Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Video bài giảng 6 tại Thụy Điển

https://www.youtube.com/watch?v=HtKa4nD4OfU

Giải thích :

1-Nhìn khuôn mặt biết qủa tim bị bệnh hở van tim hay hẹp van tim:

Ở phút đầu

Nếu không nhìn mắt mũi tai miệng, thì hình dáng khuôn mặt phản ảnh hình dáng qủa tim to nhỏ tròn méo cũng giống như khuôn mặt, hai bên má bên nào hóp vào là hẹp van tim, bên nào phình ra là hở van tim.

Nhìm mặt một bệnh nhân đang ngồi trước ống kính, có một bên má hóp là bên tim đó bị hẹp, đó là bệnh tim. Bênh nhân thú nhận đang uống thuốc trị tim.

2-Đầu lưỡi cho biết tình trạng bệnh tim nhiệt hay hàn.

Lưỡi mầu hồng là tốt không bệnh, đầu lưỡi đỏ là tim bị nhiệt, do uống qúa nhiều thuốc, nguyên cả lưỡi đỏ, mầu đỏ thuộc tim, khuôn mặt má bên phải bình thường, bên trái lõm vào.

Lưỡi màu trắng nhạt là hàn tim thiếu hỏa.

Tập nhìn lưỡi mọi người để biết bệnh :

Lưỡi khô là bao tử ăn thức ăn khô qúa,

Lưỡi ướt vừa vừa hơi hông là bao tử tốt, ăn tiêu hóa tốt.

Lưỡi ướt và trắng qúa là bao tử hàn. Khi cảm lạnh lưỡi trắng ướt

3-Cách nhìn lưỡi biết bệnh trong tạng phủ.

Giải thích thêm :

a-Đầu lưỡi và mặt lưỡi trắng nhạt ướt là bao tử hàn.

b-Mặt lưỡi có rêu trắng dầy khô là bao tử nhiệt.

c-Đầu lưỡi đỏ bầm là tâm hư nhiệt.

d-Đầu lưỡi trắng là tâm hư hàn .

e-Cả mặt lưỡi đỏ bầm khô là tâm thực nhiệt .

f-Giữa lưỡi rách, rêu lưỡi vàng khô, dầy là tâm vị thực nhiệt.

f-Cả lưỡi trắng ướt dầy to là phế vị thực hàn.

g-Da mặt lưỡi mỏng hồng là phổi tốt.

h-Cạnh lưỡi có gai là bệnh gan thực chứng. Gan nóng sẽ bị lở cạnh lưỡi.

i-Mặt lưỡi có những nốt chấm tụ máu là bệnh tâm can thực nhiệt.

k-Lưỡi co rút. Bệnh nhiệt hỏa thiêu cân

l-Rêu lưỡi trắng trơn, hoạt, nhuận, đầu lưỡi nở to thuộc chứng lý thực hàn. (bệnh lâu ngày)

m-Rêu lưỡi trắng nhạt, dầy, trơn, ướt là bệnh thuộc chứng biểu hàn. (bệnh mới phát)

n-Rêu trắng mỏng ướt, bệnh thuộc biểu chứng.

o-Rêu lưỡi vàng hoặc nám đen bệnh thuộc chứng nhiệt .

p-Đầu lưỡi sậm rêu thô vàng hoặc đen khô, có vết nứt. Bệnh thuộc lý chứng hư nhiệt

q-Gốc lưỡi sâu bên trong sưng đỏ là bệnh thận thủy hư .

r-Hai cạnh lưỡi hình răng cưa có gai, mầu đỏ bầm đen. Bệnh gan bị tổn thương thực thể như, chai gan, viêm gan.

Ăn thức ăn nào tốt, cần phải biết số đo áp huyết mới biết hàn nhiệt hư thực bên bao tử và bên gan.

Lưỡi thâm đen do đỏ bầm, là mầu của thận, lưỡi khô không có nước là thận khô nhiệt, trán là bộ vị bao tử, nên sờ trán nóng nhiệt.

Nhắc lại bài :

Tai thuộc thận, Cằm là bàng quang, nếu có mụn đỏ trên cằm là bàng quang nhiệt, tiểu nóng

4-Nhìn mũi biết bệnh.

Ở phút 4:12

Là tim nhiệt áp huyết rất cao. Nếu đầu mũi trắng là tim suy, hư hàn không có hỏa, thì bao tử ăn cũng không tiêu vì bao tử cũng sẽ bị hàn.

Nhìm mặt khám bệnh thì mặt da chỗ nào cũng hồng hào, da sáng hơi bóng. Nhưng tự nhiên có hiện mầu khác với hồng hào thì nơi bộ vị đó có bệnh, tùy theo bộ vị thuộc tạng phủ nào, và tùy theo mầu sắc như mầu đen thuộc thận trắng thuộc phổi, vàng thuộc tỳ vị, xanh thuộc gan, đỏ thuộc tim, xâm phạm vào vùng của tạng phủ nào.

Thí dụ đầu mũi là tim thay vì khỏe thì mầu hồng như các nơi khác trên mặt, nhưng lại qúa đỏ là tim nhiệt, hay lại trắng là tim hàn, hay lại có mầu hơi xanh là gan hư truyền bệnh cho tim cũng hư, hay đầu mũi đen là thận truyền bệnh lên tim...

a-Mũi sưng. Dấu hiệu do nhiễm trùng, viêm xoang

b-Cánh mũi phập phồng. Dấu hiệu phế nhiễm cảm

c-Chân mũi lở nứt đỏ. Dấu hiệu tim bị thấp nhiệt

d-Sống mũi lệch. Dấu hiệu vách ngăn mũi bị lệch, bệnh polype (buới thịt)

5-Chức năng ngũ tạng nuôi bộ phận nào trong cơ thể.

Ở phút thứ 5:35

Chức năng ngũ tạng nuôi gì :

Tim nuôi mạch máu, tế bào, cơ tim, khí của tim khai khiếu đầu lưỡi, mầu qúa đỏ là tim nhiệt, đầu lưỡi trắng qúa là tim hàn. Tim tạo dịch chất mồ hôi. Tim tàng thần tạo ra khí sắc hồng hào khỏe mạnh.

Tỳ, khí khai khiếu ra môi, ăn ngon hay dở là nhìn môi có đỏ hồng, hay trắng nhạt là không muốn ăn, hay bệnh hoạn thâm đen do thận dư nước. Tỳ nuôi bắp thịt, sinh thịt. Tỳ sinh dịch chất là nước dãi. Tỳ tàng ý.

Giải thích thêm :

a-Môi tự nhiên sưng dầy lên. Bệnh tỳ nhiệt.

b-Môi trắng nhợt hoặc xanh tím. Bệnh thuộc hàn chứng

c-Môi khô nứt sưng đỏ. Bệnh thuộc nhiệt chứng

d-Môi đỏ bầm tối. Dấu hiệu ứ tắc huyết.

e-Môi bị thâm đen vĩnh viễn. Dấu hiệu thận bị ngộ độc do truyền qúa nhiều nước biển, hoặc ở người nghiện hút ma túy, thuốc phiện.

f-Tự nhiên môi mép bên cao bên thấp. Dấu hiệu dây chằng tử cung bị co rút

g-Rãnh cười quanh môi mũi không đều. Dấu hiệu sắp bị trúng phong liệt mặt méo miệng

h-Quanh môi trên trắng xanh. Dấu hiệu bệnh tiêu chảy, bụng lạnh

i-Môi và chung quanh môi trắng xanh. Dấu hiệu ung thư đường ruột

k-Nhân trung lệch. Dấu hiệu lệch tử cung

l-Nhân trung dài hoặc ngắn. Dấu hiệu để biết chiều dài hoặc độ sâu của cơ quan sinh dục

Phổi, khí khai khiếu ở mũi. Phổi nuôi da và lông tay chân. Da xấu là phổi hư. Phổi ra dịch chất nước mũi. Phế tàng Phách điều khiển phổi thở.

Thận khí khai khiếu ở tai. (Thận hư thì tai điếc). Thận nuôi răng, xương, râu, tóc, tủy, xương, Thận sinh dịch chất nước bọt. Thận tàng ý chí, và trí khôn.

Gan khí khai khiếu ở mắt, nuôi gân, móng, sụn, thần kinh...Gan sinh dịch chất nước mắt. Gan tàng hồn.

Da mặt hơi mầu xanh là dấu hiệu đau đớn trong cơ thể, mầu trắng không tươi nhuận không có thần sắc là cơ thể bạc nhược thiếu máu, vàng xanh là bệnh viêm gan......

Giữa thể phách điều khiển chức năng phổi và thể hồn điều khiển chức năng gan, còn thể vía, chỉ huy sự cử động mà điểm kich thích thể vía là huyệt Đại Chùy.

6-Cách cấp cứu hôn mê của đông y khí công :

Ở phút 17:00

Quan sát một người bị tai biến mạch máu não, có những trường hợp sau để biết bệnh nặng hay nhẹ là xem bệnh nhân còn bao nhiêu thể : theo thứ tự là thể xác, thể phách, thể hồn, thể thần, thể vía, thể ý, thể trí.

Người nằm bất động không còn thở là ngũ tạng chết, tim không đập, phổi không thở, là thể xác.

Khi tim không đập, tây y cấp cứu dùng máy xung điện mạnh đè vào ngực kích động cho tim đập bằng điện 3 lần, lần thứ ba mà tim bệnh nhân không đập là hồn lìa khỏi xác, là mất thể hồn, nếu còn thể hồn là còn sự sống.

Đông y khí công cấp cứu ưu tiên chữa thần kinh bộ não trước là phải duy trì oxy cho não làm việc, dùng ngón tay trỏ đè nhẹ vào huyệt Nhân Trung bệnh nhân, kế đến là ấn huyệt Nội Quan tay trái bệnh nhân để làm ổn định áp huyết và day bấm mạnh 2 đầu góc móng ngón tay út bên trái làm cho tim bất thình lình đập mạnh trở lại phục hồi thể thần, là cách làm cho thể Phách hoạt động điều hòa hơi thở duy trì sự sống.

Như vậy bệnh nhân đã sống được thể phách, nhưng chưa qua được cơn nguy hiểm, vì vẫn nằm bất động.

Cần phải thử xem phản xạ biết đau hay không, phải day đau 2 đầu ngón chân cái của bệnh nhân thuộc gan, gan khai khiếu ra mắt làm cho mở mắt, là cửa sổ của linh hồn.

Nếu day đau mạnh hơn nữa, hồn chỉ huy gan hoạt động nhận giao cảm thần kinh tự động phản xạ chân tay cử động là thể vía được phục hồi.

Day 5 đầu ngón tay, và 5 đầu ngón chân, kích thích thần kinh phản xạ làm chức năng gan mạnh cung cấp năng lượng cho tim hoạt động mạnh hơn, tỉnh hơn, tim tàng thần, sẽ làm cho thần sắc bệnh nhân hồng hào tỉnh táo, là đã phục hồi được thể thần, như vậy mắt mở ra chỉ là thể vía cử động nhắm mở, còn mắt nhìn có thần, có hiểu biết nhận ra người này người kia thì thể thần thể hồn mới phục hồi.

Khi một bào thai sinh ra, thì thể phách vào thân xác trước, thể hồn vào sau. Khi con người chết đi thì thể hồn lìa khỏi xác truóc, thể phách đi sau.

7-Bệnh nhân khai bệnh biết bệnh thuộc tạng nào.

Ở phút 20:25

Dựa vào chức năng ngũ tạng nuôi bộ phận nào, chúng ta sẽ biết bệnh nhân khai bệnh thuộc tạng phủ nào.

Thí du, dấu hiệu bệnh ở móng tay, là bệnh thuộc gan, vì gan chủ gân, móng, sụn, thần kinh. Như đau rút gân, thần kinh tọa....cũng thuộc gan.

Đau xương thuộc về thận, mất trí nhớ cũng thuộc thận. Uống nhiều nước mà thận hư không lọc để biến thành thận khí lên đầu, cũng làm mất trí nhớ.

8-Uống nhiều nước qúa cũng mất trí nhớ

Ở phút 20:50

Mình theo tây y nói mỗi ngày phải uống 2 lít nước, thì người Việt mình áp dụng sai nên trong người thành 4 lít lại dư thừa. Vì người Tây phương ăn bánh mì và thức ăn khô, nên bắt buộc ít nhất phải uống 2 lít nước/ngày để thận lọc. Còn chúng ta ăn cơm, trong cơm có nhiều nuóc, ăn canh có nhiều nước, sau khi ăn, uống nước trà, giả sử nhà mình không nấu bếp, mỗi ngày ra tiệm ăn phở rồi uống nước trà tráng miệng.... tổng cộng cũng đã có hơn 2 lít trong cơ thể sau 2 bữa ăn, nếu chúng ta đem theo kè kè chai nước uống thêm giống như người tây phương, thì cơ thể chúng ta bị dư thừa 2 lít nên chức năng thận phải làm việc gấp đôi, tuổi thọ của thận sẽ giảm một nửa...do đó tại sao những ngươi VN theo tây y dặn và ngay cả những người tây bị suy thận nên phải lọc thận...

2 lít nước/ngày là tính tổng cộng các loại thức ăn, nước uống trong ngày, như cà phê, nước trà, cơm, phở, trái cây, nước uống thuốc...

Riêng 80% trọng lượng cơ thể là nước, máu và thức ăn, đều phải đi qua thận để lọc những chất xấu thành chất tốt, thì thận mỗi giờ đã phải lọc 6 lít ra vào thận, chức năng lọc của thận đều đặn như vậy mỗi ngày 24 giờ đã lọc 144 lít dung dịch, tổng cộng khả năng thận phải lọc tối đa 5256000 lít trong cả cuộc đời con người sống được 100 năm, nếu chúng ta uống thêm nhiều nước thì khả năng lọc của thận chỉ lọc đến nửa cuộc đời là hết, đó là lý do tại sao những người uống nhiều nước không thấy hậu qủa sẽ phải bị lọc thận nhân tạo khi lớn tuổi.

Còn tuổi trẻ mà bị rụng tóc hay người lớn tuổi khả năng làm việc của thận yếu dần, nên không nuôi tóc.

9-Nhìn mắt biết bệnh của tạng nào bệnh.

Ở phút 24:20

Mắt thuộc can khí, điều chỉnh lượng máu lượng đường đù làm mắt sáng, nó cũng điều chỉnh khí của 5 tạng vào mắt, nên con ngươi điều tiết lớn nhỏ là do thận khí điều chỉnh thị lực, nên con ngươi thuộc thận.

Tròng đen điều chỉnh gai thị, các dây thần kinh mắt, tuyến nước mắt, nên tròng đen thuộc gan.

Tròng trắng thuộc chức năng phổi, phổi tốt thì tròng trắng trong sáng không bị đục.

Hai khóe trong mắt hơi đò là tâm hỏa khí điều chỉnh nhiệt độ cho mắt, điều hòa dịch chất trong mắt.

Dưới hai mí mắt trên dưới thuộc chức năng tỳ vị dẫn máu và đường nuôi mắt.

Khi ra nắng con ngươi mắt thu nhỏ từ 5 ly (mm) còn 3 ly, vào trong tối thì con ngươi nở lớn 7 ly, trong điều kiện bình thường đủ ánh sáng thì con ngươi mở 5 ly.

Khi ra nắng dư ánh sánh hay vào bóng dâm thiếu ánh sáng, mà con ngươi không điều tiết thay đổi thì tây y đo độ dioptre sẽ biết có mù hay không.

a-Mắt trong sáng là gan khai khiếu ra mắt đủ.

b-Mắt lờ đờ là thần kinh suy nhược

c-Mắt mờ do hỏa vọng do can khí thực

d-Mắt đục do can khí suy.

e-Mắt khô dấu hiệu thận thủy yếu

f-Mắt ướt là thận thủy đủ

g-Mắt có quầng thâm là thận hư

h-Tròng trắng đục là phổi hư yếu

i-Tròng đen mắt bị đục.Dấu hiệu can hư.

k-Con ngươi nở to. Dấu hiệu viễn thị.Thận dương hư.

l-Con ngươi thu nhỏ. Dấu hiệu cận thị

m-Mắt có vết trắng lấn vào tròng đen. Dấu hiệu mắt có cườm

n-Tròng trắng có nhiều gân máu đỏ. Dấu hiệu can nhiệt phạm phế.

o-Gai thị không đều. Dấu hiệu loạn thị loạn sắc.

p-Mắt lé. Dấu hiệu can phong

q-Mắt và trong mí mắt xanh đục. Dấu hiệu bạch cầu tăng hồng cầu giảm.

r-Mí mắt sưng. Dấu hiệu tỳ vị nhiệt

s-Mắt ưa nhắm không thích nhìn ai. Bệnh thuộc phế hư

Dùng thuốc chữa bệnh tiểu đường làm đường-huyết qúa thấp khiến thận hư làm mắt mù, thận dương hư không điều tiết con ngươi.

10-Chữa mắt lé :

Ở phút 27:02

Mắt lé không cần chữa, chỉ cầu điều tiết cho cơ mắt cử động theo ý muốn là hết lé.

Mắt nào không lé thì lấy bàn tay che lại, còn đưa 1 ngón tay ra xa cho phía bên mắt lé nhìn thấy ngón tay. Rồi từ từ cho ngón tay di chuyển để mắt lé nhìn theo ngón tay. Ngón tay di chuyển theo vòng tròn để kích thích con mắt cũng chuyển động theo vòng tròn, rồi theo chiều lên, chiều xuống, chiều ngang sang trái, sang phải, tập làm sao cho con ngươi mắt vào chính giữa. Nếu lé ra ngoài thì ngón tay hướng dẫn cho mắt lé vào trong, rồi bấm huyệt Toàn Trú. Nếu lé vào trong thì ngón tay hướng dẫn cho lé ra phía ngoài rồi bấm huyệt Ty Trúc Không. Xong thử lại buông bàn tay che mắt ra, xem hai con mắt nhìn ngón tay dơ trước mặt xem mắt nhìn thấy mấy ngón tay, nếu nhìn thấy 2 ngón tay xa nhau thì còn lé, thấy hai ngón tay gần lại nhau thì đỡ, nếu hai ngón tay trùng nhau thành một, chỉ thấy 1 ngón tay thôi là hết lé.

Nhưng nếu gan hư không thể điều tiết gân cơ được, nên cần phải chữa gốc làm mạnh gan, nếu không sẽ bị lé trở lại. Cơ thể thiếu đường cơ thể mất nhiệt do nồng độ máu thấp nhịp tim đập chậm thì gân cơ co rút.

11-Chữa bệnh tiểu đường bằng bài tập “Bó chân đi cầu thang”.

Ở phút 29:00

Những bệnh nhân bị tiểu đường vừa không được ăn ngọt vừa phải uống hay tiêm thuốc làm mất thêm đường khiến suy cơ co bóp tim, sẽ suy thận, làm hại gan.

Về vấn đè ăn uống thì người Á Châu ăn cơm, Âu Châu ăn bánh mì, đó là món ăn căn bản ai cũng phải ăn thì tiêu chuẩn đường giữ trong người là 6.0mmol/l, được quyền ăn no lên tối đa 12.0mmol/l. Cho đến khi đói trở lại xuống 6.0mmol/l là không có bệnh tiểu đường. Nếu nhịn ăn ngọt, không cho ăn cơm, rồi lại uống thuốc hạ đường thì cơ thể không đủ đường để nuôi cơ tim co bóp tuần hoàn máu gây hậu qủa và biến chứng ra rất nhiều bệnh, như nó phải rút đường từ bắp thịt, từ mem xương lâu ngày người sẽ gầy ốm, xương mất chất men bảo vệ sẽ bị loãng xương, sẽ gẩy chân tay...

Người ta chỉ sợ những người già nằm một chỗ không vận động thì cứ ăn bao nhiêu thì đường-huyết cứ tăng lên bấy nhiêu nên mới cần dùng thuốc chữa bệnh tiểu đường. Người trẻ còn sức vận động mà lười tập mới sợ bệnh tiểu đường, người hay vận động mạnh, đi lên đi xuống cầu thang nhiều lần thì không bao giờ bị bệnh tiểu đường.

Triệu chứng xuống đường-huyết là toát mồ hôi, mệt, buồn ngủ, chóng mặt, hồi hộp...tức khắc phải lấy kẹo ra ngậm ngay. Nhiều người không theo dõi đo đường-huyết lúc mệt, cứ đúng giờ lại uống thuốc trị tiểu đường nên buồn ngủ, rồi đi vào hôn mê, có khi chết người. Đó là cái ngu của mình, không kiểm soát đường xem khi mệt là bao nhiêu.

Thiếu đường thì gây nhiều biến chứng, dư đường thì không sợ, chỉ cần tập bài “Đi cầu thang” tối đa 30 phút thì đường-huyết xuống thấp ngay.

Cách làm hạ đường sau mỗi bữa ăn :

Dùng băng quấn bó bắp chân, từ cổ chân lên gần đầu gối, xiết hơi chặt nơi bắp chân, rồi đi cầu thang 10-12 bậc, cứ đi lên rồi đi xuống kể là 1 lần, đi đủ 30 lần là 600 bậc, mỗi bước đi mỗi niệm từng chữ A-Di-Đà-Phật, hay A-Lê-Lui-A, hay one,thwo,three...cho đến khi trán xuất mồ hôi nóng, rồi tháo băng quấn chân ra, ống chân cũng nóng chảy mồ hôi, đo lại đường xuốngtừ 5.0-10mmol/l ngay. Thí dụ trước khi tập đo đường-huyết 16mmol/l thay vì đến giờ tiêm thuốc, thì tập bài “Đi cầu thang” 30 lần, cho xuất mồ hôi rồi đo lại, đường xuống chỉ còn 6.0mmol/l.

12-Viêm mũi sổ mũi dị ứng

Ở phút 37:00

Khi viêm xoang, trong nước mũi có nhiều virus, nên cần phải xịt mũi cho khô, nếu còn sót lại 1 con nó sẽ sinh sôi nẩy nở rất nhanh 1-2 giờ sau thành 500 con...

Viêm xoang mũi đa số đàn bà bị nhiều hơn đàn ông, vì khi sổ mũi không xịt ra mà hay hít nuốt vào sâu trong xoang trở thành ổ virus.

Thí dụ tìm nguyên nhân bệnh của một bệnh nhân ;

Đo áp huyết và đưòng xem nguyên nhân do hư chứng hay thực chứng.

Bệnh nhân này áp huyết hai tay là 121 và 122, thấp so với tiêu chuẩn tuổi, và đường cũng thấp, có 5.0mmol/l.

Phải uống thêm 1 lon Coca làm tăng áp huyết và tăng đường trước khi tập làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, không uống Coca thì khí lực không tăng, đường không tăng sẽ không tập được sẽ mệt mất sức vì khí huyết và đường sẽ tụt thấp hơn nữa.

Nhiều thầy thuốc khi đang chữa bệnh cho bệnh nhân mà tự nhiên bệnh nhân bị bất tỉnh là do tụt đường-huyết.

Đông y chữa bệnh này bằng nước ép Củ Cải Trắng còn tươi, nhỏ vào mũi, nó rất hăng cay, sát trùng diệt virus.

Cách chữa :

Áp dụng 2 bài :

Bài thứ nhất : Nằm úp dùng bài “Ép 6 bàn tay trên lưng” để thông mũi bằng khí lực từ thận khí, tỳ khí, can khí, tâm khí, phế khí tống đẩy đàm nhớt qua mũi, mỗi lần ép gót chân vào mông thì bệnh nhân xịt mũi ra thật mạnh từng bên mũi này rồi sang mũi kia, sau đó lập lại ép lưng và khạc nước mũi đàm thoát ra bằng miệng.

Bài thứ hai : Nạp Khí Trung Tiêu 1 phút, cuốn lưỡi ngậm miệng, khi bỏ chân xuống thì bôi dầu xông hơi như dầu Ling Nam Ultra Balm, dầu gió xanh, dầu tràm, dầu Vick cho thông mũi và sát trùng phổi, làm khô mũi, khi bụng hết nhồi thì lại Nạp khí lần thứ 2, tập 5 lần thì mũi khô và thông.

Bài tập này chữa được bệnh mũi không ngửi được mùi, bệnh cảm sổ mũi.

Có thể lập lại cả 2 bài thêm một vài lần cho đến khi mũi khô.

Sau đó xông mũi bằng nước sôi với 3 giọt dầu Khuynh Diệp để sát trùng thông sâu vào các xoang..

Tóm lại cách chữa Viêm xoang mũi :

a-Phải xịt ra hết nước mũi

b-Ép 6 bàn tay, từ vùng thận, tam tiêu, tỳ vị, can-đởm, tâm, phế. 6 lần mỗi bên chân.

c-Nạp Khí Trung Tiêu 3-5 lần, bôi dầu vào lòng bàn tay để mũi hít vào cho thông mũi.

d-Xông mũi bằng hơi nước nóng cho 3 giọt dầu cảm .

13-Đau tức lưng trên vùng tim, bệnh tim-phổi.

Ở phút 1:00:25

Phổi yếu là do mẹ là bao tử ăn ít qúa, áp huyết bên bao tử đo khí lực thấp quá 104mmHg

Đau do thần kinh thiếu đường, đường-huyết đo được 5.5mmol/l.

Ở phút 1:06:99

Có 7 đốt xương cổ, dưới xuơng cổ là xương lưng, giao điểm xương cổ đốt cuối 7 và đốt 1 xương sống lưng gọi là huyệt Đại Chùy,.

Một bàn tay cầm đầu bệnh nhân, một ngón tay kia day huyệt Đại Chùy là nơi cục xương nhô cao, rồi bắt đầu day rạch phân ra từng đốt, đốt 1 day rạch 6-9 lần, rồi rạch đốt 2, đốt 3, để ý day rạch ở đốt nào bệnh nhân thấy đau là nơi đó khí huyết bị tắc hay thiếu khí huyết không chạy đến nuôi xương và thần kinh...rạch đến đốt thứ 5, 6, 7 là 3 đốt ai cũng bị đau nhất, đốt thứ 8 ngang với hai chân xương bả vai. Khi day từ dốt thứ nhất thì tay cầnm đầu bệnh nhân cũng từ từ đầy nhẹ cổ bệnh nhân ngửa ra sau để các đốt xuong được mở ngửa ra, đến đốt thứ 7 thì cổ đã được ngửa ra sau khoảng 30 độ, thì lồng ngực và tim cũng được mở ra cho thông khí vào phổi.

Sau khi day rạch xong 7 đốt sống cổ, bảo bệnh nhân thử cử động ngửa đầu cổ ra nhìn trời, cúi cổ cho cằm chạm ngực, xoay cổ sang vai phải vai trái, ưỡn ngực. Đưa hai tay lên cao ra sau...xem còn đau chỗ nào không, nếu còn đau thì làm lại động tác day rạch đốt sống cổ tiếp.

Riêng bệnh nhân này đã hết đau, nhưng hai vai bệnh nhân khép về phía trước nên phổi khép lại không hít vào được nhiều và sau này sẽ gù lưng, nên phải chỉnh thêm cho xương bả vai và xương đòn gánh thẳng ra để khi nằm hai vai phải chạm xuống giường chứ không còn bị cong lên.

Rồi cho bệnh nhân nằm ngửa đầu sát cạnh giường, để có thể dơ cánh tay thẳng lên qua đầu, đưa lên đưa xuống dễ dàng, nếu đau thì người chữa đặt lót bàn tay của mình dưới bả vai bệnh nhân, dùng 5 đầu ngón tay ấn vào xương vai khi bệnh nhân đang cử động dơ lên dơ xuống để thông khí huyết nơi khớp xương bả vai.

14-Tự chữa bệnh mũi nghẹt không do sổ mũi dị ứng, mũi ngửi mất mùi.

Ở phút 1:17:00

Tập bài Nạp Khí Trung Tiêu, cuốn lưỡi ngậm miệng, thở bằng mũi, thầy chữa day bấm hai ngón tay cái vào vùng huyệt Tỵ Thông (thông mũi) và bàn tay kia của người chữa xoa dầu cảm (khuynh diệp, menthol, vick..), nếu mũi nghẹt do vách ngăn lệch hay có bướu trong mũi, dùng ngón tay cái ấn vào đầu mũi bệnh nhân day tròn cho hơi dầu thông vào trong mũi.

Bệnh nhân có thể tự làm một mình.

Sau đó tập bài Kéo Ép Gối để thông khí toàn thân trong tạng phủ.

Bệnh nhân thực tập.

Thân

doducngoc