay đắng để duy trì không thiếu không dư cho một tạng khí nào thì cơ thể con người không bị mất quân bình sẽ không bị bệnh tật.

Đó là lý do tại sao một người bị tây y kết án có tội bị tiểu đường, đã cấm không cho ăn đường lại còn cho uống thuốc triệt hạ mất đường trong cơ thể suốt đời, thì 5 khí ngũ tạng mất đi một khí là thấp khí thì thức ăn mất chuyển hóa, giống như ngũ hành tạng phủ có 5 bánh xe quay đều, nay bỏ đi 1 bánh xe, nó không còn quay đều, như 1 người què.

Còn 5 tạng trong cơ thể ví như một gia đình có 5 người con tên Mặn, Ngọt, Chua, Cay, Đắng, đến bữa cơm gọi chúng ra ăn, thằng Đắng chọn chất đắng, thằng Cay chọn chất cay, thằng Mặn chọn chất mặn, thằng Chua chọn chất chua, trên bàn hết thưc ăn, trên bàn không có chất ngọt cho thằng Ngọt. Nó hỏi mẹ nó : sao con không có thức ăn ? Mẹ trả lời, bác sĩ bảo con bị bệnh tiểu đường không được ăn ngọt, mà chỉ phá mất ngọt, con chỉ có ống chích và thuốc uống này chữa tiểu đường con uống đi....Cứ ngày nào đứa con tên Ngọt của mình không có thức ăn, nó sẽ chết, thì cả gia đình cũng chết theo.

Còn cách chữa của đông y là phục hồi chức năng hấp thụ và chuyển hóa của tạng khí, để làm sao vẫn được ăn đường giúp tỳ vị duy trì thấp khí chuyển hoá thức ăn đúng không thừa không thiếu để khỏi bệnh, không làm dư đường trong máu thành bệnh tiểu đường, nếu không cho ăn đường mà còn tiêu diệt đường trong cơ thể là cách chữa tối kỵ của đông y hư làm thêm hư.

Chức năng của tạng khí :

Như khí của tim hỏa là hỏa khí, là khí lực co bóp tim bơm máu tuần hoàn đi và về nuôi tế bào...

Khí của phế kim là loại khí khô gọi là táo khí, có chức năng co bóp phổi co vào đẩy độc khí ra, và giãn nở cho con người hít khí vào...

Khí của bao tử thổ là thấp khí, luôn giữ nhiệt độ bao tử 41 độ C làm ủ chín thức ăn trong nhiều giờ để co bóp nghiền nát thức ăn thành chất lỏng...

Khí của thận thủy là hàn khí, luôn giữ nước để thận co bóp lọc nước điều hòa thân nhiệt...

Khí của gan mộc là phong khí, là khí co bóp gan cung cấp máu cho tim, cung cấp khí chạy trong các ống mạch và thần kinh toàn thân....phong khi là khí hay chạy, vừa nghe ai nói điều gì làm mình giận khiến mặt đỏ, vừa nghe nói mình sợ mặt xanh, vừa nghe nói vui mặt chúng ta vui....

Khí phong ra da thành ngứa, phong làm co rút gân, phong phối hợp với nóng là phong nhiệt, với lạnh là phong hàn, với thấp khí là phong thấp đau nhức.

Cách chữa của đông y là đối chứng trị liệu, cũng dùng khí để chữa khí, như ở VN bị phong nhiệt là những bệnh đau nhức do thời tiết ở vùng nóng, khi sang vùng xứ lạnh thì bệnh phong nhiệt biến mất, ngược lại đau nhức ở xứ lạnh gọi là phong hàn, ở xứ lạnh chữa mãi cũng không khỏi, nhưng sang xứ nóng như VN thì lại khỏi bệnh.

5 loại khí trong môn học đông y khí công :

a-Tạng khí : là một trong 5 loại khí trong đông y khí công gọi là ngũ tạng khí.

b-Vinh khí : hay dinh khí là khí chuyển hóa thức ăn sinh ra máu, thu được từ thức ăn để nuôi tế bào trong cơ thể, nuôi sự sống cho con người.

c-Vệ khí : là khí âm từ kinh phế bào vệ máu bên trong cơ thể không bị độc tố xâm nhập vào máu, và khí dương kinh Bàng Quang bảo vệ khí bên ngoài cơ thể phòng chống tà khí xâm nhập từ bên ngoài vào cơ thể, như vậy chức năng Phế và Bàng Quang phối hợp thành Vệ khí.

d-Tông Khí : là khí của phổi phải được tập luyện mới có, như các nhà võ thuật, lực sĩ, hay những người có tập thở khí công. Có thêm tông khí thì vệ khí càng mạnh, làm mạnh thêm hệ miễn nhiễm.

e-Nguyên khí : là khí tiên thiên ở thận do tinh cha huyết mẹ cung cấp năng lượng mạnh hay yếu tạo thành ra nguyên khí trước khi sinh ra, còn do ăn uống tập luyện để nuôi dưỡng thận sau khi sanh gọi là khí hậu thiên.

9-Biến chứng bệnh theo ngũ hành :

Ở phút 51:50

Thí dụ bệnh tiểu đường, không được ăn đường mà bị chích hay uống thuốc cho mất đường, thì tỳ vị hư thiếu.

Có những tình huống xẩy ra tùy theo tình trạng nặng nhẹ khác nhau, đông y gọi là chính kinh bệnh, các kinh khác không bệnh.

Nặng hơn nữa là 2 kinh bệnh quan hệ mẹ con là mẹ nó với nó.

Nặng hơn nữa là 3 kinh bệnh là nó bệnh, mẹ nó bệnh và nó làm cho con nó bệnh.

Nặng nhất là tỳ vị hư làm cả 5 tạng phủ bệnh

a-Biến chứng của bệnh tiểu đường cao :

Do không kiêng đường hay không uống thuốc trị tiểu đường, không dùng máy đo đường kiểm soát đường sau mỗi bữa ăn, để lượng đường trong máu cao hơn tiêu chuẩn.Tiêu chuẩn bụng đói từ 6.0-8.0mmol/l, tiêu chuẩn bụng no sau khi ăn từ 8.0-12.0mmol/l. Hậu qủa nhiều đường làm tăng nồng độ bao tử cao hơn 41 độ C làm tăng thấp nhiệt, ăn nhiều mà thức ăn bị đốt cháy không thành chất bổ, nên ăn nhiều mà không mập. Cơ thể tăng nhiệt qúa nóng phải uống nước nhiều, nuớc không bốc hơi kịp làm đầy bọng đái nên phải đi tiểu nhiều.

Thổ thực sinh phế kim thực là phổi qúa khô khát, chức năng phổi nuôi da lông, khí phổi đem khí nóng thấp nhiệt ra da làm da mẩn đỏ sinh mụn, lở da hại thịt, mủn da, da bị trầy xước dễ bị nhiễm trùng không lành làm mủn da rách thịt bị thối rữa nên phải cưa cắt bỏ.....

Thổ thực thì từ chối nhận hỏa của tim, nên tim dư thừa hỏa, càng làm tăng áp huyết tăng thân nhiệt.

Nếu tim bị thực chứng dư thừa, lại từ chối năng lượng do gan cung cấp, khiến gan nóng, làm co rút gân cơ, co thắt thần kinh và ống mạch gây tai biến mạch máu não, viêm gan nhiệt, sưng to gan.

b-Biến chứng của bệnh tiểu đường thấp :

Tỳ vị thiếu đường thì bao tử hàn vì không có đường, thay vì nhờ khí thấp nhiệt trong bao tử giữ 41 độ C, nhưng vì không đủ đường ổn định nhiệt lượng cho bao tử làm chín thức ăn, bao tử mất nhiệt thành thấp hàn, nhiệt độ bao tử xuống thấp qúa không làm chín thức ăn, nên không chuyển hóa thức ăn thành chất lỏng để dễ thu hút chất bổ dưỡng, mà tất cả thức ăn dính kết thành chất đặc tạo ra nhiều khối cục cholesterol và đàm, bướu mỡ, khi ra khỏi bao tử biến thành mỡ dự trữ ở bụng làm to bụng chứ không tạo ra năng lượng khí để nuôi con nó là phổi, nên người mập yếu sức, thở khó làm phế hư.

Cơ thể cần có đường nuôi cơ bắp hoạt động, nhất là cơ tim cần đường để co bóp và máu cần đường dẫn đi nuôi tế bào làm nở thịt, nên trong máu người có chút vị ngọt, vỉ mặn, bây giờ trở thành máu lạt, làm giảm hồng cầu, mất đường trong cơ bắp làm teo bắp thịt, đường cũng nuôi gân cơ thần kinh giao cảm và phản xạ, mất đường làm co rút thần kinh. Làm máu lạnh chạy chậm khiến nhịp tim co bóp chậm, khiến cơ thể lạnh, chân tay tê lạnh, máu không lên đầu nuôi não khiến mất trí nhớ dần, sự cử động gân cơ thần kinh không linh hoạt, bị co giật run lẩy bẩy, thiếu đường làm teo thần kinh gai thị khiến mù mắt.....

Khi bao tử thiếu hỏa không giúp gì cho tiêu hóa thì mẹ nó là tâm hỏa phải làm tăng hỏa giữ cho con nó đủ nhiệt lượng chuyển hóa thức ăn, nên tim phải làm việc nhanh hơn làm rối loạn nhịp tim, rối loạn áp huyết, cuối cùng cũng mất hỏa làm suy tim.

Nên đầu tiên biến chứng của tiểu đường làm suy tim, khi tim suy áp huyết xuống thấp, cơ thể thiếu máu vì không hấp thụ chất bổ của thức ăn, làm khí lực giảm số tâm thu, lthiều ượng huyết giảm số tâm trương.

Biến chứng thứ hai khi bao tử là mẹ hư làm con nó là phổi hư thiếu khí lực, thiếu lượng huyết, nhiệt độ trong phổi hàn, không còn làm chức năng nhận oxy vào xoang phổi để đồi máu đen thành máu đỏ, vỉ xoang phổi không chứa dưỡng trấp mà chứa đàm kết khối trong xoang phổi sẽ chết dần thành ung thư phổi, ruột không chuyển hóa tống đẩy những chất ứ đọng trở thành khúc ruột sưng thối thành ung thư phải bị cắt bỏ....

Biến chứng thứ ba khi phổi suy yếu thì không có năng lượng cung cấp cho con nó là thận, khi thận hư thì tai điếc, mất trí nhớ, loãng xương, hư răng xương, thoái hóa các đốt xương cổ và cột sống, phải lọc thận hoặc ung thư xương, ung thư sọ não..

Khi thận hư thì không nuôi gan, gan không có lực co bóp cung cấp máu cho tim tuần hoàn, làm chai gan, không hoạt động nuôi gân cơ thần kinh gây đau nhức toàn thân, co rút thần kinh phế vị người co rút đau đớn khó thở, sức khỏe con người tàn lụn dần theo những tế bào chết vì thiếu máu, thiếu khí thiếu đường nuôi tế bào, do hậu qủa của cách chữa tây y chứ không phải vì ung thư mà chết.

Đối với bệnh ung thư đông y chữa vào nguyên nhân phải bồi bổ khí, huyết, đường cho tăng áp huyết, còn tây y không chữa vào nguyên nhân mà chữa vào hậu qủa thiếu khí huyết đường làm tế bào bị ung thư cẩn phải cho nhịn đói tiêu diệt cắt bỏ nơi bị ung thư, gây cho bệnh nhân suy nhược, đau đớn khó thở mà chết chứ không phải chết vì bệnh ung thư chỉ do thiếu máu, thiếu khí, thiếu đưởng làm áp huyết xuống đến dưới 70mmHg thì chết.

Đó là lý do tại sao khi bị bệnh ung thư làm đau nhức toàn thân, nếu chịu khó kiểm chứng theo dõi áp huyết cũa mỗi bữa ăn hàng ngày xem ăn đúng hay sai, thì bệnh tật không thể xẩy ra. Đó là ý nghĩa của phòng bệnh hơn chữa bệnh.

10-Cách nhìn mới về bệnh ung thư qua sự khí hóa ngũ hành tạng phủ và cách chữa :

Ung thư là những kết tụ của tế bào do áp huyết của người lớn qúa thấp chỉ bằng áp huyết của một hài nhi nên thiếu nhiều khí lực, thiếu nhiều máu, tâm thu và tâm trương của người lớn mà chỉ bằng hài nhi có áp huyết khí lực dưới 80mmHg, huyết lực dưới 60mmHg, thiếu đường dưới 5.0mmol/l khi bụng đói, làm máu chạy chậm bên ngoài da, tay chân rất lạnh, không bắt được mạch ra tay, nhưng chạy rất nhanh bên trong cơ thể rất nóng, người suy nhược, mệt mỏi, gầy ốm mất thần sắc, ăn ngủ không được, không thở được, đau nhức toàn thân.

Nếu có làm sinh thiết xét nghiệm thì tế bào nơi đó giống như xác chết, không có máu, thịt hư lại dính cả những chất cặn bã hư thối khác nhau như trong bệnh ung thư phổi, trong bệnh ung thư bao tử, trong bệnh ung thư ruột, gan, ...hoặc khi chụp x-ray thấy nhiều bướu thịt, bướu mỡ, bướu cặn bã chất bẩn của thức ăn bám vào thịt đã chết....

Đối với lý thuyết đông y là những tạng khí hư, mất chức năng khí hóa ngũ hành tạng phủ, không có khí chuyển hóa thức ăn, nên không tạo ra khí lực, huyết lực, qúa hàn hay qúa nhiệt, mọi tạng khí đều ngưng đọng, cuối cùng do đau nhức, thiếu hơi thở mà chết, chứ không do vi trùng hay virus, chỉ là hậu qủa của ung thư chứ không phải nguyên nhân của ung thư.

Cách chữa ung thư của đông y là dùng khí do tập luyện làm thay đổi khí tuần hoàn của cơ thể, điều chỉnh ăn uống tạo ra chất bổ làm tăng khí lực từ thức ăn được chuyển hóa và ăn thức ăn bổ máu đề phục hồi tế bào, tăng đường để phục hồi thấp khí trong bao tử làm chuyển hóa thức ăn thành chất bổ mà không biến thành đàm, theo dõi kiểm chứng cách chữa bằng máy đo áp huyết và máy đo đường sau mỗi bữa ăn, nếu áp huyết càng tăng lên đúng theo tiêu chuẩn tuổi của KCYĐ thì bệnh càng mau khỏi.

Bài tăng khí giúp tiêu hóa chuyển hóa thức ăn là bài Kéo Ép Gối thông khí toàn thân, ăn thêm chất bổ máu và tiêm hay uống B12 giúp chất bổ chuyển hóa ra máu, dùng thuốc tẩy rửa Coca nạo vét moi móc chất cặn bẩn bám dính vào tạng phủ mà chúng ta chụp thấy gọi là bướu, cùng lúc tập khí công tăng oxy cho tế bào và đẩy chất bẩn tế bào chết ra khỏi cơ thể bằng bài Kéo Ép Gối Thổi Hơi Ra Làm Mền Bụng 200-600 lần sau mỗi bữa ăn 30 phút.

Thuốc tẩy rửa Coca có 3 công dụng :

Có chất ga làm tăng khí làm tăng áp huyết, moi móc chất bẩn dính vào thịt trong nội tạng,

Có chất đường tỷ trọng nhẹ trong Coca sẽ chống cơ thể mệt mỏi trong khi tập, và là loại đường mau hòa tan, nên vừa uống rồi thử đường-huyết thấy tăng lên, nhưng nó cũng mau hòa tan theo mồ hôi sau khi tập luyện khí công, thì thử lại đường-huyết lại thấp hơn so với trước khi uống, chứng tỏ nó cũng moi móc hòa tan đường tỷ trọng nặng dính kết lắng đọng bám vào khối u, khiến oxy lọt vào khối u làm khối u nhỏ dần.

Cách chữa của dông y là điều chỉnh khí để phục hồi chức năng khí của ngũ tạng, trái với cách chữa của tây y, bỏ đói tế bào, và tiêu diệt tế bào ung thư bằng những liều thuốc cực mạnh, làm hao mòn khí lực bệnh nhân càng mất thêm khí lực, mất máu, áp huyết càng thấp, thiếu khí khó thở, dau nhức toàn thân, mệt mỏi, ngủ li bì cho đến khi chết, ngay cả sức mạnh khỏe như con bò mà bỏ đói không cho ăn bổ, mà chỉ tiêu diệt tế bào bệnh cũng như tế bào lành thì nó cũng sẽ phải chết huống chi con người.

11-Tại sao ghép thận mà thận không hoạt động :

Theo vòng tròn bảng khí hóa ngũ hành tạng phủ, khi tỳ vị hư do biến chứng của bệnh tiểu đường, thì tỳ vị khí hư thiếu sẽ không nuôi con thì phế hư, phế hư không nuôi con thì thận hư....đó là tại sao bệnh tiểu đường gây biến chứng thành hơi thở mệt thiếu khí dẫn đến bệnh ung thư phổi và thận hư phải lọc thận, thay ghép thận....tiếp tục bệnh truyền kinh theo vòng tương sinh thận hư không nuôi gan, gan hư không nuôi tim làm suy tim, suy tim là mất hỏa không đủ nhiệt giúp nước trong thận biến thành hơi là thận khí, thận bị ứ nước, đó là lý do tại sao có người đã thay ghép thận mà thận không hoạt động.

Tóm lại cơ thể thiếu đường không đủ nhiệt lượng tạo thấp khí cho bao tử chuyển hóa thức ăn thành chất bổ, chính tỳ vị suy nhược, tế bào chức năng co bóp của bao tử chết dần, khiến tế bào chức năng phổi chết dần, tế bào chức năng thận chết dần, tế bào chức năng gan chết dần, tế bào chức năng tim chết dần, nghĩa là tạng khí của 5 tạng không hoạt động thì chết.

Uống đường Coca hay Pepsi xong thì phải tập khí công bài Kéo Ép Gối Thổi Hơi Ra Làm Mền Bụng thông khí toàn thân để chuyển hóa đường cho cơ thể xuất mồ hôi ra da, thuộc chức năng phổi, phổi mạnh nuôi thận mạnh, thận mạnh làn gan mạnh, gan mạnh nuôi tim mạnh, làm thần sáng, da hồng hào, và cũng làm mất đường của Coca hay Pepsi đã vừa uống, nên thử đường-huyết thấp hơn so với lúc chưa uống Coca hay Pepsi..

12-Ngũ tạng lục phủ là gì ?

Ở phút 54:30

Có học viên hỏi, ngũ tạng là gì, lục phủ là gì ?

Ngũ tạng là cơ quan đặc, chủ về tạo máu, chứa máu, điều hòa máu hơn là khí, tạo ra tế bào, nuôi dưỡng tế bào, thay tế bào mới, loại bỏ tế bào cũ hư hỏng...ví như người vợ là âm, còn phủ là các cơ quan rỗng, chủ về khí hoạt động ví như người chồng là dương, giúp cho vợ làm nhiệm vụ nuôi dưỡng tế bào.

Tạng phủ là một cặp âm dưong cùng một hành :

Như hành thổ âm là tạng tỳ, dương là phủ vị (bao tử) thu nhận thức ăn chuyển hóa giúp vợ là tạng tỳ biến thành máu, nên đông y gọi chức năng tỳ là chức năng sinh huyết để nuôi dưởng các tế bào.

Cặp hành kim thì tạng là phổi, phủ là ruột già, chức năng nhận oxy nuôi tế bào, ruột loại tế bào hư xấu và những độc tố cặn bã của thức ăn ra khỏi cơ thể bằng đường phân như sạn mật, chất béo dư thừa kết tủa, máu ứ...để không gây hại những tế bào lành.

Cặp hành thủy thì tạng là thận, phủ là bọng đái (bàng quang), khi thận lọc độc tố trong máu, nuớc và cặn bã từ thức ăn, thì phủ là bàng quang phải thải những chầt cặn bã dư thừa mà cơ thể không cần sẽ bị loại ra ngoài bằng đường tiểu nên trong nước tiểu có muối, có đường, có mỡ, có vôi, chất urê khai của thận...

Cặp hành mộc thì tạng là gan, phủ là mật, khi gan chứa máu được thận lọc chuyển vể gan, gan chọn lọc ra chất mật, chất béo, chất chua dự trữ giúp việc tiêu hóa, thì phủ mật chứa giữ những chất này đề làm nhiệm vụ điều tiết mật cho gan hoạt dộng đúng chức năng tiêu hóa cho bao tử chuyển hóa thức ăn thành chất bổ máu, và phá bỏ những chất dư thừa độc hại cho cơ thể.

Cặp hành hỏa thì tạng là qủa tim và màng bao tim, phủ là ruột non tiểu trường, tim bơm máu tuần hoàn, thì phủ lả tiểu trường đem dưỡng trấp thấm qua màng ruột non theo mao quản li ti theo máu nhận oxy từ xoang phổi biến thành máu thêm lượng máu cho tim tuần hoàn.

Ở trên là nói về 5 cặp âm-dương tạng phủ, còn thêm 1 phủ và tạng thứ sáu là hệ thống nối ống mạch dẫn khí huyết từ tim đến các tạng phủ khác, gọi là hệ thống tâm bào là màng bao tim bao ngoài qủa tim có tên gọi là kinh Tâm Bào nhưng dính liền với qủa tim, nên không gọi là 1 tạng riêng và vẫn thuộc tạng tim nên vẫn chỉ có 5 tạng, còn phủ rỗng là hệ thống ống mạch giúp tâm bào phân phối máu từ tim ra hệ thống ống mạch trải khắp 3 vùng thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu thì gọi là phủ Tam Tiêu vẫn nằm trong hành hỏa.

13-Học về THẦN :

Ở phút 59:32

Có thần của 5 tạng là thần sắc vẻ mặt khác nhau lộ trên mặt :

Như Tim thuộc hỏa khỏe thì vẻ mặt lộ ra thần sắc Vui hay cười. Vui qúa thì lại hóa dại .

Tỳ thuộc thổ có bệnh thì hay lo, thì ăn mất ngon.

Phế kim có bệnh thì buồn, hay thở dài.

Thận thủy có bệnh thì hay sợ, thường vải đái

Gan mộc có bệnh thì hay giận.

Muốn dễ nhớ học câu : Vui qúa hóa dại hại tim, lo ăn mất ngon hại tỳ, buồn qúa hại phổi, sợ té vải đái hại thận, giận qúa bầm gan.

Đặc biệt, phụ nữ bị buồn chán thở dài trong nhiều năm thì bị ung thư vú.

14-Nhìn mầu sắc hiện trên mặt biết bệnh :

Ở phút 1:06:30

Thần sắc trên mặt một người khỏe mạnh không bệnh thì lộ mầu da vàng hơi hồng.

Thần sắc bệnh lộ ra bằng mầu sắc trên mặt liên quan đến tạng như :

Mặt vàng đỏ trán nóng là bệnh tim, cao áp huyết, còn mặt sắc hồng tươi sáng là người có tim tốt, người mặt đỏ trán mát không bị bệnh áp huyết cao là người có tập luyện khí công.

Người mặt lộ sắc vàng là có bệnh tỳ.

Mặt lộ sắc trắng là người có bệnh phổi

Mặt lộ sắc xám đen là có bệnh thận

Mặt lộ sắc xanh là có bệnh gan, bệnh xơ gan cổ trướng là độc trong gan mộc sẽ khắc tỳ thổ làm tỳ thổ bệnh thì sinh bệnh vàng cả da mặt và thân người.

Một học viên lên mọi người nhìn sắc mặt vừa vàng vừa hồng, nhìn bên ngoài thấy khỏe, tuy nhiên dưới lớp da ẩn hiện mầu hơi đen và xanh là tiềm ẩn bệnh thận, thì khí thở không dài hơi, mà ngắn hơi, là bệnh suyễn do thận, theo ngũ hành thận hư thì con nó là gan mộc cũng sẽ hư nên có lộ mầu xanh.

Mặt có tàn nhang là máu độc trong gan, chứ chưa phải gan bị bệnh.

Thực tập nhìn mặt tìm bệnh.

Thân

doducngoc