Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

Trong cơ thể nóng kiêng chất mát làm sao hết nóng?

Dạ, con kính chào Thầy ạ,

Lời đầu tiên cho con gởi tới Thầy và toàn thể gia đình Thầy lời chúc sức khỏe và an vui trong cuộc sống. Mong cho Thầy khỏe mãi, để nhiều người trong thế giới này được cứu chữa khỏi bệnh.

Xin Thầy cho con có đôi điều thắc mắc:

.Nếu như người bị huyết áp thấp, bị mụn ngứa nổi khắp người, hay còn gọi là bị "nóng" trong người. Trong KCYĐ, H.áp thấp lại kiêng chua, các chất hàn, lạnh hay còn gọi là chất "mát", thì cơ thể đã "nóng" lại thêm "nóng", làm sao hết "nóng" được Thầy ạ ?

.Hiện tại con chưa có máy đo huyết áp và máy đo đường, nhưng cơ thể con bị bệnh từ lâu lắm rồi (từ khi biết đến Thầy, con mới biết mình đang có bệnh, uống thuốc Tây rất nhiều mà chỉ đỡ chớ không bớt), hằng ngày nó cứ hành hạ con đủ thứ, nay con đánh liều viết mail hỏi ý kiến Thầy trước, nếu Thầy đồng ý, con sẽ khai bệnh để Thầy được rõ ạ.

Con xin cảm ơn Thầy rất nhiều.

Trả lời :

Thí dụ âm là nước là máu đo áp huyết là số tâm trương,, dương là khí là lửa, đo áp huyết là số tâm thu.

Theo luật âm-dương về nóng lạnh có 2 quy luật :

a-Dương nhiều hơn âm thì nóng bên ngoài da, âm nhiều hơn dương thì lạnh ngoài da,

b-Dương ít hơn âm thì lạnh bên trong, âm ít hơn dương thì nóng bên trong gọi là âm hư nội nhiệt

1-Nước lửa bằng nhau, gọi là quân bình âm dương thì người không bị nóng lạnh =50% dương =50% âm

2-Áp huyết có 3 số : Số thứ nhất tâm thu là khí, số thứ hai tâm trương là máu, số thứ ba là nhịp tim, có 3 trường hợp cảm thấy nóng :

a-Tập thể dục thể thao làm tăng khí xuất mồ hôi, thì dương nhiều hơn âm, âm là máu trong cơ thề không thay đổi, lúc đó đo áp huyết sẽ có khí lực cao so với tiêu chuẩn tuổi như :

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

Khi tập vận động, thì khí lực tăng thí dụ như thành  140/70-80mmHg thì nhịp tim cũng tăng như 90, nhịp tim tăng là nhiệt, đo nhiệt kế trên da cao 38 độ C, có nghĩa là khí cao hơn máu.(dương nhiều hơn âm).

b-Ngược lại, nếu áp huyết như trên

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

thì 120-130mmHg là dương = âm 70-80mmHg, công thức là 50% dương = 50% âm.

Nếu máu thiếu, áp huyết đo đưọc, số thứ nhất giữ nguyên 120-130, số thứ hai giảm còn 50-60 thì dương nhiều hơn âm thì người nóng bên trong. Dùng nhiệt kế đo ngoài da là lạnh, vì âm không đủ tuần hoàn ra ngoài da.

Bệnh nhân hay lầm cứ tưởng người nóng nhiệt. Thí dụ trên có hai loại nóng trong cơ thể và nóng ngoài da.

Có người học đông y thắc mắc tại sao dương là khí mà gọi là nóng, âm là máu tại sao là lạnh. Nhưng có một thí dụ thực tế, người chết trong người vẫn còn máu là âm, nhưng khí là dương thì không còn, nên máu không chạy, Như vậy xác chết chỉ còn âm thì lạnh.

Như vậy nóng trong người là thiếu âm, thiếu máu, ăn chua ăn mát , ăn đậu xanh không phải là bổ máu, bổ âm.

Do đó muốn biết rõ nóng trong nóng ngoài, cần phải đo áp huyết, và dùng nhiệt kế đo ngoài da bên ngoài sẽ thấp không nóng, và đo trên lưỡi sẽ cao là nóng bên trong,  hiện ra nguyên nhân bệnh do âm dương rõ ràng.

Thân

doducngoc