Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Video bài giảng 8 tại Thụy Điển

https://www.youtube.com/watch?v=RDQCFKRCqHk

Giải thích :

1-Định nghĩa về hư thực nhìn thấy từ hơi thở bụng. Tập bài Nạp Khí Trung Tiêu.

Ở phút đầu

Nhìn bụng của một bệnh nhân khi thở có 3 trường hợp :

a-Khi thở chỉ thấy bụng phình cao lên là tăng dương, rồi xẹp là bệnh thực, áp huyết sẽ tăng cao

b-Khi thở chỉ thấy bụng xẹp lõm xuống là tăng âm, rồi nổi lên, áp huyết sẽ hạ thấp.

c-Khi thở, vừa thấy bụng phồng lên cao rồi lại xẹp lõm xuống thấp, gọi là quân bình âm dương thì người khỏe mạnh.

Nhiều học viên cho rằng đa số đều thở bụng phình nhiều hơn là xẹp.

Có những phụ nữ bụng mỗi ngày mỗi phình lên không phải là bệnh, vậy là gì ? Là đang có bầu.

Quan sát một bệnh nhân đang thở nằm trên giường như trong video, bệnh nhân này khi thở bụng chỉ phình lên.

Tay bệnh nhân lạnh là nhịp tim thấp, là đường thấp, áp huyết có khí lực cao, huyết lực cao.

Tay lạnh thì cần phải tăng thêm nhiệt cho cơ thể thì bàn tay phải đặt ở Đan Điền Thần tay trái cho nam, nữ đặt ngược lại, bàn tay kia đặt chồng lên trên. Đan Điền Thần giúp cơ thể nóng lên làm tiêu hóa thức ăn, vì thức ăn không tiêu.

Bệnh nhân cuốn lưỡi ngậm miệng, thở bằng mũi tự nhiện, dơ thẳng hai chân lên 45 độ lâu trong 1 phút.

Giảng thêm về cách quấn bó chân bằng băng thung quấn chân xiết chặt 10-20% cho van tĩnh mạch bị hở hẹp lại.

Chúng ta theo dõi bụng bệnh nhân khi bệnh nhân bỏ chân xuống, ngậm miệng nghỉ. Bụng bệnh nhân xẹp xuống nhiều hơn phình lên. Tập 3 lần cho bụng mềm.

2-Cách ép bụng bệnh nhân bằng hai bàn tay cho bụng xẹp khi bệnh nhân thổi hơi ra.

Ở phút 5:50

Mục đích bài này cũng giúp cho bụng bệnh nhân mềm, tiêu hóa nhanh, trong trường hợp bụng bệnh nhân qúa to không ép đầu gối vào sát bụng được, hoặc bệnh nhân lớn tuổi hay những bệnh nhân không có sức tập, hay không có thời giờ lâu để tập theo bài này.

Chúng ta dùng hai bàn tay đặt song song trên bụng, một bàn tay đặt trên bụng phía dưới rốn, bàn tay kia đặt phía trên rốn. Chờ khi bệnh nhân thở ra thì hai bàn tay mình ấn cho xẹp bụng xuống, rồi lại buông lỏng chờ bụng bệnh nhân xẹp xuống lần kế tiếp lại giúp bệnh nhận làm thoát khí trong bụng ra cho xẹp hơi, cứ tập khoảng 100-200 lần thì cảm thấy bụng nhe, mềm.

Kỹ thuật thổi hơi ra của bệnh nhân :

Chỉ há miệng thổi hơi ra dài và làm sao lấy hết hơi trong bụng thoát ra theo quy luật miệng là van, bụng là lốp xe. Tập làm sao cho van xì, lốp xẹp.

Chỉ cho hơi thoát ra chứ không cho hơi vào, như vậy bài tập này không có lúc nào được hít vào.

Nếu bệnh nhân không thở được bằng bụng mà chỉ thở bằng ngực có nghĩa là làm cho áp huyết tăng cao.

Muốn cho bệnh nhân thở bằng bụng tự nhiên mà không cho thở bằng ngực, thì dùng 3 ngón tay giữa ấn vào giữa ngực nơi huyệt Chiên Trung của bệnh nhân, (như hình vẽ trên bảng), thì tự động bệnh nhân thở bằng bụng.

Sau khi bệnh nhân tập biết cách thở ra bằng bụng thì bắt đầu tập thiền quán.

3-Ích lợi của tập thở thiền quán ở bụng, hai giai đoạn.

Ở phút 12:50

a-Thiền Quán Tức : Nằm lỏng tay lỏng vai, cuốn lưỡi ngậm miệng, thở bằng mũi tự nhiên, nhưng dùng ý theo dõi hơi thở ở bụng, thấy rằng bụng phồng lên và xẹp xuống, cứ dùng ý theo dõi nó tự phồng tự xẹp rõ ràng, đều đặn, nhẹ nhàng, không do ý bắt buộc, không do chủ động hít thở, chỉ như em bé ngủ, hay như một người ngủ say chỉ thấy bụng phồng-xẹp tự nhiên. Như vậy là đã biết quán tức là theo dõi phồng-xẹp tự nhiên ở bụng.

b-Thiền Sổ Tức : là bắt đầu đếm hơi thở mỗi khi bụng xẹp tư nhiên, Chì để ý khi bụng xẹp khi trong đầu còn tỉnh thức thì đếm thầm trong đầu là 1, rồi bụng xẹp nữa thì đếm 2, đếm tới 10, rồi lại đếm trở lại 1, rồi 2,....cho đến 9, rồi thay vì đếm 10 thì đếm nối tiếp theo tổng số là 20, rồi lại đếm 1,2,3,....đến 30, rồi lại từ 1,2,3....đến 40....cho đến 300.

Nếu chúng ta còn tỉnh thức thì đếm được đến 300 lần, nhưng tâm đã vào tĩnh lặng trong định, ý trụ lại 1 chỗ ở bụng để theo dõi chính xác phồng xẹp ở bụng xem đã đếm được bao nhiêu lần mà tâm không viên, ý không mã (tâm chạy lăng xăng như vượn, ý chạy như ngựa), tần số sóng não sẽ xuống thấp hơn tần số đang ngủ 3-4 Hertz.

Tần số thức của người đang hoạt động thì cao hơn 11 Hertz, những vị thiền sư đi vào định ngồi bất động, tần số sóng não xuống còn 2-3 Hertz, còn như chết giả sóng não xuống dưới 1 Hertz.

Nếu không còn tỉnh thức để theo dõi hơi thở, mà buồn ngủ, nhà thiền gọi là hôn trầm, sẽ rơi vào giấc ngủ say, sóng não giữ ở mức 5-6 Hertz, thì cách tập thiền này áp dụng chữa bệnh mất ngủ sẽ không cần dùng thuốc.

Nếu dùng nhiệt kế đặt dưới bàn tay, theo dõi hôi thở sẽ biết tình trạng thiền đúng hay sai :

a-Nhiệt độ bắt đầu thiền, bàn tay lạnh 35-36 độ C.

b-Thiền tập trung ý vào hơi thở , thì nhiệt kế tăng dần, cứ hai hơi thở nhiệt kế tăng đều 0,1 độ, như 36.0, 36.1, 36.2, 36.3....

c-Vẫn tiếp tục thiền nhiệt kế tăng dần 37-38 độ là thiền đúng vì ý ở đâu, khí đến đó, và khí ở đâu là huyết đi theo đến nơi đó làm tăng nhiệt đến đó, có người thiền nhiệt lên 41 độ.

d-Khi lên từ 38-41 độ tùy theo thân nhiệt tối đa trong cơ thể, rồi đứng nguyên là đang vào định, ngủ say,.

e-Khi nhiệt độ đang tăng đều cứ hai hơi thở tăng lên 0.1 độ, tự nhiên không tăng mà lại giảm là ý đã chạy ra ngoài cơ thể không còn tập trung ý vào bụng, như thân đang nằm đây mà tâm chạy đi chỗ khác, rồi tự nhiên nhiệt kế lại tăng là lúc bệnh nhân lại quay ý về bụng. Khi vào giấc ngủ không còn giữ ý tại bụng bàn tay rơi xuống buông thỏng.

4-Chữa mất ngủ bằng thở thiền :

Có nhiều người bị bệnh mất ngủ ban đêm, nhưng khi tập thiền ngồi thì lại ngủ gục, mà lúc ngủ lại thức không ngủ được vì tâm viên ý mã. Do đó những người mất ngủ nên tập thiền ở thế nằm theo dõi hơi thở như trên, nếu thền giỏi được trạng thái tỉnh thức không buồn ngủ nhưng tâm thức không bị động chỉ trụ ý một chỗ, thì một giờ thiền đó có tần số sóng não thấp hơn tần số sóng não lúc ngủ bình thường, thì 1 giờ thiền tương đương với 2 giờ ngủ. Còn không giỏi thiền, vừa nằm thiền là buồn ngủ rơi vào hôn trầm thì cũng không cần phải dùng đến thuốc ngủ.

5-Dùng thiền theo dõi khí hóa trong cơ thể để chữa bệnh :

Còn thiền chữa bệnh về khí hóa thì thay vì theo dõi hơi thở bụng, chúng ta theo dõi bụng sôi bao nhiêu lần, không ai có thể theo dõi bụng sôi 50 lần, vì mới có 20 lần trở lên đã bị hôn trầm rồi. Hay theo dõi mạch đập trong bụng bao nhiêu lần, đó là theo dõi khí chuyển động từ tim xuống bụng, hay từ gan xuống bụng, hay từ bao tử xuống bụng, hay từ bụng xuống ruột, hay theo dõi khí nóng từ rốn đi đâu, hay khí từ Mệnh Môn có nóng không, nóng chạy theo cột sống lên đầu hay chạy xuống chân, theo dõi nơi có bướu trong người nó có thở không, nó còn đau hay không, nó có động đậy không, nó nhỏ mềm dần theo hơi thở ra hay không, nó có mền hơn không, nó còn đau nhói hay không, những cái đau trong thân có giảm và biến mất không...

6-Kỹ thuật tập bài Kéo Ép Gối Thổi Ra Làm Mền Bụng 200 lần.

Ở phút 16:15

Hãy theo dõi video.

Tiếp tục ở phút 19:00

Đo áp huyết thử lại kết qủa, máy đo áp huyết bên phải nhồi 2 lần là gan nhiễm mỡ, mỡ bao quanh tim làm ra cơn đau nhói im thoáng qua. Nếu một ngày bị nhói tim nhiều lần là dấu hiệu sắp bị nhồi máu cơ tim.

Dùng cây bút có đầu nắp to thay cho ngón tay, ấn đè sâu 3-5cm vào huyệt Khí Hải dưới rốn 3 lóng tay, bệnh nhân thở tự nhiên nhưng ý tập trung vào huyệt này, dùng ý mạnh hơn nữa để ý xem khí dưới cây bút có phồng lên xẹp xuống không, khí ở bụng có nóng không, khí có chạy xuống chân không...như vậy sẽ làm áp huyết xuống thấp.

7-Nguyên nhân nhồi máu cơ tim và dấu hiệu báo trước nhồi máu cơ tim :

Dấu hiệu nhồi máu cơ tim khi thỉnh thoảng bị nhói tim như kim đâm, dao đâm thoáng qua, rồi nặng hơn như ai đấm và tim tức thở, lúc đó áp huyết đo được sẽ cao hơn 180/120mmHg, số tâm trương 120mmHg là huyết lực ứ trong tim, do mỡ trong ống mạch màng bao tim chặn nghẹt lại.

Bệnh nhân này có dấu hiệu báo trước khi huyết lực cao 103mmHg, nếu không biết cách làm hạ xuống bằng cách nhịn ăn, hay dùng thuốc thông tim điều chỉnh áp huyết làm tan cholesterol trong gsn và tim mà cứ để số huyết lực tăng dần lên 120mmHg thì sẽ bị nhồi máu cơ tim.

Bệnh nhân này, trước khi tập áp huyết tay phải 154/103mmHg 73 là áp huyết cao so với tuổi (154mmHg) mỡ trong tim (103mmHg), nhờ tập theo cây bút ấn huyệt Khí Hải, áp huyết xuống còn 144/98mmHg 72. Bệnh nhân phải tự tập lấy. Làm sao cho áp huyết xuống tiếp dưới 130/90mmHg mới an toàn :

Cách điều chỉnh Tinh-Khí-Thần :

Cách điều chỉnh Tinh :

Thay bữa ăn chiều bằng Súp Đậu Thận trắng 100g nấu với 100 tép tỏi với 2 lít nước cạn còn 1 lít, vớt vỏ tỏi ra, rồi bỏ vào máy xay sinh tố xay thành bột lỏng ăn hết trong bữa ăn chiều, dùng trong 1 tuần, áp huyết và cholesterol xuống cà 3 số.

Cuối tuần uống 5 viên Senna Laxative ( Phan Tả Diệp) để xổ độc máu trong gan làm hạ áp huyết và hạ huyết lực.

Cách điều chỉnh Khì :

Thủ đường huyết, nếu bệnh nhân cao áp huyết mà đường thấp thì uống 1 ly Pepsi, còn đường cao thì không cần uống Pepsi, rồi bó chân bằng băng thung quấn bắp chân, đi cầu thang cao 10 bậc lên xuống kể là 1 lần, đi lên xuống 30 lần, mỗi bước đi phải niệm A-Di-Đà-Phật hay A-Lê-Lui-A hay A-Mi-Ta-Bha ra tiếng làm hạ khí.

Sau khi tập xong xuất mồ hôi, đo lại áp huyết và đường sẽ xuống thấp.

Thí dụ 1 bệnh nhân có áp huyết hai tay 175/105mmHg, đường 26.0mmol/l. Không uống gì chỉ bó chân đi cầu thang 30 lần, rồi đo lại áp huyết xuống còn 132/82mmHg 80 và đường xuống còn 7.5mmol/l.

Nếu không biết ấn huyệt Khí Hải mà muốn cho áp huyết hạ thấp, thì bịt mũi hay dùng bông gòn nhét vào mũi, để mở hé miệng thở tự nhiên như em bé ngủ, thả lỏng người tự nhiên, áp huyết sẽ xuống dần.

Cách điều chỉnh Thần :

Là vừa đi vừa niệm A Di Đà Phật hay A Lê Lui A, hay A Mi Ta Bha, để nhất tâm an trú trong hiện tại, không bị tâm viên ý mã.

Đề phòng đang đi đường có dấu hiệu nhồi máu cơ tim :

Ngồi ngay xuống dựa tường, há miệng thổi mạnh 1 hơi 10 lần chậm rồi thả lỏng người nghì, rồi lại thổi 10 lần, lần thứ 2, lần thứ 3...cho đến khi cảm thấy khỏe.

8-Áp huyết cao đường thấp, cho uống Pepsi cho tăng đường và làm hạ áp huyết, tập Đi Cầu Thang

Ở phút 18:20

Đường 3.6mmol/l, ăn rồi buồn ngủ, mệt mỏi, mắt ưa nhắm là thiếu dương khí do thiếu đường, bà này hay bị sỉu, mất trí nhớ, không biết đường về nhà, mắt kém, người mập. Nhưng áp huyết cao.

Uống 1 ly Pepsi, rồi chữa mắt cho sáng mắt, cho tỉnh táo để tập Đi Cầu thang không buồn ngủ, không bị té sỉu.

9-Tại sao nhịp tim thấp phải mang máy trợ tim

Ở phút 24:55

Khi người khỏe nhịp tim 70-80. Khi cơ thể thiếu máu, thiếu khí, thiếu đường, nhịp tim thấp dưới 60, thay vì chỉ cần ăn thêm những chất bổ máu, tập khí công tăng khí, ăn thêm ngọt tăng đường-huyết, thì tây y chữa ngọn là gắn thêm máy trợ tim với nhịp đập cố định 65 nhịp, nếu tim thật đâp thấp hơn nữa dưới 55 thì tây y gắn máy với nhịp tim 60...

Khi bệnh nhân ăn thức ăn bổ máu hay uống thuốc bổ máu, tập khí công, uống Coca tăng đường tăng khí, tập đi cầu thang nhanh, áp huyết tăng lên 3 số Khí lực/Huyết lực và nhịp tim tăng lên 70, lúc đó may trợ tim ngưng hoạt động.

Làm sao đông y bắt mạch phát hiện bệnh nhân có gắn máy trợ tim ?

Máy trơ tim tây y gắm trên đỉnh phổi trái, khi bắt nhịp mạch cổ tay, bên tay trái nhịp tim có nhịp cố định không thay đổi thí dụ như 60, còn bên tay phải nhịp tim thay đổi thấp dưới nhịp cố định của máy, có nghĩa là cơ thể suy nhược nhịp tim thấp hơn từ 50-60, đó là nhịp tim thật, thay vì suy tim mệt mỏi thì được máy trợ tim co bóp bơm máu đều với nhịp 60.

Ngày nay dùng máy đo áp huyết đo ở 2 tay cũng thấy nhịp tim như vậy.

Nhưng khi uống thuốc bổ máu, ăn phở, uống Coca, tập đi cầu thang nhanh, thì áp huyết đo 2 tay lên cao cả 3 số, cả nhịp tim cũng tăng cao hơn từ 70-80, mà máy không hiện số 60 nữa, có nghĩa là khi cơ thể hoạt động làm tăng nhịp tim thì máy tự động ngưng không hoạt động.

Nếu biết tìm nguyên nhân bệnh bằng máy đo áp huyết để biết nguyên nhân thì không bao giờ cần phải gắn máy trợ tim.

Bệnh nhân hỏi tại sao nhịp tim bị thấp. Lý do tim kỵ ăn những loại mắm như mắm nêm, mắm nục, mắm thái, mắm bò hóc..mặn qúa hại thận, thận hư yếu hại gan, gan hại tim. Bệnh nhân kêu Ủa lên một tiếng. Nhà con bán các loại mắn, nên ngày nào cũng ăn mắm, như vậy hại gan bị độc làm gan hư, suy tim. Cô bệnh nhân này đã thoát khỏi đổi máy trợ tim lần thứ 2 với nhịp thấp hơn.

Muốn biết ăn đúng sai không phải hỏi thầy thuồc nào hết mà phải hỏi vị thầy giỏi nhất là máy đo áp huyết hay máy đo đường.

Trên thế gian này có nghề nào người nào biết luyện khí luyện thần giỏi nhất ?

Học viên trả lời là thiền sư.

Không phải thiền sư. Đó là người làm xiệc đi trên dây, nếu áp huyết thấp sẽ bị chóng mặt, nếu cao sẽ bị đi lảo đảo, nên áp huyết tốt trong tiêu chuẩn, thần vững không xao động, trụ tâm ý vào bước đi trên dây, không ảnh hưởng tiếng vỗ tay khen chê, huýt gió của khán giả làm động tâm mất thăng bằng khi đang biểu diễn.

10-Cách tập thổi bếp lửa làm áp huyết hạ thấp.

Ở phút 38:10

Để tờ giấy ở xa 1 cánh tay, há miệng thổi hơi dài mạnh vào tờ giấy thấy lay động, khi hết hơi thì thả lỏng nghỉ, thổi 1 hơi 20-30 lần từ hơi này đến hơi kia, tự nhiên thấy chóng mặt là áp huyết xuống cả 2 số tâm thu và tâm trương, còn thổi nhanh như 20 hơi trong 1 phút thì nhịp tim nhanh, thồi 10 hơi 1 phút thì nhịp tim chậm hơn.

Có thể thay cách thổi bếp lửa bằng niệm A-Di-Đà-Phật hay A-Lê-Lui-A , niệm ra tiếng nhỏ nhanh đều làm sao cho đủ 8 câu 1 hơi thở, không hụt hơi, không dư hơi, niệm suốt ngày mà không mệt là đúng thì áp huyết lúc nào cũng nằm trong tiêu chuẩn tuổi.

Đây là cách luyện thở khi đi đứng nằm ngồi bất cứ lúc nào thì khí hòa hoãn, tâm an, sẽ hết mọi bệnh tật như cổ nhân đã nói :

Ngoài thân sáu cửa đà kiên cố

Trong dạ bẩy tình đã trống không

Tâm-tức diều hòa tiêu vạn bệnh

Dữ lành chẳng biết, ấy huyền công.

Bệnh nhân là 2 vợ chồng, đang đua nhau tập thổi xem ai tập làm hạ áp huyết nhanh.

Thân

doducngoc