Thứ Năm, 19 tháng 2, 2015

Bệnh nan y không tên : Thường bị mệt, khó thở muốn đứt hơi, không có sức, đôi khi té ngã phải cấp cứu

I-Phân biệt những dấu hiệu bệnh khác nhau :

Trường hợp 1 :

Một bệnh nhân nữ gọi điện thoại xin lấy hẹn khám chữa bệnh vào ngày thứ sáu, nhưng bị mệt không đến được, dời hẹn, xin gặp ngày chủ nhật. Nhưng ngày chủ nhật không khám và chữa bệnh, chỉ có tập thể dục khí công cho các bệnh nhân đã đến chữa bệnh trong tuần, nên tôi hẹn bệnh nhân cứ đến phòng tập thể dục khí công.

Lớp thể dục khí công đang tập thì bệnh nhân đến, nói rằng con mệt lắm thở không ra hơi, muốn xỉu tập không được.

Tôi cho nằm nghỉ đo áp huyết :

Tay trái 180/70mmHg nhịp tim 63, tay phải 175/68mmHg nhịp tim 60, đường 4.8mmol/l người mập.

Vọng chẩn : Nhìn bệnh nhân khoảng dưới 40 tuổi, thở thấy chỉ hít vào nâng vai nâng ngực không thấy xả hơi ra, giống như bệnh suyễn nhưng thở không gấp, nếu diễn tả hơi thở, chúng ta tưởng tượng mình chỉ hít hơi vào bằng mũi rồi giữ lâu, cứ tập thở vài hơi như thế sẽ thấy mệt, làm như mũi có cái van đóng lại không cho mình thở ra.

Về cơ học, khi hít vào bằng mủi thì hơi vào đầy phổi, hoành cách mô nâng lên, nhưng không hạ xuống ngay để đẩy khí ở phồi khi thở ra, hơi thở như vậy làm nhịp tim bị chậm lại.

Thiết chẩn : Sờ bàn tay lạnh

So với áp huyết tiêu chuẩn tuổi 40 :

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

Nếu không thấy người hay nhìn mặt, mà so áp huyết chúng ta cũng nhận thấy rằng :

a-Khí lực cao (số tâm thu 175-180)

b-Huyết lực đủ (số tâm trương 60-70, như vậy là người có da có thịt )

c-Nhịp tim 60-63 hơi thấp do thiếu đường, mà bàn tay lạnh, đông y gọi tên bệnh là vị khí thực hàn. (vị khí của bao tử thực 180, nhịp tim thấp hàn, bệnh do ăn không tiêu, vị thổ thực sinh phế kim thực, trong phổi căng đầy khí, mà còn hít vào bằng mũi là thêm khí cho phổi, gọi là thực làm thêm thực, bao tử hàn làm phế hàn lại gặp thời tiết mùa đông có tuyết, nhiệt độ bên ngoài trừ -20 độ C, làm hàn thêm hàn, khiến khí ngưng tụ trong phổi làm khó thở, tim không đủ nhiệt để chuyển hóa khí làm mất thực và làm mất hàn.

Trường hợp 2 :

Một nữ bệnh nhân bước vào phòng mạch :

Vọng chẩn : người độ tuổi 50, gầy ốm không có sức, phải có người đỡ, hơi thở chậm, nhìn thấy bệnh nhân chỉ hít vào bằng mũi, miệng ngậm, người rất mệt.

Đo áp huyết Tay trái 167/66mmHg 58, tay phải 160/62mmHg nhịp tim 55, đường 4.6mmol/l

So với tiêu chuẩn áp huyết :

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

Nếu không nhìn thấy người hay nhìn mặt, chỉ xét qua kết qủa của máy đo áp huyết, chúng ta thấy rằng :

a-Khí lực tâm thu bên tay trái cao hơn tay phải và cả 2 cao hơn tiêu chuẩn.

b-Huyết lực tâm trương thấp hơn tiêu chuẩn là thiếu máu.

c-Nhịp tim thấp 55,58 là cơ thể hàn, đường thấp làm người lạnh, bàn tay lạnh, đông y gọi tên bệnh là khí huyết can vị thực hàn, vì can huyết thực hàn là can khí không co bóp và không đủ máu cung cấp cho tim tuần hoàn máu giúp cung cấp nhiệt cho bao tử, còn bao tử thực hàn và thiếu đường nên không đủ nhiệt lượng cho bao tử hấp thụ thức ăn và vị khí thực là khí bao tử căng ra, không co bóp vào để chuyển hóa thức ăn, nên thức ăn hàn ứ đọng trong bao tử làm vị khí đi nghịch đưa khí của thức ăn lên đi ra cổ họng ợ hơi, chứ không dẫn khí xuống ruột vì bao tử không bóp vào, người ta thưòng gọi là đầy hơi tức bụng tức ngực khó thở, do đó bệnh nhân cứ hít vào, mà không thở ra khí trong cơ thể không thoát ra, nên ngộp thở tức hơi nghẹn ngực.

Trường hợp 3 :

Nam bệnh nhân khoảng 50 tuổi, người nhà gửi điện thư hỏi bệnh cho biết kết qủa đo áp huyết và đường như sau :

Tay trái 167/73mmHg nhịp tim 47, tay phải 165/77mmHg nhịp tim 45

Áp huyết chân trái 177/74mmHg nhịp tim 49, đường sau khi ăn 6.0mmol/l

Người nhà cho biết tuần trước phải đi bệnh viện cấp cứu bệnh mệt ngộp thở, chân yếu đi lại không được.

Trường hợp này không thể vọng chẩn và thiết chẩn được, nhưng chúng ta hãy nhìn kết qủa áp huyết nhận thấy như sau :

So với áp huyết tiêu chuẩn tuổi :

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

a-Khí lực tâm thu tay trái cao hơn tay phải và cả 2 cao hơn tiêu chuẩn tuổi, là vị khí và can khí thực

b-Huyết lực tâm trương 73, 77 trong tiêu chuẩn, là người đủ máu có da có thịt, không phải là dư mỡ (cholesterol, hay dư huyết)

c-Nhịp tim thấp qúa 45, 47 thay vỉ phải thiếu đường nhiều, nhưng đường sau khi ăn là 6.0mmol/l, thì trước khi ăn có thể là 4.0-5.0mmol/l, không tương xứng với nhịp tim hàn, nếu do thiếu đường cũng phải ở mức 60-65, chúng ta phải thắc mắc tại sao nhịp tim lại qúa thấp chỉ có 45,47.

Thông thường những người có vận động thể dục thể thao, chạy bộ lâu năm như các lực sĩ thì nhịp tim trung bình 60, mà đo đường vẫn nằm trong tiêu chuẩn, thân nhiệt và bàn tay vẫn ấm nóng.

Nếu nói rằng bệnh nhân này có thể dục thể thao như lực sĩ thì nhịp tim thấp vẫn không bị mệt, mà tại sao lại phải bị cấp cứu ?

Chúng ta suy ra một điều ít ai ngờ, người này chỉ hít vào bằng mũi cho căng lồng ngực rồi giữ nén khí lại, tưởng là hít vào bằng mũi, gọi là thở sâu chậm sẽ được nhiều oxy hơn, do đó một phút chỉ có hít vào được 8-10 hơi, trong khi vị khí thực hàn, hơi của thức ăn trong bao tử đẩy lên thoát ra họng, mà bệnh nhân lại cố hít vào, nên 2 lực này ép lồng ngực, ép tim và nâng hoành cách mô lên, làm rối loạn hô hấp, gần như khiến tim ngừng đập có thể làm ngưng chức năng thần kinh vận động sẽ bị té ngã ngất xỉu.

Áp huyết chân, chì có khí lực tâm thu dưới chân cao hơn tiêu chuẩn ở tay 10mmHg, còn số tâm trương, nhịp tim giống như tiêu chuẩn tay.

Chúng ta nhận xét trường hợp bệnh nhân này áp huyết chân trái là :

177/74mmHg nhịp tim 49

Số tâm thu chân trái cao 177 là bụng to, ruột nặng chèn ép động mạch háng, nhưng không bị phình tĩnh mạch chân vì số tâm trương 74 còn nằm trong tiêu chuẩn, nhịp mạch chân 49 là máu tuần hoàn ở chân qúa chậm làm yếu chân đi không vững.

Trường hợp 4 :

Môt bệnh nhân trung niên, sau khi ăn cơm tối, bụng đầy không tiêu, vọng chẩn, da mặt xanh, hay nấc cục liên tục, gần 100 lần trong 1 phút làm thở không được, như suyễn đang lên cơn làm rối loạn nhịp thở, nhịp tim, khiến mặt tím tái dần, nói không ra hơi, vội la hét lên một tiếng báo cho người trong nhà biết rồi té ngã xuống.

Gọi xe cấp cứu, bệnh nhân vẫn khó thở nấc cục liên tục không nói ra hơi ra tiếng, các bác sĩ bảo chưa bao giờ thấy hay gặp trường hợp này, các xét nghiệm máu đều tốt, tim phổi đều tốt, không biết phải chữa làm sao, nên tạm thời tiêm một mũi thuốc ngủ, bệnh nhân nằm yên ngủ, người nhà ra về.

Sáng hôm sau bệnh nhân khỏi không còn nấc cục, và các xét nghiệm đều thấy không có bệnh nên cho về.

Họ hỏi tôi trường hợp này tại sao lại té xỉu như vậy, theo lý thuyết khí công, vị khí đầy đưa hơi ợ lên liên tục, khiến bệnh nhân cảm thấy không hít vào được, nên cố hít vào băng mũi cho đầy ngực lại bị vị khí thực đưa hơi lên đẩy ra, sự phản xạ này tạo ra tiếng nấc làm rối loạn nhịp tim không đập đều.

Bốn trường hợp này giống như bệnh suyễn cấp tính có thể ngộp hơi ngộp thở gây tử vong, nhưng không phải là bệnh suyễn mãn tính không gây chết người mà bệnh kéo dài nhiều năm.

Trường hợp 5 : Khí công chia bệnh suyễn thành 3 loại bằng vọng chẩn :

A-Hai loại suyễn chỉ hít vào nhiều thở ra ít :

a-Chỉ hít vào nhiều bằng mũi : Đó là trường hợp cấp tính làm mệt do chức năng phổi gọi là phế thực, cứ ngước đầu lên hít vào, cũng làm rối loạn nhịp tim nhanh hơn tiêu chuẩn, có khi tim đập qúa nhanh làm loạn nhịp tim, đứt hơi mà thử đường-huyết rất thấp, chứ không phải do ăn không tiêu vị khí thực gây ra. Trường hợp này dễ chết nếu cho bệnh nhân tiếp oxy qua mũi sẽ nghe tiếng xì xì do khí trong người đẩy ra.

b-Chỉ hít vào bằng miệng : thì nhịp tim nhanh hơn tiêu chuẩn nhưng đều và ổn định, mặc dù đường-huyết thấp, giống như trường hợp nấc cục, do chức năng thận khí hư.

B-Hai loại suyễn chỉ thở ra nhiều, hít vào ít :

a-Chỉ thở hắt ra bằng cả mũi miệng, mà không hít vào : do chức năng phế thận hư.

b-Chỉ thở ra bằng miệng như ho khan không ra tiếng, cứ cúi gật đầu xuống khi thở ra, do chức năng thận hư.

II-Cách chữa đơn giản theo huyệt.

Những trường hợp cấp cứu, thì các thầy thuốc đông y, châm cứu, bấm huyết không thể cứu người kịp thời bằng tây y, trừ khi gặp thầy giỏi có kinh nghiệm, thì không ai chữa suyễn trước theo những huyệt thông thường, mà phải bấm huyệt “ổn áp tự động” (của Thần Y Biển Thước) bằng cách bấm hai huyệt bên tay trái bệnh nhân cùng lúc là Nội Quan và Thần Môn bằng hai ngón tay của 1 bàn tay, còn tay kia dùng 3 ngón tay, ngón cái bấm huyệt Nhân Trung, ngón trỏ và ngón giữa bấm vào hai đầu chân mày nơi huyệt Toản Trúc, bảo bệnh nhân cuốn lưỡi ngậm miệng thả lỏng người thở tự nhiên như người ngủ, khí của hơi thở ra vào tự động sẽ thấy hơi thở nhẹ êm bình thường, bệnh nhân rơi vào giấc ngủ, tương đượng với tiêm thuốc ngủ.

Nhưng cần phải đo áp huyết và đường để kiểm chứng kết qủa của cách chữa bằng huyệt, thiếu đường-huyết cũng làm rối loạn thần kinh chức năng, nên phải uống bổ sung đường, vì khi ngủ mà đường-huyết thấp dưới 4.0mmol/l sẽ rơi vào hôn mê, ngủ dễ mà khó tỉnh lại.

Đã có nhiều thầy châm bấm day huyệt theo bài bản bình thường mà không phải là những huyệt cấp cứu bệnh nhân sẽ thiếu đường thiếu oxy não, hoặc không rõ bổ tả hư thực phạm phải điều cấm kỵ trong đông y là thực làm thêm thực, hư làm thêm hư dễ gây ra tử vong.

III-Cách chữa đơn giản bằng phương pháp luyện thở khí công :

Chữa bằng hơi thở phải chú ý đến tình trạng áp huyết ban đầu như :

a-Số thứ nhất tâm thu cao do hít vào nhiều, do ăn nhiều không tiêu. Thì không được hít vào bằng mũi hay miệng, chỉ chú ý thì thổi hơi ra cho áp lực khí trong cơ thể thoát ra.

b-Số thứ hai trong tiêu chuẩn không phải dư mỡ dư huyết, thì tình trạng tim đủ máu tuần hoàn.

Nếu số thứ hai cao hơn tiêu chuẩn tuổi là dư máu trong tim làm tim to, hở van tim, khó co bóp bơm máu, cần phải tập bài bó bắp chân đi cầu thang 1 bậc chậm.

c-Chỉ thiếu đường làm mệt, nên hít vào nhiều mà không thở ra sẽ bị rối loạn chức năng thần kinh phế vị gây ra suyễn khó thở.

Trường hợp này hay gặp mà học viên không chịu nhìn theo dõi cách hát hay niệm Phật của bệnh nhân đúnghay sai :

KHÔNG được hít vào, chỉ há miệng hát xong hết 1 câu thì nghí 2 giây để thả lỏng người, rồi lại há miệng lớn KHÔNG hít vào chỉ thổi hơi ra hay hát tiếp.

Nếu bệnh nhân không biết cách thở quen, thi dùng bông gòn nhét chặt vào hai lỗ mũi, rối bó chân đi cầu thang hát hay niệm Phật chậm.

Tại sao phải nhét bông gòn vào mũi ?

Muốn hiểu rõ tại sao, chúng ta là thầy chữa phải thử nghiệm trước xem công hiệu khác nhau như thế nào đối với mình, rồi sẽ biết cách ứng dụng cho bệnh nhân, và sẽ biết thế nào là đúng sai :

Thử hít vào bằng mũi thật sau chừng 20 hơi xem kết qủa có bị mệt tim khó thở tức ngực hay không ?

Thử nhét bông gòn chặt vào 2 lỗ mũi rồi hít vào bằng miệng 20 hơi có phải không bỉ mệt tim không ?

Vì hít băng mũi là nâng khí vào phổi làm hoành cách mô nâng căng lên không thả lỏng ra cho hoành cách mô hạ xuống, cho khí thoát ra giúp tim co bóp, nên tim đập chậm lại, sự co bóp bơm máu tuần hoàn sẽ yếu dần làm mất máu lên não. Đó là tính THAM hít vào giữ lại trong phổi tưởng thu nhiều oxy, nhưng hít bằng phổi là hít thở NÔNG.

Còn bịt mũi cho thở bằng miệng tự nhiên thì khí vào bụng không vào phổi nên không làm rối loạn nhịp tim và không bị suyễn tức khó thở, hít bằng miệng thì bụng tự động co bóp phồng xẹp là hít thở SÂU.

Cách tập cho bệnh nhân :

Cho bệnh nhân ngồi nhét bịt mũi bằng bông gòn, ngồi tập hát A Di Đà Phật hay A Lê Lui A hay one, two, three, four, five, six, seven...(bài hát của KCYĐ) hát cho chậm nhẹ đều, mỗi câu là 1 hơi, trong 30 phút thì áp huyết ổn định hết khó thở, hết suyễn, hết mệt.

Nhiều người đã phải đi cấp cứu như vậy nhiều lần mà không biết nguyên nhân, vào bệnh viện người ta tiêm thuốc ngủ làm trấn an thần kinh, hơi thở trở lại bình thường.

Nếu thở bằng hát mà bị mệt phải kiểm soát đường huyết thiếu cho uống thêm đường hay ngậm kẹo.

Có hai loại ngọt công dụng khác nhau :

Kẹo chanh, cam hay Pepsi làm tăng đường huyết nhưng làm hạ áp huyết.

Kẹo gừng, kẹo quế hay Coca làm tăng đường huyết nhưng làm tăng áp huyết.

Kẹo chocolat làm hạ đường hạ áp huyết.

Đường hạt thường dùng, chỉ tăng đường ít ảnh hưởng đến áp huyết như 2 loại trên.

Nếu nguyên nhân mệt khó thở chỉ do áp lực khí tâm thu cao thì ngồi hay nằm tập thổi hơi ra như thổi chong chóng hay thổi bếp lửa, hay nhét bông gòn vào mũi thở bằng miệng tư nhiên không cần chú ý hơi thở.

Nếu nguyên nhân do cả hai số khí lực tâm thu, huyết lực tâm trương cao hơn tiêu chuẩn thì phải bó bắp chân chặt, miệng ngậm kẹo đi cầu thang 1 bậc chậm lâu 30 phút, vừa đi vừa hát, sẽ làm hạ cả 3 số tâm thu, tâm trương và nhịp tim, nếu nhịp tim cao là do đi nhanh, chứ không phải đi chậm là tập chưa đúng.

Muốn tránh vào bệnh viện thì cũng phải tập nhét bông gòn vào mũi rồi không cần quan tâm đến hơi thở, chỉ tập nằm yên như ngủ, ví khi mình nằm ngủ, mình quên tính tham hít thở, để cơ thể tự thở.

Hãy lưu ý thả lỏng như người đang ngủ, không còn tham hít thở thì "tâm bình thế giới bình".

Thân

doducngoc