Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

Cách sử dụng máy đo áp huyết khác nhau giữa tây y và đông y khí công Y Học Bổ Sung

Mọi người đều cho rằng máy đo áp huyết là máy đo tim mạch, và áp huyết cao thì phải uống thuốc, đó là chữa ngọn theo tây y.

Còn theo Khí Công Y Đạo, máy đo áp huyết là máy khám chức năng tiêu hóa, hấp thụ và chuyển hóa thức ăn thành khí lực và máu xem đúng hay sai, tốt hay xấu. Nếu đúng và tốt thì áp huyết luôn lọt vào tiêu chuẩn, còn sai và xấu thì áp huyết cao hơn hay thấp hơn tiêu chuẩn tuổi. Nên đông y khi bắt mạch ở cổ tay để khám bệnh ở 3 phần của cơ thể là phần Khí chạy nổi hay chìm dưới da : Đó là Khí Phần.

Ấn tay sâu sát xương để khám xem mách máu có chạy sát xương không, nếu có thì cơ thể mới đủ máu nuôi các tế bào, nên gọi nó là Huyết Phần.

Ấn ngón tay trung bình, không nổi ngoài da, không chìm sâu tới xương để khám chức năng tiêu hóa về ăn uống, dinh dưỡng, gọi là Doanh Phần.

Doanh Phần quan trọng nhất, nếu ăn uống mà thức ăn đủ bổ, không thiếu chất dinh dưỡng, và chức

năng hấp thụ và chuyển hoa tốt, thức ăn sẽ được biến thành máu nuôi Huyết Phần, và biến thành khí lực nuôi Khí Phần.

Như vậy máy đo áp huyết chinh là máy đo Khí Phần cho ra kết qủa tâm thu, đo Huyết Phần cho ra kết qủa tâm trương.

Nếu Khí Phần và Huyết Phần đúng và đủ thì nhịp tim chạy thong thả, không làm cho cơ thể nóng qúa nhịp tim sẽ nhanh hơn 80 nhịp, cũng không làm cho cơ thể lạnh qúa, nhịp tim sẽ chạy chậm lại dưới 70 nhịp, do đó nhịp tim nằm trong tiêu chuẩn 70-80

Nhưng muốn biết chức năng hấp thụ và chuyển hóa thức ăn đúng đủ hay sai, xấu, KCYĐ còn sử dụng máy đo áp huyết 2 tay và thử đường trước khi ăn và sau khi ăn được 30 phút, so sánh kết qủa chúng ta sẽ biết bệnh nhân ăn những thức ăn hay dùn thuốc chữa bệnh đúng hay sai, và chức năng hấp thụ và chuyển hóa tốt hay xấu. Những yếu tố vế thức ăn và hấp thụ chuyển hóa thức ăn theo mỗi bữa ăn nó mới làm thay đổi áp huyết sau khi ăn, do đó đo áp huyết sau khi ăn hay dùng thuốc mới quan trọng, có thể làm chết người khi áp huyết tăng cao. Đó là lý do tại sao vẫn đo áp huyết vào buổi sáng, tối và dùng thuốc chữa áp huyết đều đặn mỗi ngày theo thói quen như tây y dặn, mà nhiều bệnh nhân vẫn bị chết vì bệnh áp huyết tăng cao đột ngột .

Thân

doducngoc

Đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo :

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60-120 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)

100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 60-70 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)