Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

Lưu ý những điểm sai khi tập thở khí công không có kết qủa

Lưu ý những điểm sai khi tập thở khí công không có kết qủa như hụt hơi, mệt, tẩu hỏa nhập ma...
viewtopic.php?f=51&t=3528

A-Lý thuyết về áp huyết :

Chúng ta phải hiểu nghĩa 2 chữ áp huyết là gì, thì chúng ta tập thể dục khí công để chữa bệnh mới đúng theo mục đích mà mình cần chữa.

ÁP : áp lực khí trong cơ thể .
HUYẾT : là lượng máu trong cơ thể.

Như vậy ÁP HUYẾT là chỉ áp lực khí trong cơ thể đẩy lượng máu trong cơ thể tuần hoàn.
Máy đo áp huyết : Là máy cho biết tình trạng áp lực khí đẩy máu trong cơ thể dư hay thiếu, đúng hay sai, khí nhiều hay ít là kết qủa số đo của tâm thu, số thứ nhất. Máu nhiều hay ít là kết qủa số đo của tâm trương, và khi khí huyết tuần hoàn đúng thì cơ thể không nóng không lạnh, tạo ra nhịp tim đều trong tiêu chuẩn.

Nhờ máy đo áp huyết chúng ta sẽ biết cách điều chỉnh làm thay đổi kết qủa 3 số đo áp huyết như :

Lượng máu thiếu thì phải ăn hay uống thuốc bổ tăng thêm lượng máu để cho số tâm trương cao lên, nếu lượng máu cao hơn tiêu chuẩn, chúng ta phải thay đổi thức ăn bớt bổ máu cho áp huyết tâm trương hạ thấp xuống.

Khí lực tâm thu thiếu, phải chọn bài tập khí công nào làm cho khí lực tâm thu tăng lên như bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực.

Khí lực tâm thu dư làm áp huyết cao, chúng ta phải tập bài Kéo Ép Gối Làm Mềm Bụng và bài bó bắp chân đi cầu thang.

Nhịp tim cao, phải tập các bài tập với tốc độ chậm cho nhịp tim thấp xuống, nếu nhịp tim cao do đường huyết cao thì tập bài Bó bắp chân đi cầu thang 1 bậc với tốc độ thật chậm trong 30 phút, thì đường huyết xuống, nhịp tim xuống.

Nhịp tim thấp bàn tay chân tê lạnh do thiếu đường thì phải ăn thêm đường cho đường-huyết luôn giữ mức 6.0-8.0mmol/l.

B-Nguyên nhân làm thay đổi áp huyết do khí lực :

Trên lý thuyết khác với thực tế, vì không hiểu rõ nguyên nhân làm tăng hay giảm áp huyết, nên không biết cách thay đổi lượng khí trong cơ thể khiến vô tình làm thay đổi áp huyết rối loạn mà không biết chứ không phải do ăn uống, đó là do hơi thở sai :

Thí dụ :
1- Một người buổi sáng đo áp huyết 140/80mmHg nhịp tim 80, vì bận việc làm sổ sách hay tính toán bằng đầu óc, quên ăn uống mà cũng không mở miệng nói câu nào, chính là đã giữ tích lũy áp lực khí trong người gia tăng dần theo thời gian không cho thoát ra ngoài, khi đang làm việc bị mệt, té xuống bất tỉnh, tai biến mạch máu não, khi đo áp huyết mới biết áp huyết tăng qúa cao 190/90mmHg nhịp tim 90 người nóng, mọi người thường cho là do stress, thử đường-huyết lại thấp nên cơ tim thiếu đường làm té xỉu. Đó là lý do ngậm miệng làm tăng áp huyết mà không biết.

2-Một người có áp huyết bình thường 140mmHg là mức giới hạn cao ở lứa tuổi dưới 60, tây y chưa cho là bệnh cao áp huyết, nhưng khi bực tức nóng giận ai, phải la hét to khi tranh cãi, theo đông y gọi là giận bầm gan tím mặt, áp lực khí trong người bị nén lại bơm căng vỡ mạch máu não gây tai biến mạch máu não, vào bệnh viện cấp cứu đo áp huyết trên 220/100mmHg đã xuất huyết não chết trên đường đến bệnh viện.

Do đó muốn biết một người có hơi thở sai hay đúng cần phải đo áp huyết khi thấy mình bị mệt, thở đứt hơi, hụt hơi nói không ra tiếng, không ra hơi....chính là lúc áp huyết qúa cao.

Bây giờ chúng ta thử kiểm chứng xem những cách thở sai gây ra chứng tăng áp huyết mà không biết, dẫn đến ngộp hơi, nhức đầu, điên loạn, tẩu hỏa nhập ma, đứt mạch máu não, nhẹ thì gây ra bệnh suyễn, hơi thở ngắn nhanh dồn dập loạn nhịp tim...

Ngược lại khi chán đời thở dài do buồn lo sợ, không muốn làm việc, không muốn đi lại, tay chân không có sức không muốn động chân tay...tây y thường gọi là chứng bệnh depression... lúc đó áp lực khí trong người thiếu, nên máu trong cơ thể bị thiếu oxy trao đổi máu đen thành máu đỏ...chúng ta đo áp huyết sẽ có kết qủa rất thấp.
Khi chúng ta đã biết áp huyết thay đổi tốt hay xấu trong những trường hợp trên thì rất dễ chữa, nhưng đa số mình chủ quan cho rằng không hề có bệnh về áp huyết, nên không mua máy đo áp huyết để theo dõi sức khỏe của mình có liên quan đến hơi thở, đến thức ăn mỗi ngày, nhờ máy đo áp huyết mới biết nguyên nhân và cách tự điều chỉnh áp huyết, như áp huyết cao tập cách thở cho áp huyết xuống thấp, ngược lại áp huyết thấp, tập cách thở thành áp huyết cao.

C-Khó tập thở khí công do sở tri kiến chấp hay do theo thói quen.

Một người không có bệnh áp huyết và đường huyết, nhưng khi tập thở thiền hay tập thở khí công thì lại bị bệnh nặng mà trước khi chưa tập sức khỏe vẫn bình thường không có bệnh. Do đó họ cho rằng bài tập khí công này sai, không đúng gây ra điên khùng tẩu hỏa nhập ma, chứ không dùng máy đo áp huyết xem mình tập có sai hay không để biết cách điều chỉnh lại cho phú hợp.

Chúng ta tìm hiểu nguyên nhân tại sao tập khí công không phù hợp qua những cách thử nghiệm dưới đây :

1-Thí dụ trong một buổi thi tuyển xướng ngôn viên đài phát thanh, cho mọi người đọc những bản tin ngắn, bản tường thuật, hay buổi tuyển lựa thí sinh để đào tạo ca sĩ, cho hát những câu hát ngắn thì ai cũng hát được một cách tự nhiên, không mệt, không hụt hơi.

2-Bây giờ đổi mục đích làm xướng ngôn viên hay làm ca sĩ, mà tuyển lựa giọng ai niệm Phật hay để thu băng, chỉ có 4 chữ A Di Đà Phật, ai có hơi dài, trong, lớn tiếng được tuyển chọn, thì có người trúng tuyển có người không, nhưng không ai bị bệnh sau kỳ thi tuyển lựa này.

3-Nhưng bây giờ chúng ta nói tập thở khí công bằng 4 chữ A Di Đà Phật theo CD hay DVD, thì có nhiều người không tập được, mà hát Karaoke thì được, nguyên nhân tại sao ?

a-Vì thói quen nói đến thở là mọi người cho rằng phải có thở vào rồi mới thở ra, và còn những công thức thở khí công phức tạp như thở 1-2-4 có nghĩa là hít vào 1 giây, nín thở 2 giây, thở ra 4 giây, hay công thức 5-5-5 là hít vào 5 giây, ngưng thở 5 giây, thở ra 5 giây, hay công thức thở sâu hơn như 2-4-8....hay hít vào thật sâu, giữ thật lâu trong bụng rồi mới thở ra chậm...

Những cách thở này không phải là nguyên tắc áp dụng được thường xuyên, vì khi tập thì 1 phút có thể thở được 1 hơi, nhưng sau khi tập xong, phổi vì thiếu hụt hơi lại phải thở thật nhanh để bù lại thời gian nín hơi, thì tính trung bình một hơi thở vẫn là 18-20 hơi trong 1 phút.
Do vậy một người thở khỏe mạnh không bệnh tật 1 phút thở 20 hơi, 5 phút thở được 100 hơi, nếu tập nén hơi 2 phút 2 hơi thì còn 3 phút sau hơi sẽ thở dồn dập 98 hơi làm rối loạn nhịp tim rồi mới trờ lại hơi thở của người bình thường, nên tính trung bình vẫn là 20 hơi thở/1 phút.

Còn khí công chữa bệnh thì theo nguyên tắc đi đứng nằm ngồi làm việc suốt ngày chỉ có một kiểu duy nhất trở thành thói quen là thở : nhẹ, chậm, sâu, lâu, đều, bình thường làm sao thở 6-8 hơi 1phút suốt ngày mà không mệt mới gọi là tập thở khí công chữa bệnh, vì thế chúng ta mới chọn bài hát one, two, three...(mỗi câu 7 chữ) cho người đời thường có âm hưởng cui vui, còn cho những vị tu bên Phật Giáo hát 4 chữ A Di Đà Phật, bên Công Giáo hát 4 chữ A Lê Lui A... để lúc nào cũng hát suốt ngày được, đó là cách tập thở khí công suốt ngày mà không mệt.

Thí dụ : Khi chúng ta mới tập theo băng niệm Phật 4 chữ A-Di-Đà-Phật, thì 12 câu là 1 phút, tưởng tượng chúng ta đang học hàt nhái Karaoke thành thói quen 12 câu trong một phút mà trước khi hát, trong khi hát, sau khi hát, hơi thở trở thành đều vẫn 12 hơi thở trong 1 phút, đó là tập thở khí công đúng, thì có thể đi đứng nằm ngồi hay khi làm việc vẫn hát 4 câu ra tiếng nhẹ đều, sâu lâu, hơi thở vẫn bình thường, không hụt hơi, mất hơi, không bị suyễn, không bị điên, không bị tẩu hỏa nhập ma....

b-Vậy thế nào là tập sai :
Tập sai là tự mình thêm vào thì hít vào rồi mới hát A Di Đà Phật, rồi lại thêm thì thở ra, tưởng vậy mới là tập khí công, nên vô tình hít vào 1 phần mà hát A Di Đà Phật là đã thở ra 1 phần lại còn thở thêm ra 1 phần nữa, trở thành công thức 1-0-2 nên mới hụt hơi mất hơi và mệt do ép nén hơi gây ra chứng loạn nhịp tim, thở như vậy thì chỉ hát theo được 4 câu đã mất 1 phút là đạ mất hơi chứ không hát được 12 câu 1 phút, vô tìng làm tăng áp huyết, loạn nhịp tim.

Có nhiều người tập theo chung một nhóm bài tập khí công động cộng "Vỗ Tay 4 Nhịp" lồng theo hơi thở A Di Đà Phật, chữ A vỗ tay ra sau lưng, chữ Di ngửa mặt 2 tay vỗ lên trời, chữ Đà, 2 tay vỗ ra sau lưng, chữ Phật, đầu cúi xuống nhìn đất 2 tay vỗ phía trước bụng, công dụng của bài tập này có nghĩa là “Mở, nâng, hạ, đóng” như cùng lúc mở tim, phổi, gan bao tử thận”, rồi “ nâng tim, phổi, gan, bao tử, thận”, rồi “ hạ tim, phổi, gan, bao tử, thận” rồi “đóng tim, phổi, gan, bao tử, thận”, và cúi ngửa là “mở, đóng” khớp xương cổ, lưng” cho khí huyết lưu thông chống thoái hóa đĩa đệm.

Khi đang tập khoảng 15 phút có những người ngoại quốc mới tập lần đầu (không hát tiếng Việt mà hát A-Mi-Ta-Bha), họ ngưng lại không tập nữa vì họ thắc mắc hỏi khi tập như thế này thì tôi thở vàolúc nào, thở ra lúc nào, không thở tôi bị ngộp hơi, vì từ nãy tôi vừa tập vừa nín hơi, còn mấy người ngoại quốc khác thì hỏi, lúc nào thì hít vào, lúc nào thì thở ra.
Tôi hỏi lại : Thế các bạn tập từ nãy đến giờ được 15 phút sao các bạn không hít thở mà vẫn khỏe, vì hát là đã thở tự nhiên rồi đâu cần hít vào thở ra. Họ À ! lên một tiếng và trả lời hiểu rồi, cũng như lúc ta đọc bài tập đọc hay đọc báo cho mọi người nghe là đã có hơi thở tự động chứ đâu cần phải hít vào thở ra.

Như vậy những người tập thở sai mà họ không kiểm chứng bằng máy đo áp huyết để biết tập đúng hay sai lại đổ thừa tại tập khí công bài này hay bài kia mà bị tàn phế, tẩu hỏa nhập ma....các bài tập này cũng giống như bài hát, bài tập đọc hay bài hát niệm Phật niệm Chúa nó đâu có tội gì mà thù ghét nó để phải chịu mang bệnh suốt đời mà không chịu tập để tăng cường sức khỏe, hay tập để tự chữa bệnh.

Nhớ rằng khí công là hơi thờ mượn 1 câu 4 chữ, 5 chữ, hay chữ... để tập nói hay hát cho có thời lượng đều, chứ không phải lúc ngắn lúc dài gọi là không đều sẽ bị tăng áp huyết, và tập hát thành thói quen thật nhẹ, đều, lâu suốt ngày mà không mệt, hơi thở bình thường có nghĩa là dù trước khi tập, trong khi tập và sau khi tập, nhịp tim bình thường không thay đổi nằm trong tiêu chuẩn 70-80 nhịp/1 phút..

Tóm lại nhờ máy đo áp huyết chúng ta thấy nhịp tim tăng cao mà không đều là tập sai là tại mình chứ không phải tại bài hát, bài báo, bài tập đọc hay tại niệm Phật hay Chúa.
----------
Dưới đây là một bệnh nhân tập sai :
Dạ  thưa thầy hiện tại huyết áp con lúc nào cũng 180 190 200 trở  lên có hiện tượng đau thắt ngực ,lâu lâu nhói 1 phát lúc nào con cũng thấy mệt,  khát nước ( lúc nào cũng hơi mệt), mà uống thuốc tây không hạ . Xin thầy có cách nào giúp con hạ bớt áp huyết hơi khỏe khỏe mới tập được .Chứ con mới tập chưa tới 3 phút mà gây mệt thở hổn hển.
Xin thầy hướng dẫn 
Cảm ơn thầy dành thời gian cho con.
Khanh Khanh <alexsanderkhanh@yahoo.com.vn>
Trả lời :
Mệt là thiếu đường, còn đi cầu thang làm áp huyết xuống thấp cả 2 số như vị linh mục này áp huyết 220/142mmHg nhịp tim 90 tập bó chân đi cầu thang 4 lần /ngày trong 1 tháng còn 130-140/80mmHg nhịp tim 70-80, muốn áp huyết xuống thì tập theo DVD hướng dẫn, không muốn thì không cần tập, không ai ép buộc mình cả....
Bài tập bó bắp chân đi cầu thang 1 bậc chậm, vừa đi vừa hát theo bước chân :
http://youtu.be/lhTAx9tTMSo
http://youtu.be/T-SFhRPDBfA
----------
Dạ thưa thầy con bó chân tập đi cầu thang không hát, ngậm kẹo thì được 45 phút xuất mồ hôi nhưng không hạ huyết áp, còn vừa đi vừa hát thì đi 2 phút mệt hát không ra hơi . Xin thầy hướng dẫn
Cảm ơn thầy

Trả lời :
Chứng tỏ cơ thể thiếu hụt đường rất nhiều, như mình cần phải lái xe đến mục tiêu xa lâu 30 phút, nhưng xe mình thiếu xăng mới chạy 10 phút hết xăng không thể chạy được 30 phút thì phải đổ xăng tiếp để chạy tiếp, không đổ xăng thêm làm sao mà chạy, cơ thể mình thiếu đường cũng giống như thế, thiếu đường thì không có năng lượng để tập, do đó muốn chống mệt khi tập phải ngậm 2-3 cục kẹo. cơ thể hấp thu đường chậm khi ngậm kẹo để không bị mệt do thiếu đường.

Khi ngậm kẹo mà không hát thì đi được 45 phút mà không mệt là nguyên nhân không phs3i do thiếu đường, nhưng không hát làm áp huyết tăng vì không cho miệng thoát áp lực khí trong người ra thì áp huyết không xuống mà tăng lên là đúng như đã giải thích ở trên.
Vì thế cứ phải ngậm kẹo giống như xăng dự trữ chống mệt cho đến khi đi đủ 30 phút không mệt mới thành công.

Còn vừa đi vừa hát được 2 phút mệt hát không ra hơi lỗi sai do hơi thở, vì tại sao không hát tập lâu được 45 phút, còn hát chỉ tập được 2 phút : nguyên nhân đã giải thích bên trên, là do bứóc đi không trùng với tiếng hát như Karaoke, mà tự mình có thêm thì hít hơi vào đầy phổi trước khi tập bước chân lên mới hát chữ A Lê Lui A khi buớc xuống, rồi lại tham hít hơi vào đầy phổi cứ nghĩ rằng phải hít vào mới có hơi để hát A Lê Lui A khi tập đi, nguyên nhân tại sao tập sai như đã giải thích bên trên .

Muốn tập dđúng mà không bị mệt, phải thả lỏng người, miệng mình như dụng cụ nhạc, còn chân khi bước lên bước xuống đè lên nốt nhạc thì miệng mình mới phát ra nốt nhạc A hay Lê, hay Lui hay A, cứ tưởng tượng đánh nhạc bằng chân, lên chân này thì miệng nói A, lên chân kia miệng nói Lê, bước chân này xuống miệng nói Lui, buờc chân kia xuống miệng nói A, cứ thế mà đi chậm vừa đi vừa nói theo từng tiếng A Lê Lui A  làm sao bị mệt thở hổn hển được.

Trong video trên, hãy xem kỹ cách tôi đang tập cho cha, tôi và cha đang vừa đi vừa tập nói A Lê Lui A chứ không cần chú ý vào hít thở gì cả.
----------
Con đang ngồi xem  DVD của thầy vừa hát .
Cảm ơn thầy
Khanh Khanh
Thân
doducngoc