Thứ Ba, 10 tháng 2, 2015

Trật lệch khớp cột sống đã 10 năm

Thầy kính,
Xin thầy xem 1 đoạn ngắn video này
Người phụ nữ này do khuân vác nặng sai tư thế làm xương sống bị trật khớp gần 10 năm, hiện tại đi nghiêng về bên trái, rất đau lưng, không thể đi xa, tê hai bàn chân đến nỗi không mang dép được. Gần đây khi nghiêng người bên trái nhẹ nhàng cũng bi trật khớp háng.

Cách đây vài tháng con có làm theo cách của thầy nhưng không hết lệch/trật. Có lẽ con không biết cách làm cũng như không biết tìm chỗ lệch và cách chỉnh nên bệnh nhân không hết đi nghiêng.
Xin thầy xem cột sống người này như thế nào? (có mắc thêm bệnh gì về cột sống ngoài bị lệch/trật khớp....v.v) và con phải làm gì để giúp người này cải thiện tình trạng ngày càng khó đi đứng vì quá đau đớn
Cảm ơn thầy.
Con
lala La La Huynh <lala.huynh@yahoo.com>
đường dẫn đến clip:
http://youtu.be/Wa-Am6AsAGI

Trả lời :
1-Muốn biết lệch chỗ nào thì cứ dùng bút kim chân tiểu đường châm dọc theo đường giữa cột sống từ gáy đến xương khu, nó vẽ ra đường thẳng hay đường cong lệch ở chỗ nào biết ngay chỗ đó lệch.

2-Muốn biết lệch chỗ nào bị tổn thương thì thấy nơi đó có chảy ra máu bầm đen gọi là thực chứng. Nếu thử đường ở điểm này thì đường huyết cao hơn.

3-Muốn biết nơi nào đau thì sẽ thấy những lỗ kim châm không có ra máu do phần trên chỗ máu bầm nên máu ứ lại đó làm các đốt sống phía dưới không có máu chạy đến. Nếu nặn ra máu để thử đường thì máu khó ra, khi máu ra thì thử đường nơi này đường huyết sẽ thấp hơn.

Chứng tỏ từ chỗ cao hơn đến chỗ thấp hơn là do máu không thông đều nên đường trong máu không đều.'

Nếu thử bằng nhiệt kế đo từ trên cổ gáy xuống xương khu, sẽ thấy có đoạn nhiệt độ thấp 35-36 độ, có đoạn máy chỉ Low (thấp) không hiện ra độ, có đoạn chỉ cách vài phân tự nhiên lại cao 37 độ, có đoạn máy kêu ti ti là nhiệt độ vượi qúa 38 độ.

Nguyên nhân chính mà bệnh nhân còn bị đau cho tới bây giờ là :
1-Nếu đo áp huyết bệnh nhân thấp hơn tiêu chuẩn và đo đường huyết ở tay thấp dưới 7.0mmol/l, thì do nguyên nhân bệnh nhân thiếu máu, thiếu khí, thiếu đường để tuần hoàn nuôi cột sống, thì dù có chữa vuốt huyệt, nặn máu chỉ là chữa ngọn mà không chữa gốc.

2-Nếu đo áp huyết đủ tiêu chuẩn, thiếu đường dưới 6.0mmol/l thì khi nào đường thấp thì bị đau lại, là do nguyên nhân bệnh nhân kiêng đường không ăn đủ đường hay do uống thuốc tiểu đường làm đường-huyết thấp khiến nhịp tim bơm máu chậm đến cột sống nên khi đo độ có những điểm nhiệt độ thấp thì nơi có lạnh, thân kinh gân cơ co rút lâu ngày bị thoái hóa làm lệch cột sống.

3-Nếu bệnh nhân đủ áp huyết, đủ đường, mà nhiệt kế chỉ trên lưng khác nhau là tại người chữa không vuốt giữa cột sống theo Mạch Đốc và sát 2 bên xương cột sống gọi là Hoa Đà Giáp Tích để cho khí huyết lưu thông đều thì nhiệt độ chỉ mới đều trên cột sống.

Khi vuốt phải để ý áp huyết cao hơn tiêu chuẩn thì vuốt từ trên xuống dưới, khi vuốt thì mình và bệnh nhân cùng thổi ra 1 hơi dài là vuốt xong 1 lần, vuốt 18 lần hay 36 lần, nếu áp huyết thấp thì vuốt từ dưới lên trên, và dặn bệnh nhân để ý khi vuốt qua điểm nào đau thì cho biết, đáng dấu vào, và khi vuốt xong, chân nặn vào điểm đo, rồi dùng ống hút giác hơi hút ra máu, có 3 giai đoạn, chờ ra máu đen xong chờ cho ra khí sủi bọt rồi ra máu đỏ mới xong, rồi vuốt lại hỏi bệnh nhân khi vuốt qua điểm đó còn đau không. áp dụng cách này trên những điểm đau khác nữa cho đến khi bệnh nhân nói không đau hay bớt đau nhiều thì không cần vuốt hay giác nữa.

4-Cho bệnh nhân nằm úp xấp. ấn đè lưng theo bài này, mỗi lần ấn đè cả người chữa và bệnh nhân thổi hơi ra bằng miệng, công dụng giảm đau và thư giãn thần kinh gân cơ mềm không chống lại khi đè, khi ấn đè và tổi hơi ra mỗi bên chân 9 lần hay 18 lần rồi hỏi bệnh nhân khi ấn đè còn đau không.

5-Cho bệnh nhân tự tập bài thông khí toàn thân, thông cột sống bằng bài Nằm Kéo Ép Gối Thổi Hơi Ra Làm Mềm Bụng 200 lần chậm, trong khi kéo bệnh nhân để ý nơi nào cái đau còn sót lại, chỉ đúng vào 1 điểm, thì châm, dùng ồng giác hút ra máu.

6-Cho bài bệnh nhân tự tập :
Bài : Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngục 50 lần xem có điểm đau không
Bài Cúi Ngửa 4 Nhịp 10 lần, khi cúi xuống mình vỗ giùm vào cột sống lưng nơi đau cho máu lưu thông.
Bài Vặn Mình 4 Nhịp 10 lần.
Phần bệnh nhân tự tập ở nhà là 3 bài này và bài Kéo Ép Gối Thổi Hơi Ra Làm Mềm Bụng. tập mỗi ngày 2-3 lần,

Các thầy thuốc chữa bệnh cho bệnh nhân có thực hiện đủ 6 phần này hay không, nếu còn thiếu sót nên bệnh không khỏi.

Phần thuốc uống :
Nếu ở VN thì bệnh nhân mua Bột Điền Thất ở tiệm thuốc bắc, có công dụng làm thông máu, tan máu ứ tắc, giảm đau, uống pha với nước nóng như trà sau mỗi bữa cơm và trước khi đi ngủ

Nếu ở ngoại quốc, ra tiệm thuốc tây mua 1 lọ thuốc Magnesiun 400-500mg, uống vào buổi tối, làm thông máu, chống co thắt thần kinh như chuột rút, rối loạn nhịp tim bơm máu không đều, mất ngủ.

Thân
doducngoc

Kỹ thuật chích lể hút ra máu lẫn bọt khai thông tắc nghẽn máu gây đau.
1- http://youtu.be/aaHbgF01TKM
2-http://youtu.be/VEYis1e2xXg
3-http://youtu.be/w82d_1-96z4
Kéo Ép Gối Làm Mềm Bụng chậm 100 lần
http://youtu.be/NP-18CNjYC8
Đứng hát kéo gối lên ngực :
http://www.youtube.com/watch?v=KO1PWscjaxU
Cúi ngửa 4 nhịp (10 lần) :
http://www.youtube.com/watch?v=m9sQMmuOH7A
Vặn mình 4 nhịp :
http://www.youtube.com/watch?v=TvBODtnzZkI
---------------
Đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo :
95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60-120 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)
100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 60-70 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)