Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2015

Bệnh Parkinson

Hai bệnh Parkinson do thiếu đường

Hôm nay, thứ sáu, có 2 bệnh nhân bị bệnh Parkinson,

1-Nam bệnh nhân bị bệnh Parkinson ở hai tay và đầu, thực chứng : áp huyết cao, đường thấp, càng uống thuốc trị Parkinson càng bị co giật toàn thân.

https://youtu.be/x-iDgR6PLzQ

Tôi đo áp huyết và đường :

TT 154/95mmHg 70 TP 146/94mmHg 71, đường 3.2mmol/l

Tôi bảo càng thiếu nhiều đuờng càng bị co giật, dù có dùng thuốc trị bệnh Parkinson cũng chỉ làm ức chế thần kinh khiến trở thành tê liệt thêm. Tôi cho uống đường 3 lần mỗi lần 1 ly nước nóng pha 3 thìa đường cát vàng, đo lại đường tăng lên 9.2mmol/l, thì tay chân bớt run, những người thiếu đường trí nhớ sẽ kém.

Tôi dùng bút kim thử tiểu đường châm huyệt Đại Chùy, hai huyệt Phong Trì, huyệt Phong Phủ, và Kiên Ngung, Khúc Trì, Liệt Khuyết bên tay trái, dùng ống giác hút máu, thông những nơi khí huyết bị tắc, để cổ gáy có thể ngửa ra sau và vận động tay trái được dễ dàng.

Sau đó bệnh nhân được hướng dẫn tập khí công thông khí huyết cổ gáy tay vai và bàn tay bằng bài tập Vỗ Tay 4 Nhịp :

http://youtu.be/qh-8g5IkwC0

Khi nhìn bệnh nhân tập, thấy tay vai bên trái bị kẹt khớp vai nên bị giới hạn không vung tay quay tròn ra sau được, nên tôi trợ giúp bệnh nhân tập xoay tròn cánh tay và vai như cánh quạt chong chóng trong video này :

https://youtu.be/6qHqBg5k9fM

https://youtu.be/ZZsyX7Ci41k

Đo lại áp huyết và đường :

TT 138/83mmHg 68, TP 136/79mmHg 66, đường 5.7mmol/l, như vậy áp huyết đã xuống, nhịp tim thấp và đường thấp không thể tập tiếp, toàn thân xuất mồ hôi là mất đường, xuất tà khí, tôi cho uống tiếp 3 thìa đường cát vàng nữa để tiếp tục tập bài khí công buớc cầu thang 1 bậc bằng chiếc ghế gỗ thấp, cao khoảng 22cm để làm hạ áp hguyết, tiêu đường, luyện trí nhớ khi các động tác tập đồng bộ ăn khớp với nhau :

https://www.youtube.com/watch?v=4Lftfn3zBDc

Trước khi ra về, tôi cho uống đường lần nữa và đây là kết qủa sau một buổi hướng dẫn bệnh nhân tự chữa bệnh được thành công :

https://youtu.be/V5H2yz9PcdQ

Tôi cũng nhắc nhở bệnh nhân luôn luôn dùng ngón tay cái của bàn tay này bấm vào huyệt Hợp Cốc (hổ khẩu) của bàn tay kia, và ngược lại, thỉnh thoảng thay đổi bên tay, để vừa làm hạ áp huyết, hạ khí, ổn định thần kinh hưng phấn để bàn tay hết rung giật. Luôn kiểm soát đường lúc nào cũng giữ mức an toàn trên dưới 8.0mmol/l ( 140mg/dL), và để ý khi cơ thể bị mệt và sắp sửa bị run tay là đường-huyết tụ thấp phải uống thêm đường ngay.

2-Nữ bệnh nhân bị bệnh Parkinson ở chân, hư chứng, áp huyết thấp, thiếu đường, càng uống thuốc Parkinson 2 chân càng cứng không bước đi được, và làm liệt thần kinh vận nhãn, không khép mí mắt, chỉ nhìn thẳng không liếc qua lại hay nhìn lên nhìn xuống được, khiến mắt bị khô.

Chồng bệnh nhân khai bệnh, vợ ông bị bệnh mắt mờ, yếu sức từ 2 năm, tay chân run nhẹ, vẫn dùng thuốc chữa tiểu đường, khi đi khám tây y phát hiện bệnh mắt đứng tròng, thần kinh vận động mắt không hoạt động, mắt mở, chỉ nhìn thẳng không nhắm được mắt, và tây y cho dùng thuốc trị bệnh Parkinson chữa run tay chân.

Sau 2 năm, bệnh bà càng nặng hơn, yếu sức hơn, bà đứng được mà không tự đi được vì hai chân dính chặt xuống đất, không nhấc lên được, khi muốn đi thì người bị ngả phía trước mà chân cứ như có nam châm dính xuống đất khiến người bị té ngã, nên chồng bà phải nghỉ làm ở nhà nâng đỡ cho bà từ giường xuống xe lăn di chuyển từ phòng ngủ ra phòng ăn, phòng khách hay vào toilet.

Khi bà đi tái khám, bác sĩ cho biết, bà không phải bị bệnh Parkinson, mà là bệnh liệt cứng hai chân, hiện nay chưa có thuốc chữa, chỉ dùng tạm thuốc chữa Parkinson giúp đỡ được một phần nào thôi.

Tôi đo áp huyết và đo đường :

TT 109/77mmHg nhịp tim 82, TP 112/77mmHg nhịp tim 83, đường 5.1mmol/l.

Tôi cho uống 3 thìa đường cát vàng pha với 1 ly nước nóng và cho bà tập Kéo Ép Gối 50 lần, có mình phụ kéo gối, rồi thử lại đường, đo được 8.5mmol/l, sau để bà tự kéo gối tiếp thêm 100 lần, mục đích thông khí huyết toàn thân và cho tan đường vào máu đi nuôi dưỡng thần kinh, và làm cho cơ thể nóng ấm, mềm đầu gối và bàn chân.

Khi mới bắt đầu tập kép gối, cả 5 ngón chân úp xuống là âm nhiều hơn dương, đó là lý do chân bước đi không được, đối với người bị tê liệt chân khi đi bàn chân lết xuống đất, tôi để ý trong lúc bệnh nhân vừa kéo ép gối vừa thổi hơi ra, có hai hiện tượng xẩy ra :

Bệnh nhân không thổi hơi ra, vì cơ vòng môi không chúm lại được, chứng tỏ môi bị liệt nhẹ, nói không rõ, nước miếng chảy ra ít, còn 5 ngón chân bên phải đều ngửa lên, riêng ngón chân cái thuộc cơ sở gan và chức năng tỳ ngửa cong lên nhiều hơn, là can âm thực, trái lại 5 ngón chân bên trái chỉ có 4 ngón tử từ ngửa lên, riêng ngón chân cái thuộc cơ sở bao tử và chức năng gan thì cúi xuống là chức năng can dương hư.

Bà tập xong 100 lần, đo lại đường xuống còn 6.1mmol/l, cho bà uống thêm 3 thìa đường nữa cho đường tăng lên 9 mmol/l, và tập tiếp 100 lần.

Sau để cho bà nằm úp, bôi dầu trơn trên cột sống lưng rồi vuốt dọc 2 bên và giữa cột sống từ dưới xương khu lên cổ gáy 36 lần làm tăng áp huyết.

Kế tiếp là bài tập dùng tay ấn đè lưng cột sống bệnh nhân theo nguyên tắc 6 bàn tay từ dưới lưng lên gáy cùng lúc gấp đầu gối bệnh nhân dang ra theo hình con ếch, ép gối đẩy gót chân bệnh nhân chạm vào mông rồi lại mở gối ra, mỗi khi ấn đè bàn tay trên lưng cùng lúc ấn gót chân vào mông thì bảo bệnh nhân thổi hơi ra.

Mỗi bên chân ấn đè 18 lần, sau đó bệnh nhân nằm ngửa, vuốt 6 đường kinh chân thông khí huyết xuống chân.

Bài tập kế tiếp cho bà tập đi cầu thang 1 bậc, là 1 cái ghế gỗ thấp cao 22cm, cho bà đứng dựa tường, đặt ghế trước mặt bà, cách tường 50cm, mình cầm hai bàn tay bà, bảo bà bước từng bàn chân lên ghế, thí dụ chân phải bước lên trước rồi bàn chân trái bước lên sau, rồi bàn chân phải lùi lại bước xuống, rồi chân bàn chân trái bước lùi xuống sau, tập vài lần cho bà bước lên bước xuống chậm chậm cho quen. Sau đó cho bà tập hát câu : A Di Đà Phật, yêu cầu bà hát lớn tiếng, vẫn cầm tay bà giúp bà bước lên bước xyuống theo từng chữ A Di Đà Phật của bài hát, cứ 4 câu lại đổi chân.

Tập xong bài bước lên ghế, gọi là đi cầu thang 1 bậc, rồi bỏ ghế ra, bà vẫn đứng tựa vào tường, bảo bà đứng môt chân còn chân kia giựt đầu gối lên cao tới ngực, càng cao càng tốt theo sức của bà, rồi lại đổi chân giựt mạnh đầu gối chân kia lên cao tới ngực, khi tập như vậy phát hiên người bà bị đổ ngiêng bên trái do chân trái yếu không giựt đầu gối chân trái lên cao được, đổi lại cách tập, cho bà đứng một chân co một chân lên lâu chừng 10 tiếng đếm, rồi đổi chân kia co lên lâu chừng 10 tiếng đếm (10 giây), rồi mỗi chân co lên lâu 8 tiếng đếm, rồi hạ dần xuống 6 tiếng đếm rồi 4 tiếng đếm, rồi 3 tiếng đếm, khiến cho bà tập phản xạ đổi chân nhanh mà không té, để bảo đảm khi cho bà tập đi trên mặt đắt bằng thì thần kinh điều khiển thăng bằng thân người có thể chịu đựng được thời gian lâu hơn để khi chân di chuyển mỗi bước lâu hơn mà cơ thể vẫn giữ được thăng bằng, thân không bị nghiêng đồ hay té ngã, để quyết định cho bà tập đi một mình với chiếc xe lăn.

Tôi nói : Lúc trước xe lăn chở bà đi chơi nhiều rồi, bây giờ bà phải trả ơn cho xe lăn, bà đẩy xe lăn đi chơi, và tôi dặn chồng bà, dắt bà đi bộ đẩy trên xe lăn trên lề đường, khi nào mệt thì cho bà ngồi nghỉ trên xe lăn, cho bà ngậm kẹo, nghỉ xong lại đứng lên đẩy xe lăn, cứ tập như thế cho đến khi đi một mình bình thường.

Bây giờ tôi hướng dẫn cho bà cách bước chân để đẩy xe lăn, rồi sau đó bà làm chủ được bước chân đi của mình thì bà phải đi bộ một mình mà không cần xe lăn.

Trên nguyên tắc của đạo Phật là Ý dẫn đầu các pháp (là những hành động cử chỉ, việc mình làm), do đó khi muốn khởi động bước đi thì phải ra lệnh hay để ý mình muốn bước chân nào trước, nếu không, cả hai chân muốn bước cùng một lúc thì sẽ bị ngã về phía trước, do đó phải tập như lính, miệng hay ý ra lệnh như : Chân trái, Nhấc ! (là đưa chân trái hổng mặt đất, lệnh tiếp theo : Bước ! Khi bước miệng ra lệnh bước dài nửa thước, để khi bước đi hai chân lúc nào cũng chân trước chân sau, không bao giờ bước ngắn để khoảng cách hai chân tử từ ngắn dần bằng nhau thì giống như hai chân của người máy hết điện sẽ không đi được nữa và sẽ bị té ngã. Đấy là đặc diểm của bệnh Parkinson ở chân. Nếu hai chân nằm trên cùng 1 đường thẳng thì không thể đi được, lại khởi động từ đầu : Ra lênh : Chân trái, Nhấc, rồi : Bước ! Mỗi bước đi ra lệnh bước dài ra, bước dài ra !

Còn muốn tập cho chân nhấc được cao (thăng dương) và bước đi được thăng bằng thì tập đi cầu thang lên lầu, xuống lầu, hai bàn tay nắm vào hai bên thanh cầu thang, bước mỗi chân lên một bậc, chứ không để hai chân bước lên cùng 1 bậc, mỗi bước đi đều hát A Di Đà Phật.

Sau khi tập đi cầu thang, tập đẩy xe, và cuối cùng các động tác đi bằng khẩu lệnh đã quen, Ý tưởng và Hành động cùng ăn khớp được ghi vào bộ nhớ, thì cho bệnh nhân tự hát A Di Đà Phật và tự đi một mình.

Trên đây là lý thuyết để áp dụng trong thực hành, và dưới đây là video quay kết qủa của một buổi hướng dẫn bệnh nhân tự chữa bệnh đã thành công, khiến chồng bà ngạc nhiên, và tôi dặn không nên cho bà uống thuốc trị bệnh Parkinson nữa, sẽ làm tê liệt giảm chức năng hưng phấn thần kinh, cuối cùng sẽ nằm liệt một chỗ. Trước khi ra về, tôi cho bà uống thêm 1 lần đường nữa, đường là âm, nhưng khi tập luyện khí công nó sẽ chuyển hóa thành dương cho con người thêm năng lượng để hoạt động trong ngày không bị mệt. Nhớ rằng, uống đường xong là phải tập, giống như muốn lái xe đi đâu trước hết phải xem bình xăng còn hay hết, hay thiếu, nếu thiếu cần phải đổ thêm xăng rồi mới chạy, chạy xong xăng trong xe sẽ hao dần, nên không sợ dư xăng cũng như cơ thể năng hoạt động thì không sợ dư đường..

Chúng ta hãy xem video kết qủa 1 buổi hướng dẫn bệnh nhân tự chữa bệnh thành công :

https://youtu.be/EiAMudb-QGI

https://youtu.be/hxBLZ5ZeLxI

https://youtu.be/6c4iwNBMxfE

Tôi đã có người thân quen là bác sĩ học từ Pháp, hành nghề ở VN rồi di tản, học lại để hành nghề ở Canada đã vài chục năm kinh nghiệm ở xứ người, nên càng có nhiều sở tri kiến chấp, khi ông bị Parkinson nhẹ, tay hơi run, chân đi hơi khó khăn thỉnh thoảng bị khựng lại do khoảng cách 2 bước chân gần nhau, tôi hướng dẫn ông bước chân dài ra, thì ông bước nhanh tự nhiên như người không có bệnh, tôi cho ông biết do thần kinh thiếu đường trong máu làm tắc mao mạch. Ông bị chạm tự ái về tiêu chuẩn đường-huyết. Ông nói : Tôi biết rồi, bệnh Parkinson là do thần kinh não bị tắc, uống thuốc là khỏi chứ không phải tại thiếu đường.

Hai năm sau, không thấy ông đi chùa, hỏi thăm biết ông phải nghỉ làm, đang ở nhà dưỡng lão có y tá và bác sĩ săn sóc thuốc men, không cho đi, và tình trạng bây giờ chỉ nằm một chỗ, không đi lại được, không tự ăn uống được, phải có người đút thức ăn. Ông than rằng : Sao cuộc đời chó má, khốn nạn thật, đang khỏe mạnh, tự nhiên thành bại liệt nằm một chỗ không tự săn sóc được một mình !. Ông mất niềm tin vào tôn giáo, ông đã ân hận không chịu tập khí công ỷ lại vào kết qủa của thuốc mới ra nông nỗi này, ông không muốn tiếp xúc với bạn bè và tinh thần sa sút không còn minh mẫn tỉnh táo như xưa nữa..

Đây là lời khuyên chân thành cho những bệnh nhân nào đang bị bệnh Parkinson, cần phải theo dõi kiểm chứng áp huyết và đường-huyết mỗi ngày để biết thức ăn uống và thuốc uống hàng ngày xem có cải thiện được sức khỏe hay có hại cho sức khỏe, và cần nhất phải theo phương pháp tự nhiên là tập thể dục khí công cho chân tay vận động giúp khí huyết luôn luôn lưu thông trong tình trạng tốt, đừng để bị thiếu đường gây tắc mao mạch và hệ thần kinh làm bế tắc trở ngại tuần hoàn khí huyết. Nói ra ai cũng cho rằng lý thuyết này đứa trẻ 8 tuổi cũng đã biết, nhưng ông già 80 tuỗi vẫn làm suốt đời mà chưa xong.

Nếu gọi là xong, có nghĩa là đã bệnh và chết không còn làm được nữa. Buông tay, Thế là xong !

Thân

doducngoc