Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014

Video bài giảng 12 tại Thụy Điển

https://www.youtube.com/watch?v=_0oVy_b1IKg

Giải thích :

1-Thực tập chữa bệnh day đồ hình Lạc Thư Ma Phương :

Xem video ở phút đầu :

Nhằc lại cách chữa bệnh, bổ, tả, điều hòa, bằng fay huyết theo đồi hình Lạc Thư Ma Phương.

a-Chữa một em bé bị sốt, trường hợp này day tả 6 lần ngược chiều kim đồng hồ từ số 1 đến số 9 làm hạ sốt em bé.

b-Học viên thực tập day điều hòa trên lưng vùng phổi, day 5 lần thuận chiều cho mỗi vị trí theo thứ tự từ số 1 đến số 9, rồi day vị trí số 5 thêm 1 lần nữa.

(video quay không rõ chi tiết thao tác, có học viên nói day bất cứ huyệt nào và cứ chiều nào là sai )

2-Tìm bệnh nan y của tạng phủ bằng máy Quest

Ở phút 5:17

Ôn lại bài vòng tròn tương sinh tương khắc ngũ hành tạng phủ.

Máy Quest khám xem máu bơm ra đầu ngón tay chân hay không, và hiện ra số bao nhiêu thì tốt, bao nhiêu thì gọi là bị bệnh. Xem hình vẽ đường kinh ngón chân tay trên bảng hay trang 6,7 ở link này :

https://docs.google.com/file/d/0BzTtsb_fw3P0ODQ1Y2Q4ODEtZDg4ZC00MWE2LTlmYjUtZmYzNWZjNzRmM2Vm/edit?hl=en&pli=1

Xem thêm chi tiết vế máy Masimo=Quest để khám tìm ra bệnh nan y và ung thư trên 10 đầu ngón tay chân, ở link này :

http://khicongydaotoronto.com/forum/viewtopic.php?f=14&t=2488

Khi kẹp máy đầu sensor của máy vào đầu mỗi ngón tay, ngón chân, máy hiện ra chỉ số bơm máu, số trung bình từ 3.0-9.0 là tốt. Dưới 3.0 vừa là hàn vừa là hư chứng, thiếu cả đường, cả khí và máu ra đến đầu ngón tay chân.

Nếu trên 9.0 là vừa dư máu, dư khí, dư đường gọi là thực chứng nhiệt.

Thí dụ kết qủa đo ở ngón tay cái là phổi, hiện ra số từ 3.0-9.0 là tốt, nếu hơn 10.0 như 11 hay 12 thì biết là phổi nónh nhiệt. Nếu dưới 3 là phổi lạnh.

Thí dụ đo 1 bên phổi có số lớn hơn 10 là phổi nóng bịnh, nhưng phổi bên kia lại nóng hơn nữa, là phổi bên kia bị bệnh nặng hơn như do hút thuốc lá nhiều qúa.

Nếu máu không ra đến tay, máy không bắt được là cơ thể thiếu máu, thiếu đường, nếu có hện ra số nhưng thấp dưới 3 là phổí yếu, dưới 1 là phổi bệnh và lạnh thiếu khí thiếu huyết, thiếu đường.

Nếu áp huyết qúa thấp cả 3 số so với tiêu chuẩn là thiếu khí lực, thiếu huyết lực, chân tay lạnh là thiếu cả máu cả đường, đo chỉ số bơm máu không hiện ra số, là phổi cũng lạnh, trước sau gì cũng bị ung thư phổi.

3-Tập luận bệnh bằng kết qủa của máy Quest đo trên các dầu các ngón tay chân :

Ở phút 11:25

Một học viên đã đo trước ghi lại kết qủa như sau, để mọi người định bệnh :

A-Đo các ngón tay :

a-Thí dụ ngón cái tay trái đo được : 3.0 đúng hay sai với tiêu chuẩn ?

Ngón cái tay phải : 6.4 đúng hay sai. Taị sao 2 bên chênh lệch nhiều, không bằng nhau ? Có nghĩa là 1 phổi khỏe, một phổi yếu hơn.

Chỉ số bơm máu mỗi ngón khác nhau, ngón có chỉ số thấp, cũng không phải do thức ăn, vì do thức ăn làm thiếu máu thiếu khí thì tất cả các ngón đo chỉ số phải thấp.

Nếu muốn biết do thức ăn, phải đo áp huyết, chứ không phải đo bằng máy Quest.

b-Ngón trỏ tay trái là trực trường (khúc ruột đẩy phân ra hậu môn) đo được 8.1 là tốt, nếu lớn hơn 9 thì đi cầu bị bón, thấp hơn 3 thì bị đi tiêu chảy.

Ngón trỏ tay phải là chỉ toàn phần ruột già đo được 9.3 là ruột nóng, ngày mai sẽ bị đi cầu bón.

c-Ngón giữa tay phải là tĩnh mạch vành 8.9, nằm trong tiêu chuẩn tốt.

Ngón giữa tay trái là động mạch vành 10.0 thuộc kinh Tâm Bào (chứ không phải kinhTam Tiêu), là con số tâm trương của máy đo áp huyết khi đo áp huyết nếu nó cũng cao, có nghĩa trong ống động mạch có cholesterol cao.

d-Ngón thứ tư tay trái là kinh Tam Tiêu thuộc Huyết, đo là 12.0 là dư máu, tay phải thuộc khí của kinh tam tiêu đo được 6.9 là tốt nhưng so với huyết thì khí thiếu, máu nhiều hơn khí là lười tập, so với bên tay trái, nhưng nằm trong tiêu chuẩn.

Phối hợp cả máy đo áp huyết và máy Quest để chẩn bệnh sẽ chính xác biết nguyên nhân vì sao bệnh, và đường kinh nào bệnh.

e-Ngón thứ năm tay trái thuộc Tim đo được 7.5 là tốt, tay phải đo được 4.4 cũng trong tiêu chuẩn nhưng so với 7.5 thì ngón út tay phải thiên về chức năng của tiểu trường yếu hơn, nên thức ăn không hấp thụ không chuyển ra máu. Còn 7.5 là máu có sẵn mà tim đang tuần hoàn.

B-Đo các ngón chân :

a-Ngón chân cái bên trái thuộc Tỳ cơ sở và chức năng gan. Đo được 3.5 nằm trong tiêu chuẩn yếu (tiêu chuẩn 3.0-9.0),

Ngón chân cái bên phải là cơ sở gan đo được 11.0 là gan thực, dư thừa máu làm gan nóng qúa.

b-Ngón thứ hai chân trái thuộc cơ sở bao tử đo được 7.0 là chứa thức ăn tốt, nằm trong tiêu chuẩn tốt. Nếu thấp thì bao tử hàn, thiếu thức ăn, cao hơn tiêu chuẩn thì bao tử chứa nhiều thức ăn nhiệt.

Ngón thứ hai chân phải thuộc chức năng làm việc của bao tử, do được 6.1 nằm trong tiêu chuẩn, nếu cao là chức năng mạnh thì mau đói. So sánh hai số bên trái và bên phải, thì kết luận ăn nhiều hấp thụ ít. Nếu chức năng thấp hơn là ăn nhiều mà bao tử lười không làm việc. Ngược lại bên bao tử ăn ít, bên chức năng cao là làm việc nhiều thì mau bị đói, thì phải thử đường xem có bị bệnh tiều đường không, nếu có trường hợp ăn nhiều mà cứ bị đói.

c--Ngón thứ ba chân trái là thận trái, đo được 2.7 là thận trái suy yếu, ngón thứ hai chân phải là thận phải đo được 2.5 cũng bị yếu.

Theo ngũ hành, thận thủy yếu là con bệnh do mẹ nó là Phế kim thì ngón tay cái bên trái yếu.

Còn ngón tay thứ năm là tâm hỏa nhiều mà thủy thận it thì áp huyết cao, không có máy đo áp huyết thì có máy này cũng biết bệnh nhân có bệnh cao áp huyết, nhưng chỉ có thầy giỏi mới biết vì không có con số chính xác của áp huyết, ngược lại có con số chính xác như máy đo áp huyết nhưng không biết rõ tình trạng bệnh nặng nhẹ ở tạng phủ nào như máy Quest này.

d-Ngón thứ năm chân trái là Bàng Quang xem như thận dương bên trái là tuyến tiền liệt trái, đo được 3.1, ngón chân út bên phải đo được 1.5 là hàn, nên tuyến tiền liệt bên phải sưng, nếu là phụ nữ thì vùng buồng trứng, dây chằng bên phải bị sưng hay đau do hàn.

Nếu bệnh nhân nam đang bị bệnh ung thư tuyến tiền liệt, đang uống thuốc chữa ung thư, thí đo áp huyết ở 2 cổ chân trong như như chân trái 220/145mmHg mạch 75, chân phải 245/192mmHg, là do uống nhiều nước khí lực cao là áp lực đè vào động mạch háng làm tắc tuần hoàn dưới chân, huyết lực cao là chân sưng phình tĩnh mạch chân, và đo chỉ số bơm máu ở ngón chân út trái 0.5 chân út phải 0.1 là. Máy báo cho biết vẫn còn đang bị ung thư chưa khỏi, và tuyến tiền liệt bên phải sưng to hơn.

4-Học viên thực tập đo máy Quest mỗi ngón chân tay để tìm bệnh nan y :

Ở phút 30:00

Kỹ thuật đo, để ngón chân tay vào trong cái kẹp sensor cho tia đèn đỏ laser xuyên qua ngón chân tay, và sợi dây hướng lên phía trên chứ không phải để quay xuống dưới. Chỉ số bơm máu khi đang do máy kêu tít tít hiện ra số thay đổi lên cao rồi xuống thấp rồi lên cao đến khi số ngưng một chút, thì số đó là số trung bình để mình ghi nhận, rồi số nó lại nhẩy lên cao rồi lại xuống, chúng ta cũng có thể ghi nhận lên cao tối đa là bao nhíêu, khi xuống thấp tối thiểu là bao nhiêu, cũng tính ra được con số trung bình.

Thí dụ một học viên thực tập đo thử có kết qủa như sau :

Ngón chân út trái, chỉ số bơm máu 3.7

Ngón cái chân trái là đo Tỳ 3.0

Ngón tay cái phải 8.0, tay trái 9.2

5-Hướng dẫn cách sừ dụng các nút bấm của máy Quest.

Ở phút 33:50 (Xem video)

Máy hiện 3 số và một đường biểu diễn mạch chạy hình Sin.

a-Số thứ nhất là Oxy ISpO2:

Giống như máy đo oximeter đo chỉ số thẩm thấu oxy trong máu, gọi là ISpO2 tốt trung bình từ 90-95, còn người khỏe hơn thì các ngón đều có chỉ số oxy thẩm thấu trong máu đo được trên các ngón tay chân cao hơn, từ 95-100.

Nếu chỉ số oxy chỉ dưới 90. là tạng phủ ngón đó bị bệnh.

Tuy nhiên khi đo ngón tay cái thuộc phổi mà oxy dưới 90 thì bệnh nhân bị ngộp thở thiếu oxy trong phổi, nên phải cho bệnh nhân trợ thở bằng bình thở oxy, ngón phổi dưới 90 là bệnh suyễn.

Tuy nhiên các ngón khác dưới 90 mà ngón phổi trên 90 thì phổi không cần thở oxy. Trong bệnh viên, tây y không dùng máy Oximeter đo ở ngón tay cái thuộc phổi, mà chỉ đo ở ngón tay giữa bên tay nào cũng được, chứ không dùng để đo ở các ngón tay chân khác, nên không phát hiện tại sao mỗi ngón đo có chỉ số khác nhau.

Do đó, khi tây y đo ngón tay giữa thiếu oxy, thí dụ đo được 88 họ tưởng phổi thiếu, nhưng nếu đo ở ngón cái thuộc phổi chỉ 92 thỉ không thiếu oxy nên không cần máy trợ thở oxy.

Nhưng họ thấy ngón tay giữa thiếu như 88 nên vẫn cho dùng máy trợ thở oxy.

Chúng ta có thể nghe bệnh nhân được dùng máy trợ thở oxy đúng hay sai chúng ta biết ngay :

Nếu ngón tay cái phổi thiếu oxy thì bệnh nhân khó thở mệt vì thiếu oxy thì khi được trợ thở oxy, hơi thở bệnh nhân êm dịu lại không còn bị thở gấp.

Còn dùng máy trợ thở sai khi kẹp mấy đo oximeter vào ngón tay giữa chỉ 88, thì nắp chụp oxy vào mũi bệnh nhân mình nghe tiếng xì xì xì là hơi oxy từ máy vào mũi mà hơi thở bệnh nhân dư oxy từ mũi thở ra đẩy khí của máy ra nên phát ra tiếng kêu xỉ xì..., nếu muốn biết đúng sai thì tháo kẹp máy ở ngón tay giữa đổi sang ngón tay trỏ máy chỉ oxy trên 90 là bình thường, không cần trợ thở.

Vậy sự sai lầm này có nguy hiểm không ?

Có nguy hiểm khi dùng máy trợ thở có mũ chụp vào mũi, thì hơi trong phổi thở mạnh ra để đẩy khí của máy trợ thở vào mũi tránh bị ngộp, thì hơi nước sẽ bị đọng lại ở mũ chụp, nên khi bệnh nhân hít vào là hít hơi nước thì lâu dài thì trong phổi sẽ có nước.

Không nguy hiểm nếu dùng hai ống dẫn khí nhỏ móc vào 2 lỗ mũi như 2 cai râu, khi phổi thiếu hơi thì hít oxy vào, phổi tự thở đủ thì nó cũng không làm dư khí bị ngộp thờ và không có mũ chụp để bị đọng hơi nước.

b-Số thứ hai chỉ nhịp tim mạch hàn-nhiệt :

Nếu đo áp huyết thì số thứ hai này là nhịp tim, nhưng đo trên đầu các ngón tay chân thì gọi là nhịp mạch chạy trên đường kinh ra tay chân, nên đường kinh nào bị tắc nghẽn thì nhịp mạch chạy nhanh chậm hơi khác nhau, tiêu chuẩn không nóng không lạnh thì nhịp không nhanh qúa, không chậm qúa, giống như tiêu chuẩn nhịp tim tốt từ 70-80 của máy đo áp huyết..

Nhưng có những ngón tay ngón chân bị lạnh, thiếu đường, thì nhịp mạch ngón đó hiện ra số thấp dưới 70, ngược lại có đường kinh ngón nào bị nhiệt hay ngón tay đó bị sưng đau nhức nóng sốt, thì ngón đó có nhịp mạch cao hơn 80...Nhờ nó mà chúng ta biết đường kinh nào nhiệt, đường kinh nào hàn....để biết tạng phủ bị bệnh rõ ràng hơn máy đo áp huyết.

Nên để cho dễ gọi, dễ hiểu thì gọi là nhịp mạch phổi, nhịp mạch đại trường, nhịp mạch tâm bào, nhịp mạch tam tiêu, nhịp mạch tim-tiểu trường, nhịp mạch gan, tỳ, nhịp mạch bao tử, nhịp mạch thận, nhịp mạch đởm, nhịp mạch bàng quang.bên chức năng, bên cơ sở...

c-Số thứ ba là chỉ số bơm máu ra ngón tay chân mạnh hay yếu để tim ra bệnh nan y hay ung thư.

Màn hình máy chì có 2 chỗ để hiện ra số, ban đầu hiện ra số cùa oximeter, số kế tiếp là nhịp mạch, còn muốn hiện ra số thứ ba là chỉ số bơm máu, thì phải bấm nút cho biến mất số nhịp mạch để mượn chỗ trống thay vào là hiện ra chỉ số bơm máu, như đã học ở trên.

Sở dĩ tây y không đo các ngón chân tay kỹ như đông y, vì chỉ cần biết oxy có đủ không ở ngón tay giữa, và chỉ số bơm máu ở ngón tay giữa mà thôi.

Còn muốn phân tích bệnh cần phải biết mỗi ngón tay chân là một đường kinh của mỗi tạng phủ khác nhau, nên phải biết về đông y, ngón này là kinh gì, thuộc ngũ hành tạng phủ gì, âm dương hư-thực ra sao, hàn-nhiệt ra sao. Liên hệ tương sinh ngũ hành mẹ-con là thực hay hư, biến chứng sẽ làm kinh tạng phủ nào sẽ bệnh....thì tây y không học đông y thì không dùng máy này để khám phá ra được những con số báo trước đang có bệnh nan y hay sắp bị bệnh ung thư như đông y.

d-Mạch chạy hình Sin :

Có hình biểu diễn biên độ theo chiều đứng và tần số theo chiều hoành, đều, giống nhau nằm trong 2 đường ngang giới hạn biên độ. Là mạch máu chạy trong đường kinh ra đến tay chân thông suốt. Nếu biên dộ cao vượt qua 2 dường giới hạn là bệnh thực, nếu tần số sóng nhiều hình Sin khít nhau qúa thì gọi là mạch nhiệt, hình Sin thưa qúa gọi là mạch hàn.

Mạch có hình Sin không đêu, cao thấp ngắn dài khác nhau thì đường kinh đó có dấu hiệu bệnh.

6-Phương pháp luận bệnh :

Khi đo các ngón tay chân, phải ghi ra được những con số về lượng oxy thâm thấu, về nhịp mạch, về chỉ số bơm máu, nhận dạng hình Sin.

Những kết qủa có được như thế giống như kết qủa xét nghiệm của tây y, còn định bệnh thì tây y có những bác sĩ chuyên khoa nhìn vào kết qủa đó mới định bệnh và kết luận là bệnh gì được, thì Môn Y Học Bổ Sung cũng nhờ máy móc tây y để khám bệnh thay cho bắt mạch, nhưng phải giỏi vể lý luận bệnh theo âm-dương, ngũ hành tạng phủ xem hư-thực, khí-huyết, hàn-nhiệt theo ngũ hành tương sinh tương khắc mới có thể biết được bệnh thế nào là nan y để phòng ngừa đừng chữa sai lầm xẩy ra biến chứng thành bệnh ung thư, mà đông y gọi các thầy thuốc chữa sai là những cách chữa thực làm thêm thực, hư làm thêm hư.

Cách tìm bệnh ung thư là phải phát hiện nguyên nhân sắp xẩy ra ung thư và thầy chữa giỏi thì chữa vào nguyên nhân bệnh khi bệnh chưa thành hình ung thư, cho nên khi đi khám tây y chưa tìm thấy bệnh ung thư, vì đông y đã chữa vào nguyên nhân nên không còn dấu hiệu gây ra bệnh ung thư.

Một dẫn chứng thực tế, như một người nghiện thuốc lá nhiều năm, khi đi khám bệnh ở thầy đông y, họ bắt mạch sẽ thấy ngay phổi yếu, được cảnh báo ngay cho bệnh nhân biết nguyên nhân do thuốc lá, bệnh nhân này không tin, đi bác sĩ tây y xin chụp hình phổi, thì kết qủa phổi tốt.

Sáu tháng sau, đi khám đông y, thầy bắt mạch cho biết phổi đã yếu hơn lần trước, không cai giảm thuốc sẽ bị ung thư, bệnh nhân lại đi bác sĩ xin chụp phổi, kết qủa phổi tốt.

Sáu tháng sau nữa chỉ hơi ho, đi khám đông y, thầy bắt mạch cho biết đã nặng rồi, bệnh nhân không tin, lại đi bác sĩ xin chụp phổi, kết qủa vẫn tốt, bác sĩ chỉ cho uống sirop chữa ho.

Sáu tháng sau đi khám đông y, bắt mạch thầy đông y nói bệnh nặng khó chữa, đi khám tây y, chụp hình phát hiện ung thư, phải điều trị bệnh ung thư.

Như vậy đông y thấy bệnh trước khi ung thư thành hình, còn tây y thấy bệnh sau khi ung thư thành hình.

Tại sao đông y thấy trước, nếu dẫn giải bằng con số cụ thể khí lực, huyết lực của sự bắt mạch bằng máy đo áp huyết, và máy Quest đo chỉ số bơm máu để tìm tạng phủ nào bị bệnh, thì khi bắt đầu khám, thầy đông y thấy khí lực, huyết lực so với người khỏe mạnh thì bệnh nhân này yếu hơn.

Thí dụ khí lực, huyết lực và hàn nhiệt của người khỏe là :

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

So sánh với áp huyết của bệnh nhân này khí lực chỉ có 115/65mmHg người nhiệt tim đập nhanh 77. ngón tay cái thuộc kinh Phế, chỉ số bơm máu 2.5 oxy 93

Sáu tháng sau khí lực, huyết lực giảm xuống còn 100/60mmHg nhịp tim nhanh là người nóng hơn 80, chỉ số bơm máu kinh Phế 1.7, oxy 91

Sáu tháng sau nữa, đông y khám thấy khí lực suy giảm, huyết lực giảm còn 90/55mmHg, trong người nhiệt, nhịp tim 90, chỉ số bơm máu kinh phế 0.9, oxy 90

Sáu tháng sau nữa, đông y bó tay lắc đầu không chữa đuợc, khí lực 105mmHg, huyết lực là thiếu máu trầm trọng còn 50mmHg, phổi nóng, nhịp tim nhanh 100, chỉ số bơm máu 0.1, oxy 88, gọi là bệnh hư giả thực, vì thiếu máu nên khí lực phải dồn hết về tim giúp tim bơm máu nhanh mới tuần hoàn hết một vòng cơ thể.

Nhịp tim nhanh, người nóng, khó thở, khi khám tây y xét nghiệm, chụp hình kết luận phổi bị ung thư, và thấy áp huyết vẫn trong tiêu chuẩn của tây y 105/55mmH nhịp tim 100. Tây y cho rằng ung thư là ung thư không liên quan gì đến áp huyết.

Đông y giải thích rằng đây là trường hợp nan y, bệnh nặng nguy hiểm đã bị ung thư nên bó tay, vì nếu cơ thể đủ máu thỉ nhịp tim đập đúng tiêu chuẩn 75, nhưng vì thiếu nhiều lượng máu tim đã phải đập nhanh thêm 25 nhịp, và nếu đủ máu thì khí lực không cần phải dồn áp lực cho tim lên đến 105mmHg, nên đây là áp huyết giả, đổi sang áp huyết thật sẽ là Khí lực 105-25 =80mmHg là đang bị ung thư, huyết lực là máu thiếu chỉ còn 55mmHg so với ngưởi khỏe bình thường 70-80mmHg,

Như vậy áp huyết thật rất thấp 80/55mmHg nhịp tim 75 là hư chứng, nhưng nó tạo ra áp huyết giả là cao 105/55mmHg nhịp tim 100 để gạt thầy thuốc tây y.

Và nếu tây y chữa làm sao áp huyết thật lên trở lại nhịp tim bình thường 75, và khí lực, huyết lực tăng dần lên tiêu chuẩn 120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi) thì bệnh nhân khỏi bệnh.

Như vậy tây y chưa biết nguyên nhân sắp bị ung thư chính là áp huyết thấp. Thiếu khí lực, thiếu máu, thiếu đường, hiện ra trên các đường kinh tạng phủ trên đần ngón tay chân, chỉ số bơm máu dưới 1, thậm chí 0.1 hay không hiện số là thiếu máu trầm trọng, hình Sin biên độ ngắn thấp là vô lực không có khí, đường biểu diễn hình Sin thưa dần không thành hình Sin mà thành 1 vạch thẳng và tần số mạch không rõ vì mạch yếu là hàn lạnh.

Khi chúng ta cảm thấy người khó chịu yếu sức, đi tây y nói không có bệnh thì không có gì để mà chữa, nhưng sang đông y khám bệnh thấy thiếu máu thì cho bổ máu, thiếu khí thì cho bổ khí vào tạng phủ nào suy yếu như làm mạnh bao tử, hay mạnh gan, hay mạnh thận hay mạnh tim... thì bệnh nhân cảm thấy khỏe... đó là phương pháp của đông y chữa nguyên nhân thiếu khí huyết thì bổ khí huyết thì bệnh không thể thành hình.

Nếu không chữa theo đông y, thì những bệnh nhân này càng thấy yếu mệt cho đến khi mất sức, thiếu lượng máu nuôi tế bào thì lúc đó tây y mới khám phá ra bệnh ung thư, có khi là thời kỳ đầu, có khi tự nhiện thành bệnh nặng thuộc thời ký cuối. Và cách chữa là hư làm thêm hư, yếu càng làm thêm yếu, vì chỉ tiêu diệt mầm bệnh mà mình thấy trên phim ảnh, bằng cắt bỏ hay hóa trị, xạ trị, chứ không chữa vào nguyên nhân là thiếu máu, thiếu khí, nếu bổ máu thì tây y cho rằng bổ máu làm cho tế bào ung thư phát triển, mà thật ra tế bào thiếu máu mới biến thành tế bào ung thư, còn nói thiếu khí thì tây y cho là mơ hồ. Nhưng hiện nay trường Đại học Johns Hopkins đang tìm cách nào dùng oxy liệu pháp để diệt tế bào ung thư, thật ra không phải là tiêu diệt mà làm cho tế bào đang yếu do thiếu khí được trở thành tế bào lành, khi chụp sẽ không còn thấy tế bào ung thư chứ không phải oxy tiêu diệt chết mất tế bào ung thư..

Do đó mới nó : Đông y chữa nguyên nhân khi bệnh chưa thành hình. Còn khi bệnh thành hình thì tây y chữa vào hậu qủa thì đã qúa trễ nên bệnh ung thư mới khó chữa.

Nhờ máy đo áp huyết, máu đo đường và máy Quest này chúng ta biết trước tạng phủ nào sẽ bị ung thư, do nguyên nhân thiếu khí lực/ thiếu máu/ thiếu đường.

Trong trường hợp này đông y chữa bệnh khi bệnh ung thư chưa thành hình bắt buộc phải cho bệnh nhân ăn uống chất bổ máu, cho máu từ 55mmHg lên 80, tập luyện khí công cho cơ thể có khí lực tăng oxy để bào quản lượng máu do thức ăn đem lại luôn giữ máu ở trạng thái máu đỏ Fe2O3, nếu không tập khí công thì cơ thể thiếu oxy, máu đỏ mất oxy trở thành máu đen Fe2O2, và thiếu oxy nữa thì mất máu, chỉ còn lại chất sắt Fe2.

Nếu không bổ máu bằng thức ăn cho cơ thể bệnh nhân khỏe làm cho áp huyết tăng lên tiêu chuẩn, mà chi cho nhịn đói không bổ sung chất bổ thì khí lực mất sức yếu dần, máu thiếu, các tế bào đều trờ thành tế bào ung thư, cắt bỏ chỗ này vừa xong, nơi khác tế bào thiếu máu lại thành bướu ung thư ở nơi khác chứ không phải di căn là tế bào ung thư nơi này lây sang nơi khác, nó có sức đâu mà đi sang nơi khác, tất cả như người chết đói chỉ nằm tại chỗ chờ chết nếu không được tiếp tế cứu trợ để cho khỏe lại.

Nguyên nhân do thiếu khí, thiếu huyết, thiếu đường, thì mọi chức năng chuyển hóa hấp thụ thức ăn rất kém, ăn không tiêu, khó tiêu, thì tế bào không có chất bổ máu để phục hồi sức khỏe cho tế bào, đôi khi bệnh nhân cũng ăn nhiều nhưng thức ăn không có chất bổ, trước và sau khi ăn áp huyết không thay đổi.

Thí dụ một trường hợp mà đa số nhiều người không hiểu sao vẫn ăn uống được mà vẫn không tăng áp huyết, cơ thể đau nhức toàn thân, như có một bệnh nhân email hỏi nguyên nhân tại sao và cách chữa :

Thầy ơi áp huyết vợ con trước khi ăn tay trái 98/62/86 tay phải 109/72/90 sau ăn tay trái 99/72/86 tay phải 100/74/86 là sao thế hả thầy hay vợ con tập sai hay thiếu gì nữa hả thầy mà áp huyết vẫn thấp hả thầy ?

Trả lời :

Ăn phở bò phải xay thành súp cơ thể mới dễ hấp thụ mà bao tử không bị mệt khi chuyển hóa. Vì chưa xay phở nên chức năng chuyển hóa của cơ thể yếu, bao tử co bóp yếu, do thiếu khí lực không hấp thụ được nhiều.

Tay trái là bao tử từ 98 lên 99 là hấp thụ chỉ được 10%, bên tay phải từ 109 xuống 100 là gan bắt đầu tiết mật làm việc.

Tay trái trước khi ăn, số thứ hai là máu 62, sau khi ăn máu lên được 72, gan thiếu máu trước khi ăn là 72 sau khi ăn lên được 74. Đó là dấu hiệu tốt,

Muốn chuyển hóa nốt 90% thức ăn còn lại thì 30 phút sau uống 1 ly Coca vừa làm tăng khí, vừa bổ thêm chất ngọi khi tập khí công không bị mệt, vừa có chất ga làm mau tiêu hóa thức ăn và tẩy rửa những thức ăn cũ ăn không tiêu còn đọng lại trong bao tử và ruột, nó sẽ không có cơ hội biến thành chất độc gây ung bướu trong bao tử và ruột,, rồi tập bài "Bó chân đi cầu thang 10 bậc" đi lên đi xuống 600 bậc, rồi đo lại áp huyết sẽ tăng lên.

Đó là cách bổ máu bằng thức ăn làm tăng huyết lực. Còn bổ khí lực bằng bài tập “ Bó chân đi cầu thang cao 10 bậc” đi lên đi xuống 30 lần là 600 bậc làm cơ thể xuất mồ hôi, thì cơ thể đủ khí lực và oxy chuyển hóa hết thúc ăn thành máu, và đủ oxy để duy trì máu đỏ, hồng cầu, và làm mau đói.

Phản hồi :

Sáng nay ngủ dạy áp huyết vợ con tay phải 111/73/90 tay trái 109/68/88

Nếu người nào cũng có máy đo áp huyết, máy đo đường để theo dõi khí lực bằng luyện tập khí công, theo dõi huyết lực bằng những thức ăn uống hàng ngày, thì dù không phải là bác sĩ chúng ta cũng biết cách điều chỉnh ăn uống và luyện tập để phòng ngừa khi bệnh chưa thành hình.

Vì cách chữa của đông y là điêu chỉnh khí huyết phòng bệnh khi bệnh chưa thành hình, nên đông y chưa bao giờ phải đối mặt với căn bệnh ung thư. Còn khi thành hình bệnh ung thư là cơ thể đã qúa suy nhược không còn khí và máu nuôi tế bào nữa, thì cả đông y lẫn tây y đành bó tay, tây y chỉ chữa ngọn mà không chữa gốc trước sau gì thì bệnh nhân cũng không tồn tại lâu trên cõi đời này, nếu không phục hồi lại tình trạng áp huyêt cho bệnh nhân.

7-Ôn lại bài chức năng nhiệm vụ của ngũ hành tạng phủ để lý luận bệnh.

Ở phút 39:40

Nghe bài giảng và trả lời câu hỏi trước khi xem bảng tổng kết trên bảng.

8-Áp dụng ngũ hành sinh khắc luận bệnh, để chọn thức ăn thuốc uống cho phù hợp :

Ở phút 1:00:50

Con hư chữa làm sao ? Con hư là thiếu thì phải bổ mẹ.

Mẹ thực là dư chữa làm sao ? Phải tả con.

Áp dụng theo bảng ngũ hành :

Thí dụ : Mắt hư tại đâu ? Tại gan hư, nó hư phải bổ mẹ nó là ai ? Là Thận.

Phải ăn chất gì ?

Chúng ta đã học, phải lấy chất bằng nó và chất cao hơn nó để bổ nó là chất của mẹ nó để nuôi nó. Như vậy thức ăn của gan là chất chua, thức ăn của mẹ nó là thận là chất mặn.

Như vậy món ăn chữa nó là vừa chua vừa mặn là vị của thức ăn

Thức ăn gồm 3 yếu tố : Tính+Khí+Vị.

Chọn được vị của thức ăn, còn Khí của thức ăn thì mắt thiếu khí đưa lên mắt, nên phải chọn thức ăn có khí một trong 4 loại khí là thăng, giáng, xuất, liễm. Phải chọn chất thăng.

Tính của nó là hàn hay nhiệt, nếu bệnh thuộc nhiệt phải chọn thức ăn có tính mát, nếu là hàn, phải chọn thức ăn có tính nhiệt để quân bình.

9-Học về tuơng khắc ngũ hành : Thí dụ chữa bệnh đi tiểu đêm nhiều lần.

Ở phút 1:08:50

Nước có làm tắt được lửa không ?

Hỏa có trị được kim không ?

Kim trị được mộc không ?

Mộc khắc được thổ không?

Thổ có trị được thủy không ?

Áp dụng cách chữa theo tương khắc ngũ hành như, đi tiểu đêm nhiều lần, do uống nhiều nước, do thận hàn, nước chảy ra hoài, dùng thổ khắc thủy là thuốc Phụ Tử Lý Trung Hoàn làm tăng hỏa, mạnh thổ để trị thủy hàn, thì chấm dứt bệnh đi tiều nhiều lần, đi tiểu đêm, chữa được bệnh sưng tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt và chữa bệnh thận hư phải lọc thận, vì thận sưng phù nước là thận âm dư, thận dương thiếu hỏa, nên chừc năng thận đã hư không đủ sức co bóp để lọc thận.

10-Cách chữa 3 hành bệnh liền nhau :

Ở phút 1:12:40

Thí dụ 1 :

Có người kể bệnh và có những dấu hiệu bệnh như :

Hay lo, ý mông lung, sắc mặt mầu vàng, môi nhạt, hay chảy nước dãi, xếp vào bệnh chứng của tỳ.

Thich ăn cay, hay buồn, hay sụt xịt nước mũi, xếp vào bệnh chứng của phế.

Hay đi tiểu đêm, hay rên la ...xếp vào bệnh chứng của thận.

Theo ngũ hành thì những bệnh thuộc 3 hành liền nhau là tỳ thổ, phế kim, thận thủy. Không biết cái nào là hư, cái nào là thực. Nếu có máy Quest đo vào 3 ngón tay của đường kinh này sẽ biết ngay. Nhưng dù biết cũng không thể chữa bổ kinh này tả kinh kia, sẽ phạm ngũ hành. Do đó theo ngũ hành tương sinh, chúng ta chỉ cần chữa vào hành giữa là bổ phế. Tại sao chữa vào kim mà khỏi bệnh ?

Vì bổ phế thì ngừa được cho con nó là thận không bị hư thêm, phế mạnh sẽ nuôi cho thận khỏe thì thận hết bệnh, và phế mạnh thì mẹ nó là tỳ bị hư nên nó mới bị hư, nay nó mạnh thì tỳ không phải nuôi nó, nên tỳ được dưỡng sức, sẽ tự mạnh lên mà khỏi bệnh.

Theo ngũ hành tương sinh. Con hư bổ mẹ. Thì thận hư bổ mẹ nó là phế, còn phế hư thì bổ mẹ nó là tỳ. Thay vì bổ hai hành là hành kim phế và hành thổ tỳ, thì chỉ cần bổ 1 hành giữa là kim phế là đủ.

Nếu như theo tây y thì phải uống nhiều thuốc, thì mình cũng dùng thuốc tây y nhưng chỉ cần chữa bổ phổi là đủ. Tuy nhiên đa số tây y chỉ có thuốc chữa bệnh chứ không có thuốc bổ, như thuốc bổ tim, bổ tỳ, bổ phổi, bổ thận, bổ gan, như đông y. Vì tây y không tin vào cách lý luận bệnh theo ngũ hành như đông y.

Chúng ta lấy một thí dụ dẫn chứng xem đông tây y chữa một trường hợp bệnh mất ngủ như dưới đây, xem cách nào đúng cách nào sai :

Có một người mới gần đây bị bệnh mất ngủ, đã đi tây y uống thuốc ngủ mà cũng không ngủ được khiến cơ thể suy nhược như bệnh tâm thần.

Nhưng nếu biết áp dụng ngũ hành tương sinh, thì bà ta bị bệnh, có thể do con bà làm cho bà bệnh, hay do mẹ bà làm cho bà bệnh, khi hỏi ra : Tại sao bà bị mất ngủ, bà kể bà đang có mẹ bệnh nằm nhà thương, sáng tôi phải thức sớm ghé thăm mẹ rồi đi làm, chiều về ghé thăm mẹ lo cho mẹ ăn rồi ngủ rồi mới vế nhà, phải dậy sớm thức khuya lo lắng cho cụ nên mất ngủ, mà uống thuốc ngủ không ngủ được, mới thiu thiu ngủ chưa đủ giấc chuông đồng hồi reo là phải dậy lo mọi thứ rồi ghé bệnh viện thăm cụ mới đi làm, ngày nào cũng như ngày nấy, nên làm sao mà ngủ được..

Nhưng cũng theo cách chữa của đông y, con hư bổ mẹ, có nghĩa là bà ta bệnh tại mẹ bệnh. Chúng ta chi cần nói 1 câu là bà khỏi cần uống thuốc ngủ cũng khỏi bệnh : Thôi chị cứ ở nhà ngủ cho đủ giấc, rồi đi làm, tôi có người bạn y tá trong bệnh viện thay chị chăm sóc cụ cho chị, có gì cô ấy gọi điện thoại cho chị hay.

Thế là bà ta không dùng thuốc mà khỏi bệnh.

Trở lại cách lý luận để chữa cả 3 hành bệnh có kết qủa, thí dụ như con mình bệnh, mình bệnh, rồi mẹ mình bệnh. Mình muốn con mình phải khỏe thì mình phải có sức khỏe để lo cho con thì con mới khỏe, còn mình bị bệnh làm mẹ mình lo lắng cho mình nên mẹ mình cũng bệnh, cuối cùng nếu mình bệnh thì cả 3 người đều bị bệnh, vì con mình bệnh vì mình bệnh không săn sóc được cho nó, còn mình bệnh làm mẹ mình lo lắng cho mình nên cũng bệnh, do đó mình phải tự chữa cho mình khỏe thì mẹ mình không phải lo cho mình thì mẹ mình cũng khỏe, và mình đã khỏe sẽ lo săn sóc cho con thì con cũng mau khỏe.

Đối với thuốc mà dùng nhiều loại thuốc là mình đã phạm ngũ hành, nên đông y gọi là cách chữa này là hư càng thêm hư. Những thuốc ấy vào trong bao tử gây ra một phản ứng hóa học thành một chất khác tạo ra sự đối kháng trong bao tử làm hại bao tử như một thùng rác chứa độc tố.

Thí dụ 2 : bệnh thuộc 3 hành khác như :

Suyễn, tiểu đêm, mắt mờ... bệnh suyễn thuộc phế kim, tiểu đêm thuộc thận, bệnh mắt thuộc gan. Đấy là bệnh 3 hành kim, thủy, mộc liền nhau, thì chữa vào hành thủy. Khi thận mạnh lên thì hết suyễn, thận mạnh thì gan mạnh làm mắt sáng.

Thí dụ 3 : Bệnh thận, bệnh gan, bệnh tim. 3 hành liền nhau thì chữa vào gan. Bệnh thận như đi tiểu đêm, hay sợ, bệnh gan như mờ mắt, bệnh tim như tâm thần. Như vậy không cần phải uống thuốc trị tâm thần, không cần phải uống thuốc trị tiểu đêm, chỉ cần chữa bổ gan.

Chữa gan là những tinh-khí-thần liên quan đến gan, thì đo áp huyết xem bên gan cao hay thấp, thấp thì làm cho cao, cao thì làm cho thấp, ăn thêm chua hay bớt chua, bỏ giận để không hại gan...

Thí dụ 4 : Bệnh gan, tim, bao tử là 3 hành liền nhau, chữa vào hành hỏa tim.

Bệnh gan như rút gân đau nhức, tim hồi hộp, tỳ là lo lắng ăn mất ngon.

Không cần chữa đau nhức, không cần chữa bệnh ăn mất ngon, chỉ cần chữa vào tim như Vỗ Tay 4 Nhịp làm tim mạnh hoạt động đều thì gan được co bóp khỏe hết đau, bao tử co bóp khỏe thì ăn mau tiêu ăn ngon.

Thí dụ 5 : Bệnh tim, bao tử, phổi, chữa vào bao tử.

Chức năng của bao tử đúng thì khí bao tử phải đi xuống ruột, nếu khí đi lên họng là vị khí nghịch sẽ làm thành bệnh bướu cổ

Thế nào gọi là tương khằc và thừa khắc ?

Thí dụ thổ khắc thủy ? Là thổ phải trị được thủy.

Nhưng có trường hợp khắc nghịch gọi là thừa khắc, thí dụ mẹ trị được con, con phải sợ mẹ, nhưng ngược lại con nó giỏi, nó có tiền, có thế lực mạnh, thì nó lấn lướt được mẹ nó, dù nó hư, nó cũng không sợ mẹ nó, vì mẹ nó yếu thế hơn, nên bị nó thừa khắc lại, nên mẹ lại sợ con.

Thí dụ nước chữa tắt được lửa nên gọi là thủy khắc hỏa. Nhưng nước ít qúa, hỏa mạnh qúa nước không đủ dập tắt được lửa, thì gọi là hỏa thừa khắc thủy. Trong cơ thể con người cũng vậy, tim nóng qúa, đang bị sốt lả hỏa nhiều, cần thủy là phải uống nước nhiều để giải nhiệt, và nếu dùng nước hoa cúc, hay nước nấu với hoa kim châm, thì vừa là thủy vừa là có tính hàn giảm nhiệt, hạ áp huyết.

Thay vỉ thổ là bao tử đủ nhiệt lượng, nhiệt dộ bao tử lúc nào cũng ở 41 độ C, thì sẽ tiêu thức ăn hàn lạnh lả thủy, nhưng nhiệt trong bao tử không phải là thấp nhiệt mà bao tử lạnh nên cũng không trị tiêu được thức ăn có chất lạnh trong bao tử, trong khi thận thủy lại mạnh hơn thổ, thửa khắc thổ, nên bao tử không tiêu, đầy hơi, ói mửa để tống thức ăn hàn trong bao tử ra. Trong trường hợp này không được ăn thêm thức ăn hàn lạnh mát, không ăn rau xanh tươi sống, muốn ăn những thứ này thì phải nấu chín cho bớt hàn và cho thêm gừng nấu chung với rau, gững sẽ làm ấm nóng bao tử.

Có bệnh nhân trả lời, muốn cho bao tử mau tiêu cô ta ăn chất chua cho mau tiêu, như vậy lại sai lầm phạm ngũ hành, vì chất chua thuộc gan mộc, thì mộc mạnh lại khắc thổ là làm cho bao tử bị đánh lần thứ hai, nên yếu thêm. Đó là không biết điều chỉnh ngũ hành tương sinh tương khắc ngũ hành.

Chỉ có khí công chữa theo đạo học, là chất khí cao hơn chất thủy và chất thổ, tập bài Vỗ Tay 4 Nhịp, bài Kéo Ép Gối Làm Mềm Bụng, làm thay đổi khí táo của phổi, thay đổi khí thấp của bao tử, thay đổi khí hàn của thận, thay đổi khí phong của gan, truyền hỏa khí của tim sang bao tử làm ấm lại bao tử để phục hồi lại chức năng chuyển hóa và hấp thụ thức ăn, lúc đó vị khí không còn đi nghịch, mà đi thuận xuống ruột.

Có bệnh nhân hỏi : Huyết áp thấp phải tập bài gì ? Tập bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực, Nạp Khí Trung Tiêu, Đi Cầu Thang nhanh.

Bài Kéo Ép Gối thì đầu gối chạm vào bao tử, chạm vào gan, làm gan và bao tử co bóp, và khí trong gan bao tử thay đổi, nên thay vì can-vị bất hòa sẽ không bất hòa. Mỗi lần Keo Ép Gối có phải bị đánh dắm không, và tập xong dễ đi cầu không, tức là đã làm khí hạ chứ không còn thăng lên họng nữa.

11-Phân tích tìm nguyên nhân bệnh theo ngũ hành : Bênh đi cầu nhiều, tiểu nhiều, hay lo.

Ở phút 1:30:00

Nói về khí của tạng phủ, khi khí thăng mà không hạ thì bị bón. Khí hạ mà không có khí thăng giữ quân bình thì bị tiêu chảy. Tập khí công bài Kéo Ép Gối, thổi ra mạnh làm co bóp bao tử và ruột mạnh, thì phân mềm không bị bón không bị tiêu chảy, và sau khi tập xong dễ đi cầu.

Tập khí công thay thuốc sẽ không bị đụng chạm về phản ứng hóa học của thuốc.

Một bệnh nhân khai bệnh đi cầu nhiều, tiểu nhiều, hay lo, như trên :

Phân tích theo ngũ hành

Đi cầu nhiều thuộc về kim dương Đại Trường hư, tiểu nhiều là thận thủy dương hư, là hai hành kim thủy đều hư, hay lo là thuộc tỳ thổ. Như vậy là 3 hành liền nhau, thì chữa vào kim phế như vừa giảng ở trên.

Tăng cường phổi thì tập bài Vỗ Tay 4 Nhịp và bài Kéo ép gối thổi hơi ra, nếu áp huyết thấp thì Kéo Ép Gối nhanh cho toát mồ hôi nóng làm mất thủy tăng hỏa để bớt hàn khí.

12-Hay chảy nước mắt, tiểu nhiều, da khô.

Ở phút 1:31:31

Một học viên hỏi cách chữa bệnh như trên

Chảy nước mắt thuộc gan mộc, tiểu nhiều thuộc thận thủy, da khô thuộc phế kim, cũng là 3 hành bệnh liền nhau kim, thủy, mộc. Chữa vào hành thủy là thận.

Tập bài cho mạnh thận thủy là Nạp Khí Trung Tiêu, Ngũ Hành Tấn, áp huyết thấp thì Đứng hát Kéo Gối Lên Ngực, làm mạnh thận dương chuyển hóa thận thủy thành thận khí ra da làm da tươi nhuận, thận dương sẽ điều hòa nước tiểu, và thận mạnh sẽ nuôi con là gan thì mắt hết bị rối loạn điều tiết.

13-Tập luận bệnh theo ngũ hành, hư thực, bổ tả :

Ở phút 1:37:37

Thí dụ 1: Bị đau nhức : thuộc gan, chức năng của gan chứa máu nuôi gân, móng, thần kinh, ống máu, có hai nguyên nhân hư chứng hay thực chứng, là gan hư phải bổ mẹ nó là thận thủy, nếu do thực chứng thì phải tả con là tâm hỏa.

Thí dụ 2 : Bị đau mắt, mờ mắt, cũng thuộc gan, hư chứng là thiếu khí huyết, gan hàn, đường-huyết thấp, phải bổ mẹ nó là thận, do thực chứng dư khí huyết, gan nhiệt, dư đường-huyết, phải tả con nó là tâm hỏa.

Thí dụ 3 : Hay giận, cũng thuộc gan thực, phải tả con là tâm hỏa.

Thí dụ 4 : Bao tử lạnh, là thổ hư hàn, phải bổ mẹ là tâm hỏa.

Thí dụ 5 : Lâu lâu bị mệt tim, tim thuộc hỏa, phải có hư chứng hay thực chứng, dùng máy đo áp huyết :

-Nếu khí lực cao là can khí thực, tả con nó là Tiểu trường hỏa làm giảm khí thực.

-Nếu khí lực thấp là khí hư, bổ khí cho mẹ nó là Đởm mộc

-Nếu số thứ hai huyệt lực thấp thì do thiếu máu, thì bổ mẹ nó là gan mộc âm.

-Nếu huyết lực cao là dư máu, phải tả con nó là tâm hỏa.

Áp dụng khí công dễ dàng hơn nhiều, khí lực hay huyết lực hư thì bổ gan đởm bằng bài Kéo Ép Gối Làm Mền Bụng nhanh cho người nóng xuất mồ hôi, làm tăng áp huyết.

Khí lực hay huyết lực dư là thực thì tả con là Tỳ vị thì cũng tập bài Kéo Ép Gối chậm, thổi hơi ra nhiều và mạnh cho mất khí. Người sẽ mát.

Thí dụ 6 : Viêm gan C.

Đông y sẽ hỏi về tình trạng sức khỏe : ăn được không? : Được.

Ngủ được không? : Được.

Đi tiểu đêm không ? Có.

Như vật nguyên nhân do thận hư yếu thì gan hư yếu mới thành bệnh.

Xem tình trạng bệnh nặng hay nhẹ bằng cách đo áp huyết 2 tay, xem khí lực, huyết lực trước khi ăn và sau khi ăn xem phần trăm chuyển hóa của bao tử và phần trăm hấp thụ của gan..

Nếu nằm trong tiêu chuẩn thì gan còn khỏe, siêu vi viêm gan C theo tây y thì nó còn đang nằm ngủ, tuy nhiên tập khí công bài Kéo Ép Gối Làm Mềm Bụng sau mỗi bữa ăn giúp chuyển hóa hấp thụ thức ăn luôn luôn tốt thì không có bệnh, không cần chữa thuốc.

Nếu áp huyết thấp thì gọi là bệnh hư chứng, chữa cho áp huyết cao lên lọt vào tiêu chuẩn.

Áp huyết cao là thực chứng thì chữa cho áp huyết thấp xuống lọt vào tiêu chuẩn.

Tập theo khí công vẫn là bài căn bản Kéo Ép Gối thông khí toàn thân thay đổi khí huyết trong tạng phủ, và bài Đi Cầu Thang nhanh làm áp huyết lên, đi cầu thang chận làm áp huyết xuống thấp, muốn áp huyết thấp nhiều thì tập bài Cúi Lạy 30 phút cho người xuất mồ hôi nóng, trung bình áp huyết cao 150mmHg sẽ xuống 120mmHg

Thí dụ theo bảng khí hóa chức năng ngũ hành tạng phủ về Tinh-Khí-Thần, thì những dấu hiệu liên quan đến dấu hiệu bệnh của gan như :

Hay giận, có bệnh mắt, nước mắt, đau nhức thần kinh, la hét, thích ăn chua hay sợ chua, móng tay chân khô dầy hay có sọc, có mầu xanh mầu đen không..., có thoái hóa đĩa đệm, gân có bị co rút không ?....

Nếu không có dấu hiệu này thì không phải bị bệnh gan.

Còn nếu có dấu hiệu này thì chỉ cần chữa hết dấu hiệu này thì chức năng gan trở lại bình thường, áp huyết trở lại tiêu chuẩn, chỉ số bơm máu tốt, chứ đông y không cần tên gọi bệnh theo tây y là viêm gan A,B, C...chỉ là hậu qủa chứ không phải nguyên nhân, vì sau này có thể tìm ra thêm những siêu vi khác của gan là siêu vi D, E, F... thì sao, đó là chạy theo hậu qủa là sự tất yếu do nguyên nhân tạo thành bởi những thức ăn và khí hậu môi trường sống ô nhiễm mỗi lúc mỗi thời đại thay đổi khác nhau, trước chưa có D,E, F,...mà bây giờ nó có làm thay đổi hư hỏng chức năng cua tạng phủ, nên cách chữa của đông y vẫn là điều chỉnh lại chức năng tạng phủ là căn bản..

Đông y không xét nghiệm như tây y là gan siêu vi A,B,C, mà tìm những dấu hiệu bệnh của chúng nó như dấu hiệu bệnh của gan như nói ở trên là do nguyên nhân gì, để chữa vào nguyên nhân.

Còn xem gan bị bệnh thực chứng hay hư chứng thì lại xét xem nó nó kèm theo dấu hiệu bệnh của mẹ nó là thận, hay dấu hiệu của con nó là tim.

Nếu có cả 3 dấu hiệu của gan của mẹ nó là thận của con nó là tim, thì thuộc về bệnh theo thây y là phức tạp phải chữa vào cả 3 tạng là thận, gan, tim, thì đối với đông y lại rơi vào trường hợp 3 hành liền nhau bệnh, chỉ cần chữa vào hành giữa là chỉ chữa gan là khỏi bệnh, mà không cần dùng thuốc thì tập khí công bài Keo Ép Gối Làm Mềm Bụng 600-1200 lần, tùy theo áp huyết cao thì tập chậm, áp huyết thấp thì tập nhanh.

14-Hàn, nhiệt, ôn, thăng, giáng... là thế nào ?

Ở phút 1:45:50

Học viên thắc mắc hàn, nhiệt, ôn, thăng, giáng...là thế nào ?

Về lý thuyết những chữ này nói về tính chất của thức ăn thuộc về Tinh, nói về Khí của môi trường sống bên ngoài cơ thể và khí trong cơ thể.

Thí dụ về thức ăn hay thuốc uống bao gồm 3 yếu tố là Tính-Khí-Vị :

Về Tính của những thức ăn có tính mát gọi là hàn làm hạ nhiệt cơ thể, làm hạ áp huyết, có tính nóng gọi là nhiệt, làm tăng thân nhiệt, làm tăng áp huyết, có tính ôn là không hàn không nhiệt.

Ăn sầu riêng nóng hay mát, hoa cúc nóng hay mát, khổ qua nóng hay mát, tim sen nóng hay mát,...

Vị mặn, ngọt, chua, cay, đắng dẫn vào tạng phủ, như tim sen tính mát, vị đắng đi vào đâu ? Đi vào tim, tính mát thì làm cho tim mát để chữa bệnh tim nóng qúa nó cần mát thì đúng, ngược lại tim mát dùng nó làm tim lạnh thêm lại có hại, có khi chết người, vị chát thì tính liễm giữ khí lại làm bón....

Ngay cả mặn có mặn nóng là ăn muối rang, mặn mát là muối biển, nhưng tính nhiệt hàn này là của vị mặn đi vào thận chứ không phải vào tim.

Có tính mát hàn như vị khác nhau là mát đắng, mát chua, mát ngọt... thì mát đắng vào tim, mát chua vào gan, mát ngọt vào tỳ..để chữa bệnh khác nhau. Thí dụ muốn chữa mát tim phải dùng mát đắng của khổ qua, chứ không thể dùng mát chua như dấm chuối, hay mát ngọt như dưa hấu được …

Mát của đậu xanh là vị gì ? Mát của tim sen vị gì? Mát của hoa cúc vị gì?

Trong tạng cũng phân biệt mùi của thức ăn vào tạng phủ như khét, thơm, tanh, khai, thối :

Thức ăn nướng thì nhiệt, mùi của hỏa là mùi khét vào tim, nên làm tim nóng.

Mùi của tỳ thổ là thơm, của phế kim là tanh, của thận thủy là khai, của gan mộc là thối, thí dụ các loại mắm nêm, mắm nục, mắm cáy, mắm tôm...có thối không, thối vào gan hại gan, nên khi bệnh gan không được ăn các loại mắm.

Cơ thể mình hư thiếu cái gì thì mình mới thích, dư thừa thì nó chán, nên có người nói tôi thích thịt nướng, đó là nhu cầu của tim, tôi thích ăn những món thơm ngon, là nhu cầu của tỳ...người thích ăn tanh như cá, trứng... là bệnh của phổi cần.

Về Khí của thức ăn, hay thuốc uống có thức ăn làm cho khí cơ thể thay đổi khí trong cơ thể đưa lên họng gây ra ợ hơi gọi là thăng, có khí của thức ăn khi ăn vào cơ thể làm cho khí trong cơ thể xuống ruột làm sôi bụng, đánh dắm hay đi cầu, gọi là khí giáng.

Còn có khí liễm, khi cơ thể xuất ra mồ hôi nhiều làm cơ thể mất sức mệt mỏi, thì có thức ăn làm cho khí giữ lại không cho xuất mồ hôi, gọi là khí liễm, hay khi bị đi tiêu chảy nhiều có thức ăm cầm giữ lại …

Ngược lại có khí của thức ăn hay thuốc uống làm cho cơ thể xuất mồ hôi, như thuốc xông giải cảm...

Về thời tiết môi trường, địa dư, có nơi chúng ta ở vùng khí hậu lạnh là vùng hàn đới, vùng có khí hậu nóng gọi là vùng nhiệt đới, vùng không nóng lắm không lạnh lắm gọi là vùng ôn đới.

Tuy nhiên từ lý thuyết của đông y cũng đã thành tập quán trong nhân gian như : Cam hàn, quýt nhiệt, bưởi thanh...rồi từ đó lại phân loại âm dương. Nhưng trên thực tế mọi người áp dụng trong chữa bệnh đều bị lúng túng, giữ theo sở tri kiến chấp của mình là đúng, nên lại có kết qủa ngược lại thành sai mà không biết, vì thế nên tây y mới không tin tưởng vào đông y, nên mọi người đều muốn đông y soạn ra một cuốn sách nói về thức ăn thuốc uống món nào là âm, món nào là dương, món nào là hàn món nào là nhiệt, món nào là thăng, món nào là giáng...nó chỉ đúng tương đối của thức ăn, vì nó còn có phản ứng khác nhau với khí trong cơ thể của mỗi người khác nhau.

Đối với môn KCYĐ không cần thiết vì nó không thực tế để áp dụng trong chữa bệnh cho chính người bệnh, nên không cần tranh cãi thức ăn hay món ăn, rau qủa cây trái là âm hay dưong, là hàn hay nhiệt, là thăng giáng, mà chỉ cần theo dõi tình trạnh khí huyết trong cơ thể mình trước khi ăn và sau khi ăn, áp huyết thay đổi đối với mình là tốt hay xấu, có lợi hay có hại cho sức khỏe, tùy theo nhu cầu cơ thể mình cần. Nên không thể nói chúng ta ăn thịt nhiều là âm nhiều mới bị bệnh thực chứng như cao áp huyết tiểu đường, béo phì, nên bây giờ phải ăn dương là gạo lức muối mè, khi ăn dương mãi lại mất âm làm mất huyết, mất sức gầy ốm, làm áp huyết thấp, lại làm mất quân bình âm dương.

Do đó sự đúng sai trong ăn uống đúng sai là phải theo dõi áp huyết cả 3 số khí lực, huyết lực, nhịp tim nằm trong tiêu chuẩn thì âm-dương được quân bình không hàn không nhiệt, thì sức khỏe luôn luôn tốt không bệnh tật.

Nhờ máy đo áp huyết mà chúng ta mới biết chúng ta ăn uống sai lầm, mình cứ nghĩ là tim mình nóng, cần uống trà đắng để mát tim, nhưng có người dùng thì tốt, vì khi đo áp huyết cao uống vào làm hạ áp huyết, nhưng người đang có áp huyết thấp cũng bị tim nóng là hư hỏa không phải thực hỏa, nên uống trá đắng áp huyết bịt tụt thấp sẽ bị ngất xỉu.

Có học viên nói : Muốn uống tim sen cho mát, nhưng nó làm hạ áp huyết, thì mình tập khí công cho tăng áp huyết rồi mình uống tim sen. Được không ?

Không được. Chúng ta lại quên áp huyết có 3 số là khí lực, huyết lực, nhịp tim, nếu áp huyết đã thấp, tập khí công chỉ tăng khí nhưng áp huyết không giữ được lâu, chỉ tạm thời, áp huyết cao gọi là dư máu, thì nó thuộc về huyết lực dư, còn áp huyết thấp là thiếu máu, cơ thể nóng hay lạnh là do máu làm ra, dư máu là thực nhiệt, thiếu máu mà nóng gọi là hư nhiệt, nên đông y gọi là âm (huyết) hư sinh nội nhiệt, nóng bên trong mà lạnh ngoài da, còn khí tập xong thì nóng, rồi cơ thể máu thiếu thì ngoài da nó vẫn lạnh lại.

Cho nên mọi người không theo dõi hư thực hàn nhiệt của máy đo áp huyết nên vẫn áp dụng sai về âm dương hàn nhiệt do hiểu sai lầm không chính xác trong cách chữa hàn nhiệt đúng với bệnh của cơ thể mình.

Thí dụ một bệnh nhân có áp huyết thấp cả 3 số : khí lực thấp, huyết lực thấp, nhịp tim thấp, người nóng, nếu không nhờ máy đo áp huyết cứ tưởng người mình nóng ăn uống thức ăn mát hàn thì bệnh càng nặng thêm.

Nhịp tim thấp nhưng thiếu máu gọi là âm hư nội nhiệt người nóng bên trong, môi khô, họng đỏ, lưỡi đỏ, nhịp tim thấp là hàn, thì chứng này là hàn giả nhiệt, muốn uống tim sen vào tim, nhưng nhịp tim thấp là thiếu đường mà bệnh nhân này kiêng đường nên bệnh mới nặng thêm, nhưng nếu uống nước tim sen làm máu lạnh thêm nhịp tim lại càng chạy chậm, nhưng nếu pha đường thì lại trở thành tốt, nhịp tim tăng, đường có tính nhiệt thực, tim nóng là hư nhiệt. Lý giải theo ngũ hành, ngọt của đường vào bao tử, có tính nhiệt làm ấm bao tử giúp bao tử mạnh, thì mẹ nó là tim không phải nuôi con nên được tự dưỡng, tim đang nóng đưọc tính mát của tim sen làm bớt nóng.

Nếu không nhờ phân tích 3 số đo áp huyết thì chúng ta đâu có biết là cơ thể chúng ta thiếu đường, mà chúng ta lại kiêng đường sợ bị tiểu đường nên sở tri kiến chấp sai lầm đã làm hại sức khỏe của chùng ta.

Nếu biết phân tích áp huyết, biết sử dụng máy đo đường, máy nhiệt kế, máy Quest, biết tính cách hàn nhiệt của thức ăn thì chữa bệnh chỉ là điều chỉnh thức ăn thì không có bệnh gì mà không thể chữa khỏi về thân bệnh, chỉ có bệnh lười là không thể chữa được thân bệnh mà thôi.

Còn hai loại bệnh khó chữa là tâm bệnh và nghiệp bệnh, tâm bệnh sở dĩ khó chữa do sở tri kiến chấp đúng sai.

15-Có học viên hỏi bệnh Eczema

Ở phút 2:00:27

Là bệnh ngoài da, do phế kim không bảo vệ da được. Nguyên nhân tại sao ?

Máu trong gan có độc, gan mộc thực khắc thổ, thổ hư thì không nuôi phế kim là da, rồi gan nhiệt làm tăng hỏa cho tim, tim nóng nuôi bao tử nóng, bao tử nóng nuôi phế kim nóng, làm da nóng.

Như vậy da vừa nóng vừa có máu nhiễm độc làm lở da.

Nhưng nếu tỳ vị khỏe, ăn xong, cặn bã của thức ăn dư thừa tống độc ra theo kinh kim dương là đại trường tống phân độc ra ngoài thì bệnh mau khỏi, nếu ăn những chất cay nóng làm bón thì độc tố không thoát ra kinh kim dương thì độc tố theo ra kinh kim âm là phế thông ra da làm bệnh nặng thêm. Ngay cả mụn trứng cá mọc trên da, khi nặn ra có mùi thối, là cơ thể hay bị bón, nên độc tố phải thoát ra da thành mụn.

Như vật da là do phổi bảo vệ mà phổi hư yếu không bảo vệ da được nên mới có bệnh ngoài da. Thay vì phế phải khắc được gan, nhưng kim yếu hơn mộc nên mộc thừa khắc kim.

Cách chữa :

Cho xổ máu độc trong gan là dược thảo Phan Tả Diệp, tây y chế biến thành thuốc viên tên Senna Laxative, đó là tả gan làm gan yếu không thể thừa khắc kim âm được nữa mà theo kim dương ra ngoài, còn bảo vệ da thì bôi kem bằng trái Khổ Qua bỏ hột, dùng máy xay sinh tố xay thành chất sền sệt, tính mát, vị đắng, nếu ăn thì làm tim mát, thì bao tử mát, phổi mát, da mát, nếu bôi ngoài da thì da mát tiêu mất nhiệt trên da sẽ hết lở lói. Kiêng ăn thức ăn nóng sẽ làm gan tim nóng gây bón lại hại da.

Có người không bón, thì chức năng phế hư do mẹ nó là tỳ vị hư không chuyển hóa và hấp thụ chất bổ của thức ăn biến thành máu cất trong gan, mà giữ thức ăn ứ đọng lâu trong bao tử chứa độc tố thì bao tử hư làm con nó là phổi cũng hư, thì độc tố trong bao tử làm hại phế, phế hại da, thì eczéma này do hư chứng áp huyết thấp, không phải do thực chứng áp huyết cao.

Các loại bệnh ngoài da là phổi thiếu khí bảo vệ da, cần tập khí công cho xuất mồ hôi nóng độc tố theo mồ hôi xuất ra khỏi da thì da mau lành. Tập bài Vỗ Tay 4 Nhịp 600 lần.

16-Bệnh trĩ :

Ở phút 2:04:15

Bệnh trỉ là bệnh của hậu môn thuộc ruột già khúc trực trường, có hư có thực, có trĩ nội bên trong hậu môn, có trĩ ngoại là múi cơ hậu môn lòi ra ngoài.

Trĩ mà nóng hậu môn là hỏa khắc kim do ăn thức ăn cay nóng nhiệt, cà phê...mới gây ra táo bón, đi cầu rặn ra phân cục lớn làm xước múi hậu môn chẩy máu, là trĩ nội nóng trong đường ruột..

Trĩ ngoại là đường ruột hư hàn tụt múi hậu môn ra ngoài, nhưng khi ăn thức ăn cay nóng nó sưng to nóng đụng vào đau.

Về thần do ảnh hưởng giữa hai hành hỏa thủy, khi ngủ mê, chúng ta thấy máu, thấy lửa cháy, bay, mầu đỏ, chạy đuổi người, la hét... là người dư hỏa làm thành bệnh tâm thực. Còn chúng ta thấy mầu đen, thấy người rượt đuổi, rơi xuống hang hầm tối, rơi xuống nước rơi xuống hầm sâu...là dư thủy khắc hỏa là tâm hư hỏa, là thiếu máu khi áp huyết xuống thấp sẽ trở thành bệnh tâm thần.

17-Tại sao hỏa thực :

Ở phút 2:07:20

Nhìn vào vòng tròn tương sinh tương khắc ngũ hành. Hỏa thực do gan thực, nếu do thức ăn thì ăn nhiều thức ăn cay nóng khó tiêu khó hấp thụ biến thành độc tố, ăn dư thừa chất bổ máu, áp huyết cao. Hỏa thực thì gọi là mẹ thực, muốn hết thực phải tả con nó là bao tử, phải ăn ít, bớt chất cay nóng nhiệt, bớt chất khó tiêu, và tả thêm con của thổ là kim phải cho xổ đường ruột rút phân và thức ăn ứ đọng trong ruột ra ngoài để làm cho bao tử trống thì hỏa trong tim giảm, nếu vừa chữa gốc làm cho tâm hỏa là do gan thực, vừa xổ đường ruột để tả bao tử trống sẽ làm tâm mất hỏa, thì dùng Phan Tả Diệp vừa xổ phân theo đường ruột, vừa lấy độc trong máu từ gan ra, là vừa chữa ngọn vừa chữa gốc.

18-Nhắc lại bệnh của ngũ hành : Con hư bổ mẹ, mẹ thực tả con.

Ở phút 2:08:34

Hay xuất mồ hôi, bệnh thuộc tim, vừa vỗ vai một người bị giựt mình là tâm hư, phải bổ mẹ là gan, là bổ thần kinh. Bổ thần kinh là bổ gì ? Là bổ máu thêm máu cho gan.

Gan tàng hồn, gan thiếu máu không nuôi tim thì tim mất thần, hay giật mình, gân thần kinh thì co rút, móng tay chân đổi mầu. Móng tay chân mỏng hồng tươi bóng là gan tốt, móng dầy khô là dư khí thiếu huyết, móng hồng nhưng mỏng hay bị xước là dư huyết thiếu khí...

Có học viên nói lâu lâu coi sách nhiều, nghĩ nhiều người hay quên hay mệt, đầu xoay xoay, nó đau, không biết bệnh gi ? Muốn biết bệnh thì phải đo áp huyết sẽ thấy mệt hay quên, đau là do thiếu đường, đầu xoay xoay là do thiếu máu. Phải bổ máu ăn thêm chất ngọt.

19-Ăn dường, chè, bánh ngọt sao vẫn thiếu đường.

Ở phút 2:11:10

Ăn nhiều ngọt mà thử đường vẫn thiếu là tại sao? Cứ ăn cho đủ thì thôi. Tại sao không đủ, vì thật ra vị ngọt của bánh kẹo đa số là dường hóa học, đường stevia, chất ngọt mật ong, đường trái cây là fructose, đường tinh bột lactose, còn máy thử đường là glucose, nên thử đường không cao, nhưng ăn nhiều ngọt lại lên cân, tại sao ?

Tại vì thiếu hỏa. Thiếu hỏa là lười tập, phải tập cho cơ thể xuất mồ hôi làm tiêu mỡ, vì đường nằm trong mỡ không tan vào máu nên thử đường trong máu không thấy, nhưng khi tập xuất mồ hôi, tan mỡ bụng thì đường trong mỡ tan vào máu, thử đường-huyết tự nhiên thấy tăng cao..

20-Bệnh hoang tưởng:

Ở phút 2:11:50

Là bệnh thần kinh do gan dư máu hay do gan thiếu máu cần phải đo áp huyết, áp huyết cao do gan dư máu làm hỏa thực.

Gan thiếu máu áp huyết thấp thì hay bị bệnh trầm cảm, nhút nhát, hay bị ma nhập, gan tàng hồn, tàng huyết, thiếu máu như người mất hồn, mất trí nhớ như điên khùng, thân mình giống như nhà hoang, linh hồn khác nhập vào muợn thân xác, nói lảm nhảm...

Tâm tàng thần, tỳ tàng ý, phế tàng phách, thận tàng trí, gan tàng hồn...

Tóm lại nhờ vào bẳng luận bệnh ngũ hành tạng phủ trên bảng là căn bản của đông y nhưng phải được kiểm chứng bằng máy đo áp huyết và máy đo đường, máy Quest mới xác định bằng con số chính xác hư thực hàn nhiệt, hư giả thực, thực giả hư, hàn giả nhiêt, nhiệt gỉa hàn, mới khám định bệnh đúng mới chữa đúng vào gốc bệnh được.

Thân

doducngoc